Sự phân hóa về địa hình

Một phần của tài liệu nghiên cứu sự phân hóa lãnh thổ tự nhiên phục vụ xác lập mô hình kinh tế sinh thái ở huyện hương sơn, tỉnh hà tĩnh (Trang 64 - 65)

7. Cấu trúc đề tài

2.3.2 Sự phân hóa về địa hình

Sự phân hóa về địa hình là nhân tố trội trong phân vùng địa lí tự nhiên. Cấp địa hình tương đương cấp tiểu vùng địa lý là một kiểu địa hình phát sinh - hình thái chủ yếu. Đây là tập hợp các dạng địa hình dương hoặc âm được đặc trưng bởi những chỉ tiêu trắc lượng hình thái chủ yếu (độ cao tuyệt đối, độ cao tương đối) có quan hệ với nhau về mặt phát sinh (cấu trúc địa chất cùng hướng và cường độ của các quá trình kiến tạo và tân kiến tạo, tính chất của các quá trình ngoại sinh bóc mòn hay bồi tụ) và lịch sử phát triển chung của khu vực.

Trên cơ sở tổng hợp các chỉ tiêu trên, trong phạm vi lãnh thổ nghiên cứu xác định các kiểu địa hình như sau:

- Kiểu địa hình núi trung bình: uốn nếp - khối tảng hình thành trên khu vực tân kiến tạo nâng lên mạnh với tập hợp các dạng địa hình núi trung bình xâm thực-bào mòn, các thung lũng xâm thực. Phân bố chủ yếu ở phía tây của huyện Hương Sơn gồm các xã: Sơn Kim, Sơn Hồng. Địa hình núi trung bình có dạng đỉnh nhọn, sườn đốc bị xâm thực, chia cắt mạnh.

- Kiểu địa hình núi thấp: uốn nếp - khối tảng hình thành trên khu vực tân kiến tạo nâng lên trung bình với các dạng địa hình núi thấp xâm thực – bào mòn xen các

mảnh bề mặt san bằng cổ và thung lũng xâm thực-tích tụ phân bố chủ yếu ở các xã: Sơn Hàm, Sơn Tây, Sơn Lâm, Sơn Hồng…

- Kiểu địa hình đồi cao bào mòn-xâm thực : phát triển chủ yếu trên đá trầm tích và đá phiến sét - vôi: kiểu địa hình này có diện tích trung bình hình thành trên khu vực tân kiến tạo nâng lên yếu với tập hợp các dạng đồi cao xen các mảnh bán bình nguyên cổ và thung lũng xâm thực-bồi tụ yếu có độ cao tuyệt đối 100-300m, độ cao tương đối 50-100m phân bố chủ yếu ở các xã: sơn Hàm, Sơn Lâm…

- Kiểu địa hình đồi thấp bồi tụ - xâm thực hình thành trên khu vực tân kiến tạo nâng lên rất yếu với tập hợp các dạng đồi gồm đồi và núi xen kẽ nhau và các thung lũng xâm thực - bồi. Đồi núi thấp được cấu tạo chủ yếu bởi đá cát kết xen bột kết, đá phiến sét,…

- Kiểu địa hình đồng bằng thung lũng do sông bồi đắp phù sa với địa hình tương đối bằng phẳng, độ cao chênh lệch không lớn phân bố ở: Sơn An, Sơn Thịnh, Sơn Châu, Sơn Bằng, Sơn Trung, Sơn Phú, Sơn Phúc, Sơn Phố, Sơn Trà, Sơn Long, Sơn Bình, Sơn Hà, Sơn Mỹ, Sơn Tân.

Một phần của tài liệu nghiên cứu sự phân hóa lãnh thổ tự nhiên phục vụ xác lập mô hình kinh tế sinh thái ở huyện hương sơn, tỉnh hà tĩnh (Trang 64 - 65)