7. Cấu trúc đề tài
3.2.2.1. Tiểu vùng đồi cao và trung bình trung tâm
Huyện Hương Sơn bao gồm 4 tiểu vùng ĐLTN. Tuy nhiên, các tiểu vùng ở khu vực núi trung bình, núi thấp, đồi cao là khu vực phân bố rừng phòng hộ đầu nguồn của lãnh thổ được giữ nguyên hiện trạng. Một số tiểu vùng có mức độ tương đồng cao về nhu cầu sinh thái cây trồng. Vì vậy, trong khuôn khổ đề tài xin chỉ đề cập đến một số tiểu vùng đặc trưng đại diện cụ thể như sau:
-Tiểu vùng đồi cao và trung bình trung tâm -Tiểu vùng đồi thấp chuyển tiếp
-Tiểu vùng đồng bằng Đông Nam
3.2.2.1. Tiểu vùng đồi cao và trung bình trung tâm* Thiết kế mô hình: * Thiết kế mô hình:
Căn cứ vào đặc điểm điều kiện tự nhiên, sinh thái từng khu vực trong tiểu vùng, các mô hình được lựa chọn cụ thể như sau:
- V-A-LN
- V-C-A-LN Trong đó: V: Vườn, R: Ruộng, A: Ao,
- R-V-C-LN C: Chuồng, LN: Lâm nghiệp
- R-V-A-V-LN
1. Vườn: Có 2 loại hình sử dụng chính là cây trồng cạn ngắn ngày và cây
CNDN. Đối với cây trồng cạn ngắn ngày, ngoài khu vực đất gắn với thổ cư, diện tích đất ở khe núi, thung lũng không chủ động được nước cũng được ưu tiên phát triển phụ hệ này. Loại cây trồng chủ yếu ở đây là: lạc, sắn, ngô, đậu.. . Lạc được bố trí vào vụ Đông Xuân, khi nước trời là nguồn cung cấp chính; đậu, mè được bố trí
vào vụ Hè Thu, vì đây là cây trồng cần ít nước và công chăm sóc; sắn được bố trí trong vườn nhà, ở khu vực đất cằn cỗi, sườn núi. Đối với cây CNDN, cây trồng chủ yếu ở đây là cây chè, một số mô hình trang trại xuất hiện nhiều loại cây ăn quả (cam, chanh, vải thiều...). Ngoài ra, cao su là loại hình phát triển trên khu vực đồi thoải, kín gió, yêu cầu kỹ thuật trung bình đem lại hiệu quả kinh tế cao, nhưng đầu tư dàn trải, cần có chính sách hỗ trợ phát triển loại hình này nhằm tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập góp phần nâng cao đời sống cho người dân ở đây.
2. Ruộng: Ở những thửa đất có độ phì cao như đất thung lũng có khả năng
chủ động trong tưới tiêu ưu tiên phân bố ruộng lúa nước 1-2 vụ. Cần áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật về giống, phòng trừ sâu bệnh nhằm tăng năng suất và chất lượng lúa. Do diện tích tương đối nhỏ, nên sản lượng lúa ở đây chỉ áp ứng được lượng lương thực tại chỗ và chia sẻ cho các khu vực vùng cao hơn hoặc khu vực Sơn Tây, Khe Đôi (Sơn Kim I).
3. Ao: Ao ở đây chủ yếu là tự đào, do quỹ đất được cấp tương đối. Các loại
thủy sản chủ yếu là cá nước ngọt: rô phi, mè, tràu, trê, chép... Ở một số trang trại quy mô vừa và lớn, cần phát triển hợp phần này ở quy mô lớn (từ 0,5ha trở lên). Theo thực trạng phát triển của các mô hình có ao nuôi cá ở hộ gia đình và trang trại mang lại hiệu quả kinh tế cao, hoàn vốn nhanh nhằm duy trì mô hình trong giai đoạn đầu của quá trình phát triển cây CNDN. Nhờ tận thu lá sắn, sắn, lúa, đậu... làm thức ăn cho cá, chưa tính đến công chăm sóc thì hiệu quả kinh tế của loại hình này rất cao. Vì vậy, cần khuyến khích nông dân chuyển đổi một phần diện tích vườn tạp năng suất thấp sang đào ao thả cá.
4. Chuồng: Phát triển chăn nuôi là yếu tố không thể thiếu trong phát triển mô
hình KTH cũng như KTTT nhằm tận dụng mọi phế phẩm, tạo nguồn phân bón cho cây trồng và nuôi cá. Bên cạnh đó còn bổ sung thức ăn cho hộ gia đình và nhân công trong các trang trại. Một số khu vực có đất trống hoặc rừng, cần khoanh vùng bảo vệ và trồng cỏ chăn nuôi ở hợp phần rừng, nhằm chăn thả trâu, bò, dê... Qua phân tích hiệu quả kinh tế của loại hình này, ngoài trâu bò có mức thu nhập thực tế trung bình thì chăn nuôi lợn, gà... Cần tăng số lượng gia súc, gia cầm, tập trung chăn nuôi theo hướng kinh tế hàng hóa sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Đối với mô hình kinh tế trang trại, hợp phần này đóng vai trò quan trọng về lợi nhuận trong những năm đầu của mô hình.
Thức ăn Phân bón Nước LÂM NGHIỆP AO VƯỜN
CÂY CNDN HOA MÀU
RUỘNG CHĂN NUÔI
Hình 3.3. Mô hình KTST đặc trưng của tiểu vùng đồi trung bình
5.Lâm nghiệp: Diện tích đất rừng ở khu vực này được giao cho các hộ gia
đình và trạng trại. Đây là hợp phần có tác dụng môi trường sinh thái lớn nhất của mô hình, với tác dụng chống xói mòn, giữ nước, giữ đất ở những sườn núi. Tùy theo mật độ cây (2000 - 4000 cây/ha) và năm khai thác, ta có lợi nhuận chung bình quân của loại hình này tương đối thấp, nhưng chi phí ban đầu không lớn, công chăm sóc hằng năm thấp, cần xem canh thêm cây hằng năm và chăn thả gia súc trong những năm đầu khi bóng cây chưa rợp. Nên thu hoạch từng phần và trồng mới liên tục nhằm tránh hiện tượng mức độ che phủ mất đi trong 1 giai đoạn cụ thể.
6.Dịch vụ: Loại hình dịch vụ ở tiểu vùng chủ yếu là cung ứng vật tư nông
nghiệp, thú y, thu mua nông sản.. tập trung tại các địa điểm đông dân cư.
Ngoài ra có thể phát triển các loại hình tiểu thủ nông nghiệp trong thời gian nhàn rỗi của nông vụ như: rèn, đan lát, mộc...
* Tính ưu việt:
- Ruộng:
Chi phí cho lúa nước không cao, trừ lượng
phân chuồng, công làm đất (trâu bò), ta giảm bớt chi phí khoảng 15% chi phí. Hầu như lúa ở đây được sử dụng tại chỗ, không trở thành hàng hóa.
- Vườn: Đây là hợp phần cần nhiều phân chuồng cho sản xuất nhất, lượng phân hóa học được sử dụng ở đây tương đối thấp (một số loại cây không cần bón phân hóa học như mè, sắn). Ta giảm được trung bình 7,5 - 40% chi phí tùy từng loại cây trồng. Tận thu 10 - 20% sản phẩm của cây trồng cạn ngắn ngày cho chăn nuôi.
đậu...), ta giảm được chi phí cho thức ăn trung bình 60 - 80% chi phí cho mỗi ao (ao khoảng 80 - 100kg cá đã trưởng thành).
- Chuồng: Tận thu phụ phẩm làm thức ăn chăn nuôi, ta giảm được 70-80% chi phí cho chăn nuôi vừa và nhỏ. Đối với loại hình chăn nuôi theo cơ chế hàng hóa, việc sử dụng thức ăn tại chỗ giúp giảm 30-40% chi phí đầu tư.
- Lâm nghiệp: hợp phần này chỉ có tác dụng môi trường, xã hội, hiệu quả kinh tế không cao, áp dụng với những khu đất năng suất thấp cho cây hằng năm. Trong mô hình, do tận thu phân chuồng nên chi phí ban đầu giảm 30% chi phí sản xuất.
- Nước được chu chuyển trong hệ thống một cách ưu việt góp phần khẳng định chu trình vật chất và năng lượng được sản sinh và chuyển biến ngay bên trong mô hình tạo KTST.
Từ những phân tích trên, nếu thiết lập mô hình KTST với các hợp phần R-V- A-C-LN, ta giảm được chi phí đầu tư hằng năm từ 10 - 30%. Với lợi nhuận thu được từ ao, chuồng, vườn (cây CN ngắn ngày) ta có nguồn kinh phí đầu tư dàn trải cho các loại hình cây lâu năm và trồng rừng. Tận dụng các sản phẩm từ các hợp phần khác giúp giảm chi phí cho sản xuất phù hợp với điều kiện hộ gia đình.
Đối với mô hình trang trại, nhu cầu vốn đầu tư ban đầu tương đối lớn, hoàn vốn chậm, nhưng đây sẽ là tiềm năng phát triển mô hình nông nghiệp bền vững trong tương lai, phát triển du lịch sinh thái.
Ưu tiên phát triển loại hình chè, cao su tiểu điền, hiện nay mới chỉ dừng ở loại hình trang trại. Đây là loại cây vốn đầu tư tương đối, kết hợp trong mô hình sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao sau này. Góp phần mang lại tính bền vững cho mô hình. Với khả năng tự cung tự cấp của mô hình KTST này, tùy khả năng về vốn mà có thể thiết lập mô hình với quy mô nhỏ hoặc lớn. Tính khả tinh cao, hiệu quả kinh tế mang lại khá.