Các công trình nghiên cứu ở Việt Nam

Một phần của tài liệu nghiên cứu sự phân hóa lãnh thổ tự nhiên phục vụ xác lập mô hình kinh tế sinh thái ở huyện hương sơn, tỉnh hà tĩnh (Trang 32 - 34)

7. Cấu trúc đề tài

1.2.2. Các công trình nghiên cứu ở Việt Nam

Ở Việt Nam, việc nghiên cứu cảnh quan được tiến hành từ thập niên 1960- 1970, như “Sơ đồ phân vùng địa lý tự nhiên Miền Bắc Việt Nam” của tổ phân vùng địa lý tự nhiên tổng hợp - Ủy ban khoa học Nhà nước, “Cảnh quan địa lý miền Bắc

Đặc điểm sinh thái công trình, đặc trưng kỹ thuật - công nghiệp của các ngành

sản xuất Đặc trưng của các đơn vị

tổng hợp tự nhiên lãnh thổ

ĐÁNH GIÁ TỔNG HỢP Xác định mức độ thích hợp của các thể tổng hợp tự nhiên đối với

các mục tiêu cụ thể

Đề xuất các kiến nghị sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ

Việt Nam” của tác giả Vũ Tự Lập. Còn nghiên cứu cảnh quan ứng dụng mới được chú ý và phát triển mạnh mẽ từ năm 1980 và theo hai hướng cơ bản:

- Hướng nghiên cứu đánh giá ĐKTN phục vụ cho phát triển nông-lâm nghiệp: Đây là hướng nghiên cứu phát triển nhất với những tác giả và công trình tiêu biểu sau: Nguyễn Thành Long và nnk (1984), Nguyễn Cao Huần (1984), Nguyễn Thế Thôn (1994), (2001), Nguyễn Trọng Tiến (1996), Nguyễn Văn Vinh (1996) …“Đánh giá tổng hợp 3 tỉnh Thái Nguyên, Bắc Cạn, Lâm Đồng cho mục đích nông -lâm nghiệp, sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường” của Phạm Hoàng Hải và CTV, , Phạm Hồng Sơn “Đánh giá cảnh quan phục vụ cho phát triển nông- lâm nghiệp huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam"…Đề tài cấp bộ trọng điểm 2003: “ Đánh giá tổng hợp các ĐKTN và đề xuất sử dụng lãnh thổ đồi núi tỉnh Quảng Trị cho mục đích nông-lâm nghiệp trên quan điểm phát triển bền vững” do tác giả Hoàng Đức Triêm cùng CTV thực hiện.

Năm 2004, tác giả Hà Văn Hành và CTV đã thực hiện “ Đánh giá phân hạng và đề xuất sử dụng hợp lý lãnh thổ theo đơn vị cảnh quan cho phát triển nông-lâm nghiệp bền vững ở vùng đồi núi Quảng Trị”

Gần đây nhất, năm 2005, tác giả Bùi Thị Thu và CTV cũng đã có công trình

Đánh giá tổng hợp các ĐKTN phục vụ phát triển nông-lâm nghiệp bền vững ở huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế” Báo cáo đề tài KHCN cấp Bộ.

Ngoài ra còn có hàng loạt các luận văn Thac sĩ, luận án Tiến sĩ nghiên cứu ở nhiều địa phương cấp huyện hoặc khu vực ở nhiều tỉnh thành khác nhau trong cả nước.

Trong các công trình tiêu biểu này thường là trên cơ sở hệ thống các nguyên tắc đánh giá tiềm năng tự nhiên, thực hiện các bước đánh giá riêng từng hợp phần tự nhiên. Trên cơ sở đánh giá thành phần tiến hàn đánh giá tổng hợp lãnh thổ dựa trên đặc điểm của các đơn vị cảnh quan. Các chỉ tiêu được chọn là các đặc điểm đặc trưng tự nhiên của lãnh thổ đưa vào đánh giá có liên quan đến ngành sản xuất nông - lâm nghiệp. Phương pháp đánh giá chủ yếu là phương pháp thang điểm tổng hợp được áp dụng để phân cấp các vùng thuận lợi hoặc ít thuận lợi cho hai ngành sản xuất nông và

lâm nghiệp. Nhìn chung các công trình nghiên cứu theo hướng này ở phần đề xuất quy hoạch đều có đề xuất mô hình kinh tế - sinh thái tiêu biểu cho các điều kiện địa lý đặc thù cho mỗi địa bàn nghiên cứu.

- Hướng STCQ: Về cơ bản, hướng nghiên cứu này cũng là đánh giá ĐKTN nói chung nhưng yếu tố được coi trọng nhất là khí hậu. Tiêu biểu cho hướng nghiên cứu này có các công trình như "Nghiên cứu cải tạo, sử dụng hợp lý hệ sinh thái vùng gò đồi Bình Trị Thiên" (1990); "Đánh giá, phân hạng điều kiện sinh thái tự nhiên lãnh thổ trung du Quảng Trị và Thừa Thiên - Huế cho nhóm cây công nghiệp dài ngày" (1995). Năm 1995, tác giả Lê Văn Thăng đã tiến hành nghiên cứu đề tài “

Đánh giá, phân hạng điều kiện sinh thái tự nhiên lãnh thổ trung du Quảng Trị Thừa Thiên Huế cho nhóm cây trồng công nghiệp nhiệt đới dài ngày”... là những đại diện, trong đó các chỉ tiêu sinh thái (như nhiệt độ, độ ẩm, đất, độ dốc...) cho một số loài cây trồng được lựa chọn để đánh giá các mức độ thích hợp.

- Hướng nghiên cứu đánh giá ĐKTN cho việc xác lập mô hình kinh tế-sinh thái: Việc đề xuất các mô hình kinh tế sinh thái được rất nhiều công trình nghiên cứu đề cập. Nhưng việc nghiên cứu phân hóa tự nhiên cho việc xác lập mô hình KTST ở Việt Nam còn hạn chế. Tiêu biểu có một số công trình sau: Nguyễn Điền và nnk (1993), “Kinh tế trang trại trên thế giới và châu Á”, Nxb Thống kê, Hà Nội.; khoa học kỷ thuật lâm nghiệp Việt Nam (1994), “ Sử dụng đất dốc bền vững (Kinh tế hộ gia đình ở miền núi – chương trên 327)”, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.; Đặng Trung Thuận, Trương Quang Hải (1999), “ Mô hình hệ kinh tế sinh thái phục vụ phát triển nông thôn bền vững”, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội… đã đưa ra cơ sở lý luận về xây dựng mô hình kinh tế sinh thái một cách có khoa học cùng nhiều tác phẩm khác đã đánh dấu cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc xác lập mô hình kinh tế sinh thái ở Việt Nam.

Một phần của tài liệu nghiên cứu sự phân hóa lãnh thổ tự nhiên phục vụ xác lập mô hình kinh tế sinh thái ở huyện hương sơn, tỉnh hà tĩnh (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(119 trang)
w