7. Cấu trúc đề tài
2.4. PHÂN VÙNG TỰ NHIÊN LÃNH THỔ NGHIÊN CỨU
2.4.1. Xác định đơn vị địa lý phân chia.
Theo các nhà khoa học cảnh quan, lớp vỏ cảnh quan Trái đất hiện hữu rất nhiều đơn vị ĐLTN lớn nhỏ được hình thành do sự phân hóa vật chất năng lượng. Phân vùng ĐLTN là phát hiện khoanh vi, mô tả đặc trưng các đơn vị ĐLTN và được thể hiện bằng bản đồ. Đối với việc đánh giá tổng hợp ĐKTN cho hoạt động sản xuất nông nghiệp, theo các nhà khoa học là đánh giá các đơn vị ĐLTN để quy hoạch sản xuất nông – lâm nghiệp hợp lí. Tuy nhiên, tùy vào mục đích cụ thể cho việc quy hoạch sản xuất nông – lâm nghiệp mà cấp đơn vị ĐLTN được lựa chọn khác nhau. Cấp vùng cảnh quan hoặc cảnh địa lý thường dùng cho việc xác lập cơ cấu sản xuất. Cấp loại STCQ sử dụng cho việc đánh giá để quy hoạch đối tượng sản
xuất nông – lâm nghiệp. Cấp tiểu vùng STCQ thường được sử dụng đánh giá cho loại hình sản xuất hoặc mô hình sản xuất nông - lâm nghiệp.
Việc lựa chọn đơn vị đánh giá cho hoạt động sản xuất nông – lâm nghiệp kế thừa các công trình đi trước, chúng tôi lựa chọn đơn vị sử dụng cho việc xác lập mô hình sản xuất nông – lâm nghiệp tại địa bàn là tiểu vùng STCQ.
2.4.2 Phân chia các tiểu vùng STCQ khu vực nghiên cứu
Việc phân chia các tiểu vùng STCQ khu vực nghiên cứu chúng tôi dựa trên cơ sở các nguyên tắc: nguyên tắc khách quan, nguyên tắc phát sinh, nguyên tắc tổng hợp, nguyên tắc đồng nhất tương đối, nguyên tắc cùng chung một lãnh thổ. Do yêu cầu của nguyên tắc cùng chung một lãnh thổ nên quá trình phân vị yêu cầu bắt buộc các đơn vị tiểu vùng phân chia phải có ranh giới khép kín và không lặp lại trong không gian. Vì vậy những cá thể nhỏ lẻ tồn tại trong một địa tổng thể được nhóm gộp vào địa tổng thể đó.
2.4.2.1 Cách phân chia và phương pháp phân chia các tiểu vùng STCQ
a. Cách chia:
Từ thuộc tính đồng nhất tương đối của các địa tổng thể tự nhiên nên việc phân vùng tự nhiên chỉ thực thi bằng hai cách:
- Cách chia từ trên xuống: Từ một đơn vị cấp lớn dựa vào sự sai biệt chi tiết để chia ra các đơn vị cấp nhỏ.
- Cách chia từ dưới lên: Dựa vào các dấu hiệu tương đồng của các đơn vị cấp nhỏ để nhóm gộp thành đơn vị cấp lớn.
Dựa vào thực tế phân hóa tự nhiên và quy mô diện tích lãnh thổ của địa bàn nghiên cứu chúng tôi chọn cách chia từ trên xuống. Từ vùng ĐLTN, xem xét phát hiện sự sai biệt về các cấu trúc thành phần (sai biệt kết hợp) để phân chia các tiểu vùng STCQ.
b. Phương pháp phân vùng:
Từ điều kiện thực thi kết hợp với điều kiện địa lý tự nhiên khu vực chúng tôi chọn phương pháp phân tích yếu tố trội để phân chia các tiểu vùng sinh thái cảnh quan khu vực nghiên cứu. Từ có cơ sở lý luận phân vùng cho thấy, đơn vị cấp vùng
phân hóa thành tiểu vùng là do tác động của quy luật phi địa đới mà cụ thể là quy luật địa mạo – kiến tạo. Thực tế nghiên cứu cho thấy sự phân hóa về kiến tạo mà chủ yếu là biên độ nâng đã để lại ở khu vực nghiên cứu những bậc cao địa hình khác nhau. Độ cao địa hình là yếu tố cơ bản quyết định sự sai biệt khí hậu (phân hóa nhiệt - ẩm). Độ cao địa hình kết hợp với đá (hệ quả của địa chất-kiến tạo) là hai nhân tố quyết định đến thành tạo các loại đất. Từ kết quả nghiên cứu chúng tôi chọn yếu tố trội để phân chia các tiểu vùng là địa chất – địa hình trong đó dấu hiệu được coi trọng nhất là độ cao địa hình (yếu tố phản ánh điều kiện địa chất nhưng đồng thời quyết định sự sai biệt khí hậu và đất).
2.4.2.2 Kết quả phân chia và đặc điểm các tiểu vùng
Trên cơ sở nguyên tắc và phương pháp phân vùng như trên chúng tôi chia địa bàn nghiên cứu thành 4 tiểu vùng ĐLTN. Các tiểu vùng ĐLTN được đặt tên dựa trên vị trí địa lý tương đối trong nội bộ khu vực nghiên cứu và đồng thời phản ánh đặc trưng hình thái của tiểu vùng (yếu tố trội tạo nên tiểu vùng). Các tiểu vùng sinh thái của khu vực nghiên cứu cụ thể:
a. Tiểu vùng núi thấp và trung bình phía Bắc Tây Bắc - Đặc điểm tự nhiên:
Tiểu vùng núi thấp và trung bình nằm ở phía Bắc Tây Bắc của huyện Hương Sơn, chiếm một phần diện tích nhỏ của lãnh thổ nghiên cứu. Tiểu vùng này tương ứng với độ cao từ 500 - 1200m có mật độ chia cắt lớn, khí hậu lạnh ẩm, nhiệt độ trung bình năm dao động trong khoảng 18-20°C, mùa lạnh kéo dài trên dưới 3 tháng.Vào mùa đông, nhiệt độ thấp nhất TB có thể xuống tới < 10°C. Ngược lại với nền nhiệt, tiểu vùng này có độ cao lớn nằm ở sườn đón gió nên mưa ẩm so với các tiểu vùng khác lại lớn hơn rất nhiều. Lượng mưa TB năm của tiểu vùng > 2500 mm và hàng năm chỉ dưới 1 tháng khô nhưng không liên tục nhất là những núi cao từ 800 – 1200 m tháng khô còn chưa đầy 1 tháng.
- Thủy văn: Đây là nơi nơi bắt nguồn của hệ thống sông suối của địa bàn nghiên cứu với hệ thống sông suối thường là phụ lưu cấp 3 của sông Ngàn Phố như: Suối Nước Sốt, Nước Lạnh, suối Vấn, suối Sinh, suối Năn, suối con Khỉ, suối Bò Tạt...
- Thổ nhưỡng: Theo kết quả điều tra nông hóa thổ nhưỡng cho thấy, tiểu vùng núi trung bình có hệ đất feralit bao gồm các loại sau: Đất mùn đỏ vàng trên đá biến chất (Hj) và đất mùn vàng đỏ trên đá granit (Ha), đất đỏ vàng phát triển trên đá phiến sét ((Fs), loại đất này chiếm tỷ trọng nhỏ). Xét về mặt sử dụng đất, đất của tiểu vùng núi trung bình 100% là đất lâm nghiệp. Trong đó chủ yếu là diện tích rừng tự nhiên giàu.
- Hệ thực vật: Rừng tự nhiên bao gồm: rừng kín thường xanh mưa nhiệt đới, với nhiều tầng tán. Trong đó tầng chủ yếu là tầng chỉ thị cho điều kiện khí hậu, đất đai và kiến lập thành loại hình quần hệ rừng. Trong tầng này, các loài cây đều có chiều cao gần bằng nhau và tán lá của cây gỗ lớn trong quần thể hợp thành tán rừng; những cây vượt khỏi tầng tán rừng hợp thành tầng vượt tán, còn những cây mọc dưới tán rừng gọi là tầng dưới tán, các loài thân leo, loài chịu bóng…Có các loài quý hiếm như Lim xanh, Vàng Tam, Lát Hoa, Cẩm Lai… Và rừng kín lá rộng thường xanh mưa á nhiệt đới chiếm 20% diện tích rừng của huyện Hương Sơn, cấu trúc của rừng đơn giản hơn vì chỉ có hai tầng cây, không có tầng vượt tán. Hai loài ưu thế là Pơ Mu và Hoàng Đàn Tầng cây dưới tán không liên tục và có chiều cao khác nhau. Tầng cây bụi thấp khá dày.
Ngoài ra còn có hệ sinh thái cây bụi, trảng cỏ: cây bụi, trảng cỏ là kết quả diễn thế sinh thái từ rừng kín thường xanh trước kia, do các hoạt động khai thác rừng quá mức và đốt rừng để sản xuất nông nghiệp.
- Hệ động vật: Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ của các dự án về lâm nghiệp thì hệ động vật ở đây phong phú với nhiều loài quý hiếm như: Hổ, Mang lớn, Sao la, Bò tót…
Tuy nhiên cho đến nay tài nguyên động thực vật rừng đã giảm đáng kể về số lượng lẫn chất lượng, nguyên nhân do khai thác trái phép. Đây là một phần của vườn quốc gia Vũ Quang là nơi có giá trị về khoa học bảo tồn đa dạng sinh học và ý nghĩa to lớn về phục vụ tham quan du lịch, phòng hộ.
-Tài nguyên khoáng sản: có suối Nước Sốt ở Sơn Kim, có giá trị du lịch sinh thái, vật lý trị liệu hấp dẫn du khách gần xa.
- Hướng sử dụng kinh tế tiểu vùng: Qua phân tích đặc điểm của tiểu vùng cho thấy, tiềm năng lớn nhất ở đây là tài nguyên rừng, tài nguyên du lịch. Tiểu vùng có rừng tự nhiên lớn nhất huyện Hương Sơn, đặc biệt là DT rừng nguyên sinh có 1 phần nằm trong phạm vi Vườn Quốc Gia Vũ Quang. Vậy nên hướng sử dụng là cho mục đích phòng hộ và bảo tồn và du lịch và phát triển lâm nghiệp, trồng rừng để hạn chế xói mòn đất.
b. Tiểu vùng đồi cao và trung bình trung tâm
- Đặc điểm tự nhiên: Tiểu vùng này kéo dài thành dải từ Bắc xuống Nam, tương ứng với độ cao từ 100 – 500 m, độ dốc trung bình 150, bao gồm các dãy đồi xen kẽ một vài ngọn núi như núi Giăng màn… Đây là tiểu vùng có khí hậu ấm, mưa nhiều mùa lạnh trung bình, không có mùa khô, mùa lạnh kéo dài từ 2-3 tháng,lượng mưa ở khu vực khoảng 2200 – 2500 mm/năm, không có tháng nào lượng mưa dưới 50 mm/tháng. Nhìn chung nền nhiệt ở đây cao hơn so với núi thấp kề bên.
- Tài nguyên nước ở đây tương đối phong phú với hệ thống sông suối, khe đập nhỏ. Trong đó sông Con là lớn nhất vài chục km cung cấp một lượng nước lớn cho sản xuất nông nghiệp của tiểu vùng này.
- Thổ nhưỡng: Theo kết quả thống kê cho thấy, tiểu vùng này có cả hai hệ đất feralit và hệ đất phù sa bao gồm các loại đất sau:
+Đất mùn đỏ vàng trên đá biến chất (Hj): Có diện tích 7.064,15 ha, chiếm 6,48% diện tích các loại đất. Đất có thành phần cơ giới nặng, phản ứng đất ít chua (pHKCL: 4,82 - 5,02). Hàm lượng hữu cơ tầng mặt rất giàu: 5,07%. Đạm tổng số giàu: 0,402%. Lân tổng số trung bình: 0,09%. Kali tổng số nghèo: 0,24%. Lân và kali dễ tiêu trung bình (tương ứng 5,02 mg/100g đất và 17,00 mg/100g đất). Tổng cation kiềm trao đổi thấp: 5,50 lđl/100g đất. Dung tích hấp thu trung bình (CEC: 12,24 lđl/100g đất).
+Đất bạc màu trên đá cát (Bq): Đất này bị xói mòn rửa trôi ở tầng mặt và trở nên bạc màu. Đất có thành phần cơ giới nhẹ, màu xám trắng, rời rạc mất kết cấu, chặt bí, gia tăng tỷ lệ cấp hạt sét ở các tầng tiếp theo. Đất có phản ứng chua (pHKCL: 3,83 - 4,45); hàm lượng hữu cơ tầng mặt trung bình: 1,44%. Đạm tổng số trung bình:
0,123%. Lân tổng số nghèo: 0,058%. Kali tổng số trung bình: 1,08%. Lân dễ tiêu nghèo 4,10 mg/100g đất. Kali dễ tiêu trung bình: 16,90 mg/100g đất. Tổng cation kiềm trao đổi thấp. Dung tích hấp thu (CEC: 7,98 lđl/100g đất).
+ Đất đỏ vàng phát triển trên đá phiến sét (Fs), đất này chiếm diện tích lớn nhất, có thành phần cơ giới trung bình, có phản ứng chua đến ít chua (pHKCL: 4,72 - 5,05). Cation kiềm trao đổi và dung tích hấp thu thấp (tương ứng 7,70 lđl/100g đất và < 9,00 lđl/100g đất), độ phì khá.
+ Đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ (D): chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong diện tích các loại đất, hình thành ở địa hình thung lũng. Đất có thành phần cơ giới trung bình, phản ứng chua (pHKCL: 3,68 - 4,17). Hàm lượng hữu cơ tầng mặt trung bình: 1,66%. Đạm, lân và kali tổng số trung bình (tương ứng: 0,123%, 0,077% và 1,18%). Lân dễ tiêu nghèo: 3,60 mg/100g đất. Kali dễ tiêu trung bình: 10,20 mg/100g đất. Tổng cation kiềm trao đổi thấp: 5,10 lđl/100g đất. Dung tích hấp thu trung bình (CEC: 11,41 lđl/100g đất).
+ Đất phù sa được bồi đắp hàng năm (Pb), chiếm diện tích không đáng kể trong cơ cấu đất của tiểu vùng, được hình thành chủ yếu do bồi đắp phù sa của các suối, sông Con. Thành phần cơ giới từ cát pha đến thịt nhẹ, tầng dày trung bình, độ phì tương đối khá. Loại đất này hiện đang được khai thác đưa vào trồng cây nông nghiệp hàng năm.
- Hệ thực vật: chủ yếu là rừng tự nhiên nhưng bị tác động mạnh, rừng trồng, trảng cỏ cây bụi thứ sinh.
- Hướng sử dụng: Với những thuận lợi về địa hình, đất, nước, khí hậu như trên đã tạo thuận lợi cho tiểu vùng này là phát triển kết hợp nông - lâm nghiệp. Đó là trồng rừng và trồng cây CNLN: chè, cây ăn quả: Cam, chanh, chăn nuôi hươu, bò...
c. Tiểu vùng đồi thấp chuyển tiếp
- Đặc điểm tự nhiên: Tiểu vùng đồi thấp chuyển tiếp nằm ở phía Đông Bắc kéo thành dải dài xuống phía Tây Nam. Tương ứng với địa hình đồi có độ cao ≤ 100 m, độ dốc trung bình < 80. Tiểu vùng này có khí hậu nóng, ẩm mưa nhiều, thời gian có nhiệt độ dưới hoặc 180C ngắn (trên dưới 1 tháng), không có mùa khô (1-2 tháng khô). Nhiệt độ TB năm khá cao > 23°C, lượng mưa TB năm 2.000 - 2.500 mm/năm. Ở thung lũng khuất gió lượng mưa xấp xỉ < 2000 mm/năm.
- Thủy văn: Có hệ thống hồ, đập, suối phong phú như : Hồ Khe Cò, hồ Nội Tranh, hồ Đồng Tròn, hồ Vực Rồng, đập Pháp, đập bụi Hóp,…
- Thổ nhưỡng: Theo kết quả điều tra nông hóa thổ nhưỡng cho thấy, tiểu vùng này có các loại đất sau:
+ Đất đỏ vàng phát triển trên đá phiến sét (Fs): Đây là loại đất chiếm diện tích lớn nhất trong cơ cấu loại đất của tiểu vùng, có thành phần cơ giới trung bình, có phản ứng chua đến ít chua (pHKCL: 4,72 - 5,05). Cation kiềm trao đổi và dung tích hấp thu thấp (tương ứng 7,70 lđl/100g đất và < 9,00 lđl/100g đất), độ phì khá
+ Đất đỏ vàng trên đá granit (Fa): Đất có thành phần cơ giới nhẹ và rất chua (pHKCL: 3,88 - 4,18), đa số đất có tầng dầy trung bình 50 - 70 cm.
+Đất vàng nhạt trên đá cát (Fq): Đất có thành phần cơ giới nhẹ, chua (pHKCL: 3,88 - 4,22). Hàm lượng hữu cơ tầng mặt trung bình: 1,55%. Đạm và lân tổng số trung bình (tương ứng 0,117% và 0,056%). Kali tổng số nghèo: 0,56%. Lân và kali dễ tiêu đều từ nghèo đến trung bình (tương ứng 6,80 mg/100g đất và 12,60 mg/100g đất). Tổng cation kiềm trao đổi thấp: 3,00 lđl/100g đất. Dung tích hấp thu thấp (CEC: 6,32 lđl/100g đất).
+Đất xám trên phù sa cổ, được hình thành trên nền phù sa cổ, do quá trình rửa trôi lâu ngày làm mất đi chất màu, đất trở nên nghèo dinh dưỡng. Đất có thành phần cơ giới thịt nhẹ, tầng dày trên 100 cm, thường có màu xám nhạt hoặc xám tro, cấu tượng rời rạc, độ phì nhiêu thấp và có phản ứng chua.
+Đất sói mòn trơ sỏi đá (E) chiếm một diện tích khá lớn của tiểu vùng này, được hình thành trên vùng đồi núi bị xói mòn rửa trôi mạnh nên chỉ còn lại mẫu chất hoặc đá mẹ, tầng dày mỏng < 50cm. Vì vậy khi ta sử dụng đất thì trước hết phải trồng rừng phủ xanh đất trống đồi trọc.
Ngoài ra còn có đất phù sa có tầng loang lỗ đỏ vàng, đất phù sa không được bồi (Pk) và đất bạc màu trên đá cát (Bq).
- Thảm thực vật: chủ yếu là thực vật nhân tác như: cây lương thực, cây CN, cây ăn quả và rừng trồng.
- Khoáng sản: có mỏ đá granit ở Sơn Thủy
- Hướng sử dụng: Qua phân tích, mô tả đặc điểm tự nhiên ở trên cho thấy, tiểu vùng này có điều kiện thuận lợi cho phát triển nông - lâm nghiệp với cơ cấu cây trồng vật nuôi đa dạng. Đó là phát triển cây CN ngắn ngày (lạc), cây lương thực (sắn, ngô), trồng rừng (keo, tràm, bạch đàn), chuyên canh cây ăn quả ( cam, chanh), cây công nghiệp dài ngày (cao su, chè), trồng rừng, chăn nuôi hươu, bò, trâu...
d. Tiểu vùng đồng bằng Đông Nam
- Đặc điểm tự nhiên: Nằm ở phía Nam Đông Nam của huyện Hương Sơn, tương ứng với dạng địa hình có độ cao < 20m. Khí hậu tiểu vùng này nóng, ẩm mưa nhiều. Nhiệt độ trung bình tháng < 18°,C chỉ còn 1 tháng, không có mùa khô (1 - 2 tháng khô). Nhiệt độ TB năm khá cao cao > 23°C, lượng mưa TB năm 2.000 - 2.500 mm/năm.
- Thổ nhưỡng: Chủ yếu là hệ đất phù sa bao gồm 2 loại sau:
+ Đất phù sa không được bồi (Pk): có thành phần cơ giới trung bình, phản ứng chua (pHKCL: 4,61 - 4,74). Hàm lượng hữu cơ ở tầng mặt trung bình: 1,32%, các tầng dưới nghèo. Đạm tổng số trung bình ở tầng mặt: 0,112%, các tầng dưới nghèo. Lân tổng số giàu: 0,158%. Kali tổng số trung bình: 1,01%. Lân và Kali dễ tiêu đều nghèo (tương ứng 4,7 mg/100g đất và 9,3 mg/100g đất). Tổng cation kiềm trao đổi thấp: 6,10