7. Cấu trúc đề tài
1.3.3 huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh
Tại huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh các công trình nghiên cứu khoa học nói chung, công trình nghiên cứu liên quan tới đề tài nói riêng còn rất hạn chế cả về mặt
số liệu và phương diện nghiên cứu. Các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài tại địa phương hiện có:
“Nghiên cứu quản lý rừng cộng đồng ở huyện Hương Sơn - Hà Tĩnh”. Năm 2007 của Phạm Trương Hương Giang
“Đánh giá tài nguyên đất đai phục vụ quy hoạch nông lâm nghiệp ở huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh”. Luận văn Thạc sĩ Địa lý tự nhiên, Đại học Sư phạm Huế, năm 2008 của Nguyễn Thành Lương.
Nhìn chung các công trình nghiên cứu ở Hương Sơn, Hà Tĩnh ở đánh giá từng thành phần cho hoạt động sản xuất nông - lâm nghiệp. Còn việc phân vùng địa lý tự nhiên, phân tích lợi thế về điều kiện tự nhiên đối với loại hình sản xuất nông - lâm nghiệp trên từng tiểu vùng sinh thái và thiết kế mô hình kinh tế sinh thái điển hình cho từng tiểu vùng hiện chưa có một công trình nào nghiên cứu.
Tóm lại, qua lịch sử nghiên cứu cho thấy, các công trình nghiên cứu về cảnh quan, nhất là nghiên cứu cảnh quan ứng dụng ở Việt Nam đều chủ yếu là do các nhà khoa học địa lý thực hiện. Vì thế quá trình nghiên cứu đều được nhìn nhận dưới góc độ địa lý. Các công trình này đều có những điểm chung trong quy trình thực hiện: phân vùng địa lý tự nhiên lãnh thổ nghiên cứu trên cơ sở phân tích cấu trúc của các đơn vị đề xuất phương hướng sử dụng hợp lý. Việc phân vùng địa lý tự nhiên của các công trình đều có sự thống nhất về dấu hiệu phân chia tự nhiên. Đồng thời khi đánh giá về hệ thống chỉ tiêu của từng loại tài nguyên của đơn vị địa lý tự nhiên được dùng làm đơn vị cơ sở cho việc quy hoạch sử dụng tổng hợp lãnh thổ cũng như một vài loại hình khai thác khác.
Nhìn chung, cho đến nay trong các công trình đã được thực hiện ở Việt Nam về lĩnh vực cảnh quan vẫn chưa có mô hình thống nhất tối ưu về phương pháp, chỉ tiêu cũng như lựa chọn đơn vị cơ sở đánh giá. Tuy nhiên, những công trình đã có này đều được nghiên cứu trong điều kiện thực tế Việt Nam nên có ý nghĩa lớn đối với chúng tôi trong quá trình nghiên cứu thực hiện đề tài như: hình thành các quan điểm nghiên cứu, xác định cách tiếp cận đối tượng nghiên cứu trên nguyên tắc và quan điểm địa lý ứng dụng trong đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên.
*Nhận xét chung:
Từ các công trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề nghiên cứu mà bản thân đã thu thập được và tham khảo cho thấy:
- Việc nghiên cứu cảnh quan, đặc biệt cảnh quan ứng dụng trên thế giới đã phát triển đến mức độ hoàn thiện, từ cơ sở lý luận chung, quy trình phân chia và cả đánh giá cho hoạt động kinh tế - xã hội. Ở Việt Nam nghiên cứu cảnh quan, đặc biệt cảnh quan ứng dụng mới được thực hiện ở các năm thuộc nữa cuối thế kỷ XX. Mặc dù ra đời muộn nhưng do được kế thừa thành tựu rực rỡ của khoa học cảnh quan trên thế giới nên các nghiên cứu cảnh quan và cảnh quan ứng dụng ở Việt Nam đã có những bước tiến đáng kể. Các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước đã có này là những tài liệu tham khảo chủ yếu khi lựa chọn phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của đề tài.
- Các công trình nghiên cứu cảnh quan nói chung và cảnh quan ứng dụng nói riêng, nhất là ứng dụng cho loại hình sản xuất nông – lâm nghiệp được tiến hành có kết quả ở nhiều địa phương khác nhau trên lãnh thổ Việt Nam. Còn tại Hương Sơn, Hà Tĩnh nói chung cho đến nay chưa có đến nay chưa có một công trình nghiên cứu nào cùng hướng nghiên cứu phân hóa lãnh thổ tự nhiên phục vụ xác lập mô hình kinh tế - sinh thái. Vì vậy vấn đề nghiên cứu của chúng tôi là hoàn toàn mới và kết quả nghiên cứu là đóng góp của đề tài.
CHƯƠNG 2. SỰ PHÂN HÓA LÃNH THỔ TỰ NHIÊN