Tình hình phát triển kinh tế

Một phần của tài liệu nghiên cứu sự phân hóa lãnh thổ tự nhiên phục vụ xác lập mô hình kinh tế sinh thái ở huyện hương sơn, tỉnh hà tĩnh (Trang 58 - 61)

7. Cấu trúc đề tài

2.1.2.2 Tình hình phát triển kinh tế

a. Tình hình kinh tế chung của huyện Hương Sơn

Với những nguồn lực về tự nhiên và lao động và chính sách thì khu vực đang đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, chú trọng chuyển đổi cơ cấu phát triển kinh tế.

Trong những năm gần đây tiếp tục tăng trưởng khá, bình quân giai đoạn 2005 - 2010 đạt 9,06 % (cao hơn mức bình quân của toàn tỉnh 8,85 %). Trong đó: Ngành Nông lâm nghiệp tăng 5,55 %; Ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tăng 32,89 %; Ngành thương mại - dịch vụ - du lịch tăng 17,54 %

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện Hương Sơn được thể hiện như sau:

Cơ cấu giá trị sản xuất ngành nông lâm ngư nghiệp giảm từ 52,67% năm 2005 xuống còn 44,76 % năm 2010.

Cơ cấu giá trị sản xuất ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - xây dựng tăng từ 13,72 % năm 2005 lên 17,84 % năm 2010.

Cơ cấu giá trị sản xuất ngành dịch vụ - thương mại - du lịch tăng từ 33,62 % năm 2005 lên 37,40 % năm 2010.

b. Các ngành kinh tế: - Nông - lâm - ngư nghiệp:

Tổng giá trị sản xuất của khu vực kinh tế nông nghiệp năm 2005 đạt 316.680 triệu đồng, tăng gấp 1,28 lần so với năm 2000, tốc đổ tăng trưởng bình quân chung của cả giai đoạn đạt 5,55 %.

Tổng sản lượng lương thực có hạt năm 2005 đạt 36.600 tấn tăng gấp 1,34 lần so với năm 2001. Bình quân lương thực trên đầu người năm 2005 đạt 291 kg/người /năm tăng gấp 1,25 lần so với năm 2000

+Trồng trọt:

+Trồng trọt trong đó chủ yếu là lúa, lạc, sắn và cây hoa màu với trình độ thâm canh khá.

+Diện tích gieo trồng năm 2010 đạt 15.495 ha, giảm 1000 ha so với năm 2005. Lúa là cây trồng chính trong ngành trồng trồng trọt với diện tích gieo trồng năm 2010 đạt 5.570 ha (giảm 1.220 ha so với năm 2000). Năng suất lúa tăng từ 39,70 tạ/ha/năm 2005 lên 42,50 tạ/ha năm 2010 nên sản lượng lúa năm 2010 đạt 29.954 tấn, tăng gấp 1,4 lần so với năm 2005

+ Diện tích trồng ngô năm 2010 đạt 5.242 ha, tăng gấp 2,5 lần so với năm 2005. Năng suất ngô tăng từ 31,41 tạ/ha/năm 2005 lên 37,3 ta/ha/năm 2010. Sản lượng ngô năm 2010 đạt 11.546 tấn tăng 1,75 lần so với năm 2005.

+ Diện tích đất trồng cây đất bột có củ giảm mạnh từ 1.144 ha năm 2005 xuống 873ha năm 2010, trong đó diện tích trồng khoai các loại giảm (từ 884 ha năm 2005 xuống còn 423ha năm 2010); Diện tích đất trồng sắn tăng chậm từ 260 ha năm 2005 lên 461ha năm 2010.

+ Diện tích đất trồng cây công nghiệp hàng năm khác: Năm 2010 đạt 3243 ha tăng 812 ha so với năm 2005(2.431 ha). Sản lượng cây công nghiệp hàng năm 2010 đạt 5130 tấn so với 2005 tăng 1130 tấn.

+ Diện tích trồng cây hàng năm khác ( đậu, rau, các loại ) có su hướng tăng chẩm và ổn định trong cả giai đoạn. Diện tích gieo trồng cả năm 2010 đạt 5.588 ha, tăng gấp 1,4 lần so với năm 2009 và tăng gấp 1,8 lần so với năm 2005. Sản lượng rau,đậu các loại năm 2010 tăng nhanh, đạt 15.50 tấn, tăng gấp 1,47 lần so với năm 2009 và tăng gấp 1,78 lần so với năm 2005.

+ Diện tích trồng cây lâu năm (cây ăn quả và cây công nghiệp): Năm 2010 đạt 5.150.ha, tăng gấp 1,4 lần so với năm 2005. Sản lượng cây ăn quả năm 2010 đạt 25.000 tấn, tăng gấp 1,21 lần so với năm 2009 và tăng gấp 1,5 lần so với năm 2005. Sản lượng cây công nghiệp lâu năm (cây chè) năm 2010 đạt 2.440 tấn, tăng gấp 1,67 lần so với năm 2005.

+Chăn nuôi: Tỷ trọng chăn nuôi tăng dần trong cơ cấu ngành nông nghiệp.

Từ 22,67 % năm 2005 lên 33,3 % năm 2010.

+Lâm nghiệp

Diện tích, chất lượng, trữ lượng và đổ che phủ rừng ngày càng được nâng cao. Trong giai đoạn 2005 – 2010, trong toàn huyện đã trồng được 4.540 ha rừng tập trung vào khoảng 8.000.000 cây phân tán. Sản lượng gỗ tròn khai thác năm 2010 đạt 33.800m3, tăng gấp 1,72 lần so với năm 2005.

+Nuôi trồng thủy sản

Tổng diện tích nuôi trồng thủy sản của huyện năm 2010 (bao gồm cả diện tích nuôi trồng thủy sản kết hợp) đạt 512 ha, tăng 1,2 lần so với năm 2005. Tổng sản lượng đánh bắt và nuôi trồng thủy sản năm 2010 đạt 676 tấn tăng gấp 1,3 lần so với năm 2009 và tăng gấp 2,1 lần so với năm 2005.

+ Nhìn tổng thể nền sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp của Hương Sơn, mặc dù gặp không ít khó khăn và hạn chế nhưng đã có những tiến bộ nhất định trong việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hoá, bố trí cơ cấu mùa vụ phù hợp với điều kiện tự nhiên, bắt đầu hình thành các vùng sản xuất chuyên canh (cam, chè, cao su, lúa, lạc...) đem lại hiệu quả kinh tế cao trên một đơn vị diện tích.

- Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp:

Cơ cấu ngành công nghiệp chia thành 3 ngành chính là: Công nghiệp chế biến, công nghiệp sản xuất và phân phối điện nước, công nghiệp khai thác mỏ. Một số sản phẩm chủ yếu của ngành công nghiệp là: nước khoáng, nông sản chế biến, mây tre, đá xay,…

Ngành công nghiệp của huyện Hương Sơn trong những năm gần đây có phát triển mạnh song còn chưa tương xứng với tiềm năng. Nguồn tài nguyên để phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp mới chỉ được khai thác ở mức độ hạn chế nhất là các sản phẩm được sản xuất từ khai thác nông-lâm nghiệp.

- Dịch vụ :

+ Dịch vụ thương mại được giữ vững và phát triển rộng khắp trên toàn huyện Hương Sơn, hoạt động có hiệu quả, phục vụ kịp thời cho sản xuất, đời sống của nhân dân và đặc biệt tạo ra thị trường tiêu thụ sản phẩm nông - lâm - ngư nghiệp.

Năm 2010, tổng mức lưu chuyển và bán lẻ hàng hóa đạt 110 tỷ đồng, tăng 20,09 % so với năm 2009, tốc độ tăng trưởng đạt 6,86 %. Theo số liệu điều tra năm 2010, toàn huyện Hương Sơn có 1.650 hộ làm thương mại dịch vụ, tăng 46,05 % so với năm 2005. Hai trung tâm thương mại Phố Châu và Tây Sơn cùng với hệ thống các chợ nông thôn khép kín góp phần giải quyết việc làm cho hàng ngàn lao động, thu hút được đại đa số nhân dân tham gia buôn bán trao đổi hàng hoá.

+ Dịch vụ du lịch: Mặc dù xuất phát điểm thấp nhưng đến nay du lịch Hương Sơn đã phát triển thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của huyện.

Huyện Hương Sơn được ban tặng cho hệ thống cảnh quan thiên nhiên đẹp như: Suối Nước Sốt, các hệ thống sông, hồ, thác, núi, rừng nguyên sinh (một phần của khu bảo tồn quốc gia Vũ Quang … Mặt khác với lợi thế giáp biên giới với nước bạn Lào qua cửa khẩu quốc tế Cầu Treo, đồng thời có khu du lịch sinh thái suối nước nóng Sơn Kim (khu du lịch Nước Sốt) nổi tiếng với không khí trong lành vừa là nơi thăm quan nghỉ mát vừa là nơi chữa bệnh và sự thanh khiết của) trên địa bàn xã Sơn Kim, khu du lịch sinh thái Hải Thượng Lãn Ông,…là những điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch - thương mại - dịch vụ trở thành ngành kinh tế then chốt của huyện Hương Sơn.

Một phần của tài liệu nghiên cứu sự phân hóa lãnh thổ tự nhiên phục vụ xác lập mô hình kinh tế sinh thái ở huyện hương sơn, tỉnh hà tĩnh (Trang 58 - 61)