Giải pháp liên kết “bốn nhà” (Nhà nông, nhà nước, nhà doanh nghiệp,

Một phần của tài liệu nghiên cứu sự phân hóa lãnh thổ tự nhiên phục vụ xác lập mô hình kinh tế sinh thái ở huyện hương sơn, tỉnh hà tĩnh (Trang 100 - 117)

7. Cấu trúc đề tài

3.3.6 Giải pháp liên kết “bốn nhà” (Nhà nông, nhà nước, nhà doanh nghiệp,

nhà khoa học)

Liên kết “bốn nhà” là một khái niệm được sử dụng khá rộng rãi trong thời gian qua, thể hiện sự liên kết của các tác nhân có liên quan trong một quá trình cụ thể. Trong phạm vi nghiên cứu này “bốn nhà” bao gồm: nhà nông, nhà nước, nhà doanh nghiệp và nhà khoa học.

- Đối với Nhà nước: tham gia liên kết với vai trò hỗ trợ, điều phối thông qua việc ban hành cơ chế quản lý; các chủ trương, chính sách khuyến khích, hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, quy hoạch vùng nguyên liệu, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, xúc tiến thương mại, hỗ trợ tín dụng, đồng thời là người kiểm tra, giám sát và bảo đảm tính pháp lý cho việc thực hiện hợp đồng giữa các bên...

- Đối với nhà khoa học: cần đầu tư nghiên cứu, tìm giải pháp thiết thực giúp nông dân tiếp cận và ứng dụng nhanh các tiến bộ khoa học kỹ thuật; chủ động nghiên cứu, dự báo tác động của biến đổi khí hậu để tư vấn, hướng dẫn nông dân có hướng sản xuất phù hợp, đạt hiệu quả cao.

- Đối với nhà kinh doanh: Giữ vai trò tổ chức khởi xướng việc sản xuất theo hợp đồng với nhà nông (cung cấp giống tốt, tổ chức khuyến nông, cung ứng phân bón vật tư). Doanh nghiệp cần có đề án, kế hoạch vừa ngắn hạn vừa dài hạn cho việc thu mua, bao tiêu sản phẩm của nông dân với giá thoả thuận, bảo đảm lợi ích của cả hai bên. Đầu tư và thực hiện có trách nhiệm đối với các công trình phục vụ cho sự phát triển của nông dân và nông thôn...

- Đối với nhà nông: Cần chủ động tiếp cận các thành tựu khoa học kỹ thuật, nắm bắt thông tin thị trường để định hướng sản xuất hợp lý. Tăng cường liên kết, phát triển các hình thức sản xuất trong nông nghiệp theo nhu cầu tự thân, trong đó có KTTT, hợp tác xã để chủ động kết nối với nhà khoa học, doanh nghiệp tạo ra sản phẩm chất lượng cao, số lượng lớn đồng bộ, đủ sức cạnh tranh trên thị trường.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

Qua nghiên cứu đề tài chúng tôi rút ra các kết luận khoa học sau:

- Huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh có sự phân hóa tự nhiên phức tạp theo không gian. Sự phân hóa phức tạp của tự nhiên của địa bàn thể hiện ở tất cả các thành phần tự nhiên cấu thành lãnh thổ cụ thể:

+ Về địa chất: địa tầng: khu vực nghiên cứu có hệ tầng từ Paleozoi đến Đệ tứ với nhiều hệ tầng khác nhau. Thành tạo đá: có sự hiện diện đầy đủ các thành tạo đá theo nguồn gốc: Đá trầm tích, đá biến chất, đá Magma. Kiến tạo: Nằm trong miền uốn nếp Paleozoi Trung Việt - Lào, thuộc hai đới cấu trúc Hoành Sơn và sông Cả.

+ Về địa hình: khu vực nghiên cứu có 5 kiểu như sau: địa hình núi trung bình, địa hình núi thấp, địa hình đồi cao bào mòn-xâm thực, địa hình đồi thấp bồi tụ- xâm thực, địa hình đồng bằng thung lũng.

+ Về khí hậu: khu vực nghiên cứu có 3 tiểu vùng khí hậu cụ thể: Tiểu vùng khí hậu phía Đông thuộc kiểu khí hậu nóng, ẩm mưa nhiều. Tiểu vùng KH trung tâm: So với tiểu vùng khí hậu một, tiểu vùng này nền nhiệt đã có suy giảm nhưng lượng mưa va tính chất ẩm của vùng có sự cải thiện hơn so với tiểu vùng khí hậu 1.Tiểu vùng KH phía Tây: nền nhiệt suy giảm đáng kể so với các tiểu vùng khác nhất là mùa đông. Nhưng mưa ẩm so với các tiểu vùng khác lại lớn hơn rất nhiều.

+ Về đất: có 12 loại đất như sau: Đất phù sa được bồi hàng năm (Pb), đất phù sa không được bồi (Pk), đất phù sa có tầng loang lổ đỏ vàng (Pf), đất bạc màu trên đá cát kết (Bq), đất đỏ vàng phát triển trên đá phiến sét (Fs), Đất đỏ vàng trên đá granit (Fa) Đất vàng nhạt trên đá cát kết (Fq), đất mùn đỏ vàng trên đá biến chất (Hj), đất mùn vàng đỏ trên đá granit (Ha), đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ (D), đất xói mòn trơ sỏi đá (E).

+ Về thủy văn: tương đối phong phú cả nước ngầm và nước mặt, thông qua sự phong phú và phân hóa điều kiện hình thành như cấu tạo đá, lớp phủ thổ nhưỡng,

sinh vật và cả lượng mưa đã tạo cho mật độ sông ngòi, trữ lượng nước ngầm… có sự thay đổi theo không gian.

Từ sự phức tạp của các thành phần và phân bố sai biệt theo không gian là điều kiện hình thành trên lãnh thổ nhiều địa tổng thể tự nhiên.

- Vận dụng phương pháp luận phân vùng của các nhà khoa học nhất là các nhà khoa học trong nước, chúng tôi xác định yếu tố quyết định đến sự phân hóa tự nhiên khu vực nghiên cứu là địa hình, khí hậu (khí hậu). Trong đó yếu tố địa hình là yếu tố được chúng tôi coi trọng trong việc phân chia và vạch ranh giới. Vì yếu tố địa hình là yếu tố đại diện cho địa chất kiến tạo, chi phối phân hóa nhiệt-ẩm, vừa tác động trực tiếp vừa tác động gián tiếp đến hình thành đất. Từ quan niệm này, bằng phương pháp phân vùng dựa vào phân tích vai trò, yếu tố trội chúng tôi phân chia khu vực nghiên cứu thành 4 tiểu vùng tự nhiên (khoanh vi, cụ thể hóa thành bản đồ và mô tả đặc trưng tự nhiên).

- Bốn tiểu vùng tự nhiên chúng tôi phân chia có đặc trưng tự nhiên vốn có của vùng. Vì vậy nó có điều kiện về tự nhiên đặc thù đối với hoạt động sản xuất nông- lâm nghiệp. Mặt khác trong 4 tiểu tiểu vùng tự nhiên có nhiều tiểu vùng có sự tương đồng lớn về đặc trưng tự nhiên và nhất là điều kiện tiềm năng cho phát triển nông- lâm nghiệp. Nhưng do nguyên tắc toàn vẹn lãnh thổ các tiểu vùng này nằm cách xa và xen kẽ các tiểu vùng khác nên không thể gộp thành một tiểu vùng. Đây là cơ sở quan trọng cho việc xây dựng các mô hình kinh tế sinh thái, đồng thời cho phép khi thiết kế mô hình kinh tế sinh thái có thể thiết kế mô hình kinh tế sinh thái trên những tiểu vùng điển hình đại diện (Tiểu vùng đồi cao và trung bình trung tâm, tiểu vùng đồi thấp chuyển tiếp, tiểu vùng đồng bằng Đông Nam).

- Phân tích nhu cầu sinh thái của tiểu vùng ĐLTN, phân tích hiệu quả KT - XH & MT của từng loại hình SDĐ, xem xét hiện trạng sử dụng đất và định hướng phát triển của tiểu vùng. Từ đó xác lập mô hình kinh tế sinh thái hợp lí có tính khả thi trên từng tiểu vùng thuộc địa bàn nghiên cứu. Mặc dù cơ cấu mô hình đa dạng và nhưng các mô hình chỉ biến đổi trong các thành phần cơ bản: Ruộng, Vườn, Ao, Chuồng, Lâm nghiệp và Dich vụ. Các mô hình chúng tôi thiết kế cho các tiểu vùng:

V-C-A-LN; R-V-C-LN; R-V-A-C). (Trong đó: V: Vườn, R: Ruộng, A: Ao, C: Chuồng, LN: Lâm nghiệp).

-Để thực thi hiệu quả các mô hình, dựa trên điều kiện KT-XH địa phương chúng tôi đề xuất hệ thống các giải pháp cần thực thi bao gồm: Giải pháp về đất đai, giải pháp về vốn tín dụng và huy động đầu tư phát triển sản xuất, giải pháp về thị trường tiêu thụ sản phẩm, giải pháp về chuyển giao khoa học-kỹ thuật và khuyến nông, giải pháp về giảm thiểu phòng ngừa và xử lí môi trường, giải pháp liên kết “bốn nhà” (Nhà nông, nhà nước, nhà doanh nghiệp và nhà khoa học).

2. Hạn chế

Do đề tài tiến hành trên một địa phương có số lượng công trình nghiên cứu rất ít, hệ thống các cơ quan đài, trạm cung cấp số liệu mang tính chất khoa học chưa cao nên các kết luận khoa học còn hạn chế nhất định mức độ chính xác về khoa học.

-Mặc dù ở địa bàn nghiên cứu có một số tiểu vùng về tự nhiên và lợi thế với sản xuất nông-lâm nghiệp có sự tương đồng, cho phép thiết kế mô hình kinh tế sinh thái trên tiểu vùng đại diện. Nhưng với sự phân hóa phức tạp của tự nhiên tại địa bàn, kết hợp với sự nhạy cảm của đối tượng sản xuất nông-lâm nghiệp với yếu tố sinh thái thì tính đại diện và ngay bản thân mô hình mẫu ở mỗi tiểu vùng sẽ có sự hạn chế nhất định đến tính khả dụng.

3. Kiến nghị

Tiềm năng phát triển kinh tế nói chung và phát triển nông nghiệp ở lãnh thổ nghiên cứu các xã ở huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh nói riêng còn lớn. Để khai thác tiềm năng và thế mạnh đó nhằm phát triển bền vững KTH và KTTT theo hướng sản xuất hàng hóa chúng tôi có một số kiến nghị sau:

- Tiến hành quy hoạch tổng thể và quy hoạch cụ thể cho từng tiểu vùng ĐLTN nhằm phát huy thế mạnh của từng tiểu vùng làm cơ sở bố trí cơ cấu câu trồng vật nuôi hợp lý. Cần xác định mô hình kinh tế chủ đạo làm động lực cho sự phát triển của mỗi tiểu vùng, kết hợp với sự phát triển của toàn lãnh thổ nhằm giảm bớt sự chênh lệch về phát triển KT-XH.

- Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, hồ đập thủy lợi, thực hiện tổ chức hợp lý các cụm dân cư nhằm tạo ra mặt bằng sản xuất theo một quy trình thống nhất với điều kiện sinh thái của từng tiểu vùng. Tạo điều kiện thuận lợi về vay vốn phát triển sản xuất, giao đất, giao rừng, tập huấn khoa học kỹ thuật cho các hộ nông dân để phát triển các mô hình KTH. Nhân rộng các mô hình KTST có hiệu quả trên địa bàn nghiên cứu.

- Tăng cường tập huấn các kiến thức về quản lý, kỹ thuật nông - lâm nghiệp, tiếp cận thị trường nhằm có đủ khả năng điểu chỉnh mô hình kinh tế theo xu hướng nhu cầu của thị trường, kết hợp với đảm bảo an ninh lương thực tránh rủi ro trong sản xuất, lấy ngắn nuôi dài. Các cấp có thẩm quyền cần có chính sách nhân rộng mô hình có hiệu quả kinh tế cao phù hợp với tiểu vùng. Bên cạnh đó, đầu tư chuyển giao công nghệ mới trong nông nghiệp.

- Tùy thuộc vào điều kiện tự nhiên cụ thể mà có các hình thức phát triển thích hợp. Cùng với cơ sở xác lập mô hình KTST nêu trên cần tiếp tục nghiên cứu, đánh giá hiệu quả mô hình trong mối quan hệ tương hỗ giữa kinh tế và bảo vệ môi trường nhằm mục đích phát triển bền vững. Đây là cơ sở quan trọng trong nhân rộng và phát huy mô hình, phát triển lên nền kình tế nông nghiệp hàng hóa đáp ứng nhu cầu thị trường tiêu thụ.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Armand. DL (1983), Khoa học về cảnh quan, Nxb Khoa học – Kỹ thuật, Hà Nội. 2. Đài khí tượng Hà Tĩnh (2005), Đặc điểm khí hậu tỉnh Hà Tĩnh, Hà Tĩnh. 3. Đài khí tượng Hà Tĩnh (2011), Số liệu thống kê khí tượng thủy văn các trạm

tỉnh Hà Tĩnh, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Tĩnh, Hà Tĩnh. 4. Vũ Xuân Đề và nnk (2003), Nghiên cứu xây dựng các mô hình nông nghiệp

sinh thái phù hợp trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đô thị hóa ở TP. Hồ Chí Minh, Viện nghiên cứu phát triển TP. Hồ Chí Minh.

5. Nguyễn Điền và nnk (1993), Kinh tế trang trại trên thế giới và châu Á, Nxb Thống kê, Hà Nội.

6. Phạm Hoàng Hải – Nguyễn Thượng Hùng – Nguyễn Ngọc Khánh (1997),

Cơ sở cảnh quan học của việc sử dụng hợp lý tài nguyên, bảo vệ môi trường Việt Nam, Nxb Giáo Dục, Hà Nội.

7. Hà Văn Hành (2002), Nghiên cứu và đánh giá tài nguyên phục vụ cho phát triển kinh tế nông – lâm nghiệp bền vững ở huyện vùng cao A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế, Luận án Tiến Sỹ Địa lý, Hà Nội.

8. Đinh Nho Hảo ( 2009 ), Nghiên cứu đặc điểm sinh thái cảnh quan nhằm đề xuất mô hình kinh tế trang trại hợp lý ở huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh, Luận văn Thạc sĩ Địa lý, Đại học Khoa học Huế

9. Ixatrenko A.G ( 1969), Cơ sở cảnh quan học và phân vùng địa lý tự nhiên, Nxb Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội. (Người dịch: Vũ Tự Lập, Trịnh Sanh)

10. Vũ Tự Lập ( 1976), Cảnh quan địa lý miền Bắc Việt Nam, Nxb Sư Phạm, Hà Nội. 11. Nguyễn Thành Lương (2008), Đánh giá tài nguyên đất đai phục vụ quy

hoạch nông - lâm nghiệp ở huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh, Luận văn Thạc sĩ Địa lý, Đại học Sư phạm Huế

12. Phòng thống kê huyện Hương Sơn ( 2005), Niên giám thống kê huyện Hương Sơn, Hương Sơn.

13. Phòng thống kê huyện Hương Sơn ( 2010), Niên giám thống kê huyện Hương Sơn, Hương Sơn.

14. Phòng thống kê huyện Hương Sơn ( 2013), Niên giám thống kê huyện Hương Sơn , Hương Sơn.

15. Prokaev. V.I (1976), Những cơ sở của phương pháp phân vùng địa lý tự nhiên, Nxb Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội.

16. Lê Đồng Quang ( 2013), Nghiên cứu sự phân hóa lãnh thổ tự nhiên phục vụ xác lập mô hình kinh tế sinh thái khu vực ven biển tỉnh Phú Yên, Thạc sĩ Địa lý, Đại học Sư phạm Huế.

17. Lê Sâm và nnk (2008), Nghiên cứu các phân vùng sinh thái, cơ sở để nghiên cứu xây dựng hệ thống hồ sinh thái ở miền Trung theo quan điểm thủy lợi, Tuyển tập kết quả Khoa học và công nghệ, Viện khoa học thủy lợi miền Nam. 18. Đặng Trung Thuận, Trương Quang Hải (1999), Mô hình kinh tế sinh thái

phục vụ phát triển nông thôn bền vững, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

19. Nguyễn Xuân Tình (chủ biên) và nnk (2006), Tài nguyên đất tỉnh Hà Tĩnh, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

20. Trần Anh Tuấn ( 2008), Xác lập cơ sở khoa học địa lý cho việc xây dựng mô hình kinh tế sinh thái hộ gia đình phục vụ phát triển bền vững ở huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình, Đề tài cấp trường, Hà Nội.

PHỤ LỤC ẢNH

Hình 1 Các mô hình kinh tế sinh thái tiểu vùng đồng bằng Đông Nam

Hình 3 Các mô hình kinh tế sinh thái tiểu vùng đồi cao và trung bình trung tâm

3

40,84,115-116

Một phần của tài liệu nghiên cứu sự phân hóa lãnh thổ tự nhiên phục vụ xác lập mô hình kinh tế sinh thái ở huyện hương sơn, tỉnh hà tĩnh (Trang 100 - 117)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(119 trang)
w