7. Cấu trúc đề tài
1.1.2.2. Cơ sở lý luận chung về mô hình kinh tế sinh thái
a. Khái niệm mô hình kinh tế sinh thái (KTST)
Theo Đặng Trụng Thuận, Trương Quang Hải (1999) “Hệ kinh tế sinh thái là một hệ thống chức năng nằm trong tác động tương hỗ giữa sinh vật và môi trường, chịu sự điều khiển của con người để đạt được mục đích phát triển bền lâu, là hệ thống vừa đảm bảo chức năng cung cấp (kinh tế), vừa đảm bảo chức năng bảo vệ (sinh thái) và bố trí hợp lý trên lãnh thổ”.
Như vậy, hệ thống KTST có thể được khái quát theo sơ đồ sau:
Hình 1.2. Mô hình mô phỏng hệ kinh tế sinh thái
Theo sơ đồ trên thì cấu trúc chức năng của mô hình KT-ST bao gồm:
- Đầu vào: Bao gồm các yếu tố tự nhiên, KT-XH&MT tạo nên nguồn lực vật chất và năng lượng cho mô hình.
Các yếu tố tự nhiên là các nhân tố của lớp vỏ địa lý đưa vào môi trường dưới dạng nhiệt ẩm, các vật chất vô cơ và hữu cơ, các thông tin di truyền. Các yếu tố KT- XH đưa vào mô hình là nguồn lực, phương thức sản xuất, chính sách xã hội… Cả hai yếu tố này có mối quan hệ tương hỗ với nhau, trong đó, điều kiện tự nhiên là nền tảng đồng thời bị chi phối bởi yếu tố KT-XH.
- Đầu ra: các sản phẩm về KT-XH&MT. Đây là nguồn vật chất cần thiết cho nhu cầu của con người và xã hội. Bên cạnh những sản phẩm, hệ thống còn thải ra môi trường một lượng lớn chất thải. Cùng với nó là các hoạt động khai thác sử dụng
Các yếu tố tự nhiên Các yếu tố KT-XH Các yếu tố môi trường
HỆ KINH TẾ
tài nguyên không hợp lý, gây suy thoái nghiêm trọng môi trường sống, mất cân bằng sinh thái và cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên cho tương lai. Do đó, tính bền vững là không thể thiếu không chỉ về kinh tế mà còn về môi trường, nhấn mạnh quan điểm phát triển bền vững trong mô hình kinh tế sinh thái là một tính năng ưu việt của hệ thống nhằm mục tiêu phát triển bền vững và bảo vệ môi trường.
b. Nguyên tắc nghiên cứu và chỉ tiêu đánh giá mô hình (KTST)
Kế thừa các công trình nghiên cứu về KTST, mô hình KTST là một hệ KTST cụ thể được thiết kế và xây dựng trong một tiểu vùng ĐLTN xác định:
Khi tiến hành phân tích mô hình kinh tế sinh thái cần đảm bảo hai nguyên tắc chính là: Cấu trúc - chức năng và kinh tế - sinh thái.
*Nguyên tắc cấu trúc - chức năng: Phản ánh mối quan hệ biện chứng và tác động qua lại của các yếu tố trong hệ thống. Nguyên tắc này hướng tới sự tập trung chức năng chủ yếu của hệ được nghiên cứu.
*Nguyên tắc kinh tế - sinh thái: Phản ánh hoạt động của hệ thống phải đảm bảo tính kinh tế, tính thích nghi sinh thái và tính giữ gìn môi trường, cụ thể như sau:
- Mô hình phải có tính khả thi, mang lại hiệu quả cao về KT-XH&MT.
- Quy mô của mô hình phải phù hợp với cơ chế quản lý mới trong nền kinh tế thị trường. Ở những tiểu vùng có mật độ dân số đông, đất canh tác hạn chế cần phát huy kinh tế hộ gia đình và liên kết giữa các hộ với nhau bởi hợp tác xã hoặc cụm hợp tác xã.
- Mục tiêu của mô hình cần đạt được là sự ổn định và nâng cao năng suất lao động, cải thiện môi trường, đảm bảo khả năng tự điều chỉnh, tự phát triển của toàn bộ hệ thống.
c. Nguyên lí nghiên cứu
Việc nghiên cứu, đề xuất các mô hình KTST cho các tiểu vùng ĐLTN, nghiên cứu sinh thái - môi trường và kinh tế trong hệ thống đó cần được thực hiện theo các nguyên lý sau:
- Kiểm kê, đánh giá hiện trạng môi trường, kinh tế tài nguyên và tiềm năng sinh học.
- Từ chiến lược sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường với các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong cơ cấu kinh tế, trên cơ sở đặc điểm tài nguyên sinh thái của vùng mà xây dựng cấu trúc mô hình KTST.
- Hoạt động của hệ thống theo chu trình năng lượng - sản xuất - tiêu thụ là chu trình liên ngành và trên cơ sở kỹ thuật sinh thái.
- Điều khiển hệ KTST là điều khiển chu trình năng lượng - sản xuất - tiêu thụ, các quy luật kinh tế, quy luật sinh học, do đó phải hoàn thiện các cơ chế kinh tế và cơ chế sinh học.
Vì vậy để đảm bảo sử dụng đúng mức, ổn định và tránh ảnh hưởng tiêu cực tới tài nguyên thiên nhiên, môi trường và xã hội, góp phần giải quyết những yêu cầu đặt ra của cộng đồng, cần tìm ra những hướng phát triển tối ưu nhất. Do đó, việc xây dựng mô hình kinh tế sinh thái hợp lý cho từng địa bàn là cần thiết. Một mô hình chỉ có thể tồn tại khi nó thực sự mang lại hiểu quả kinh tế - xã hội, có nghĩa là nó được người dân chấp nhận và đi vào thực tiễn. Đây là cơ sở của việc xây dựng mô hình KTST hợp lý, đảm bảo nguyên tắc phát triển bền vững.
d. Chỉ tiêu đánh giá mô hình KTST
Để đánh giá tính bền vững của một mô hình KTST cần xem xét tổng hợp theo các chỉ tiêu sau: chỉ tiêu về thích nghi sinh thái, chỉ tiêu về kinh tế, chỉ tiêu về bền vững môi trường và bền vững về xã hội.
- Chỉ tiêu thích nghi sinh thái: Tính thích nghi sinh thái thường được đánh giá thông qua mức độ phù hợp của cây trồng, vật nuôi, các hoạt động sản xuất phi nông nghiệp với các điều kiện tự nhiên của khu vực.
- Chỉ tiêu kinh tế: Chỉ tiêu này thường được đánh giá ở mức sống của người lao động thông qua thu nhập theo phương pháp phân tích chi phí lợi ích. Chỉ tiêu này ngoài việc góp phần nâng cao mức sống của người dân còn gián tiếp tác động tới nâng cao học vấn, ý thức, sở thích… của người dân.
- Chỉ tiêu bền vững môi trường: Mô hình hệ sinh thái không chỉ với mục đích đạt hiệu quả kinh tế cao mà còn phải đạt mục tiêu phát triển bền vững, bảo vệ môi trường. Tính bền vững của môi trường được đánh giá từ nhiều góc độ nhưng có thể được đánh giá ở các khía cạnh:
+ Khả năng chống lại các hiện tượng tự nhiên cực đoan: xói mòn, ngập lụt… + Nguy cơ suy thoái tự nhiên và ô nhiễm môi trường (đất, nước, không khí) …
+ Trong khía cạnh tích cực hơn còn thể hiện ở việc cải tạo môi trường, sức khỏe con người được đảm bảo…
- Chỉ tiêu bền vững xã hội: Chỉ tiêu này được đánh giá thông qua tập quán, truyền thống, phương thức canh tác, khả năng tiếp cận khoa học kỹ thuật, khả năng chấp nhận mô hình của người dân, thời gian tồn tại của mô hình, khả năng đầu tư sản xuất… Ngoài ra nó còn được đánh giá thông qua mức độ đáp ứng, thỏa mãn nhu cầu về mặt vật chất và tinh thần của con người ở mức độ nào; mức tăng trưởng kinh tế có đáp ứng được mức tăng dân số hay không…
Một mô hình kinh tế sinh thái bền vững khi đảm bảo được các chỉ tiêu trên, một trong các chỉ tiêu không đảm bảo thì môi trường trở nên kém bền vững.