Các loại sản phẩm-dịch vụ CNTT và loại hình công nghiệp CNTT

Một phần của tài liệu dự báo nguồn nhân lực công nghệ thông tin của thành phố hồ chí minh trong giai đoạn 2011 - 2020 (Trang 31 - 150)

Mục này trình bày cách phân loại sản phẩm-dịch vụ CNTT và loại hình công nghiệp CNTT tại VN hiện nay. Cách phân loại này có thể làm cơ sở để phân loại nhân lực CNTT.

Theo HCA & PCW (2009), toàn bộ loại sản phẩm-dịch vụ CNTT có thể được phân thành sáu nhóm lớn dựa trên cơ sở mục tiêu nghiệp vụ mà sản phẩm-dịch vụ đó nhắm tới:

a. Các giải pháp - dịch vụ cho lĩnh vực công:

Các giải pháp dịch vụ công và chính phủ điện tử Các giải pháp quản lý, điều hành cơ quan nhà nước

b. Các giải pháp kinh doanh - nghiệp vụ:

Bảo mật xí nghiệp - an toàn hệ thống Các dịch vụ hỗ trợ

Công nghệ thẻ Dịch vụ CNTT

Giải pháp - Ứng dụng xí nghiệp Giải pháp cho các ngành

Giải pháp cho văn phòng - quản lý tài liệu Giải pháp sản xuất - kỹ thuật

Phần mềm hệ thống

c. Ngân hàng và tài chính

Dịch vụ tài chính

19

d. Nghiên cứu - đào tạo

Đào tạo chính quy về CNTT-TT Đào tạo chuyên sâu về CNTT-TT Đào tạo khác

Đào tạo ứng dụng CNTT-TT – dạy nghề Nghiên cứu về CNTT-TT

Tư vấn, dịch vụ trong đào tạo

e. Thiết bị và hệ thống số

Điện tử dân dụng

Hệ thống đa phương tiện, học tập, giải trí số Hệ thống và thiết bị lưu trữ

Hệ thống, thiết bị bán hàng

Hệ thống âm thanh công cộng, thiết bị chuyên ngành Máy tính

Nguồn điện, thiết bị điện Nhiếp ảnh số

Thành phần máy tính và thiết bị ngoại vi Thiết bị văn phòng

f. Truyền thông

Dịch vụ truyền thông và Internet Điều khiển và định vị từ xa

Hệ thống - thiết bị truyền thông di động Hệ thống - thiết bị truyền thông hữu tuyến Mạng – Internet

20 Theo Nghị định 71/2007/NĐ-CP (Nguyễn Tấn Dũng, 2007c), các loại hình công nghiệp CNTT bao gồm:

a. Hoạt động công nghiệp phần cứng: bao gồm các loại hình thiết kế, chế tạo sản phẩm phần cứng; lắp ráp, gia công sản phẩm phần cứng; cung cấp dịch vụ công nghiệp phần cứng.

Sản phẩm phần cứng bao gồm các nhóm sản phẩm sau đây:  Máy tính, thiết bị mạng, thiết bị ngoại vi;

 Điện tử nghe nhìn;  Điện tử gia dụng;  Điện tử chuyên dùng;

 Thông tin - viễn thông, thiết bị đa phương tiện;  Phụ tùng, linh kiện điện tử;

 Các sản phẩm phần cứng khác.

Dịch vụ phần cứng bao gồm các loại sau đây:

 Tư vấn, trợ giúp khách hàng lắp đặt sản phẩm phần cứng;  Phân phối, lưu thông các sản phẩm phần cứng;

 Lắp đặt, sửa chữa, bảo dưỡng, bảo hành sản phẩm phần cứng;  Xuất nhập khẩu sản phẩm phần cứng;

 Các dịch vụ phần cứng khác.

b. Hoạt động công nghiệp phần mềm: là hoạt động thiết kế, sản xuất và cung cấp sản phẩm và dịch vụ phần mềm, bao gồm sản xuất phần mềm đóng gói; sản xuất phần mềm theo đơn đặt hàng; sản xuất phần mềm nhúng; hoạt động gia công phần mềm và hoạt động cung cấp, thực hiện các dịch vụ phần mềm.

Các loại sản phẩm phần mềm bao gồm:  Phần mềm hệ thống;  Phần mềm ứng dụng;  Phần mềm tiện ích;  Phần mềm công cụ;  Các phần mềm khác.

21 Các loại dịch vụ phần mềm bao gồm:

 Dịch vụ quản trị, bảo hành, bảo trì hoạt động của phần mềm và hệ thống thông tin;

 Dịch vụ tư vấn, đánh giá, thẩm định chất lượng phần mềm;  Dịch vụ tư vấn, xây dựng dự án phần mềm;

 Dịch vụ tư vấn định giá phần mềm;

 Dịch vụ chuyển giao công nghệ phần mềm;  Dịch vụ tích hợp hệ thống;

 Dịch vụ bảo đảm an toàn, an ninh cho sản phẩm phần mềm, hệ thống thông tin;  Dịch vụ phân phối, cung ứng sản phẩm phần mềm;

 Các dịch vụ phần mềm khác.

c. Hoạt động công nghiệp nội dung: bao gồm hoạt động sản xuất sản phẩm nội dung thông tin số và hoạt động cung cấp, thực hiện các dịch vụ nội dung thông tin số. Sản phẩm nội dung thông tin số bao gồm các sản phẩm sau:

 Giáo trình, bài giảng, tài liệu học tập dưới dạng điện tử;  Sách, báo, tài liệu dưới dạng số;

 Các loại trò chơi điện tử bao gồm trò chơi trên máy tính đơn, trò chơi trực tuyến, trò chơi trên điện thoại di động; trò chơi tương tác qua truyền hình;

 Sản phẩm giải trí trên mạng viễn thông di động và cố định;  Thư viện số, kho dữ liệu số, từ điển điện tử;

 Phim số, ảnh số, nhạc số, quảng cáo số;  Các sản phẩm nội dung thông tin số khác. Các dịch vụ nội dung thông tin số bao gồm:

 Dịch vụ phân phối, phát hành sản phẩm nội dung thông tin số;  Dịch vụ nhập, cập nhật, tìm kiếm, lưu trữ và xử lý dữ liệu số;

 Dịch vụ quản trị, duy trì, bảo dưỡng, bảo hành các sản phẩm nội dung thông tin số;

 Dịch vụ chỉnh sửa, bổ sung tính năng, bản địa hóa các sản phẩm nội dung thông tin số;

 Dịch vụ đào tạo từ xa; dịch vụ khám, chữa bệnh từ xa; dịch vụ truyền thông được cung cấp trên môi trường mạng;

22 Tóm lại, hiện nay trên thế giới cũng như ở VN đang tồn tại nhiều phương thức phân loại nguồn nhân lực CNTT khác nhau, chủ yếu gồm bốn loại chính dựa trên ngành đào tạo CNTT, nghề CNTT, chuẩn kỹ năng CNTT và phân loại dựa trên sản phẩm-dịch vụ hoặc loại hình công nghiệp CNTT. Dưới góc độ dữ liệu phục vụ cho các mô hình dự báo nguồn nhân lực CNTT, chính vì sự tồn tại nhiều phương thức phân loại này trên thực tiễn đã làm cho các dữ liệu liên quan đến nguồn nhân lực CNTT được thu thập từ các quốc gia khác nhau trên thế giới và đặc biệt từ các cơ quan quản lý nhà nước, các cơ sở đào tạo CNTT, các tổ chức CNTT và các doanh nghiệp CNTT trong nước thường không đồng bộ và không thống nhất. Điều này làm hạn chế việc sử dụng các dữ liệu này trong công tác dự báo.

2.3 Tổng quan các phƣơng thức quản lý và phát triển nguồn nhân lực CNTT

Con người luôn giữ vai trò quyết định trong sự phát triển của mọi quốc gia. Ngày nay, CNTT đã, đang, và sẽ tiếp tục góp phần to lớn vào quá trình phát triển toàn diện của hầu hết các quốc gia trên thế giới mà trong đó nguồn nhân lực CNTT là chìa khóa quan trọng trong quá trình này. Phương thức quản lý và phát triển nguồn nhân lực CNTT cũng đã được cụ thể hóa bởi các quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Thông tin & Truyền thông và UBND Tp.HCM để có thể phát triển được nguồn nhân lực CNTT cả số lượng và chất lượng phục vụ cho mục tiêu phát triển đất nước đến năm 2020. Đề tài cũng giới thiệu một số kinh nghiệm quản lý và phát triển nguồn nhân lực CNTT của Mỹ, Hàn Quốc, Ấn Độ và Trung Quốc nhằm rút ra một số bài học có ý nghĩa cho VN nói chung và Tp.HCM nói riêng.

2.3.1 Vai trò của nguồn nhân lực CNTT

CNTT&TT là công cụ quan trọng hàng đầu để thực hiện mục tiêu thiên niên kỷ, hình thành xã hội thông tin, rút ngắn quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Ứng dụng rộng rãi CNTT&TT là yếu tố có ý nghĩa chiến lược, góp phần tăng trưởng kinh tế, phát triển xã hội và tăng năng suất, hiệu suất lao động. Phát triển nguồn nhân lực CNTT&TT là yếu tố then chốt có ý nghĩa quyết định đối với việc phát triển và ứng dụng CNTT&TT (Phan Văn Khải, 2005).

Phát triển viễn thông và CNTT phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, góp phần đưa vùng kinh tế trọng điểm phía Nam trở thành trung tâm kinh tế, tài chính, thương mại lớn của đất nước và khu vực Đông Nam Á, là địa bàn cầu nối để hội nhập, hợp tác kinh tế có hiệu quả với các nước trong khu vực. Ưu tiên phát triển công nghiệp CNTT làm tiền đề hỗ trợ các ngành công nghiệp khác phát triển. Ứng dụng rộng rãi CNTT trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hóa và an ninh, quốc phòng, đặc biệt tập trung ưu tiên phát triển chính phủ điện tử, thương mại điện tử. Ứng dụng CNTT để đổi mới, phương thức quản lý, quy trình điều hành, trợ giúp đắc lực cho hoạt động quản

23 lý, điều hành của chính quyền địa phương, tiến tới xây dựng “tỉnh, thành phố điện tử” (Đỗ Trung Tá, 2007).

Ngành CNTT&TT là ngành kinh tế mũi nhọn, góp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế, thúc đẩy các ngành, lĩnh vực cùng phát triển, tăng cường năng lực công nghệ quốc gia trong quá trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Nhà nước ưu tiên, quan tâm hỗ trợ và khuyến khích phát triển CNTT.

Phát triển nguồn nhân lực CNTT&TT phải đảm bảo chất lượng, đồng bộ, chuyển dịch nhanh về cơ cấu theo hướng tăng nhanh tỉ lệ nguồn nhân lực có trình độ kỹ thuật cao, tăng cường năng lực CNTT&TT quốc gia (Nguyễn Thành Tài, 2007b).

Đào tạo là quá trình rèn luyện, học tập nhằm nâng cao khả năng thực hiện công việc hiện tại của người lao động, giúp người lao động có hiệu quả hơn (Bernardin, 2007). Phát triển là quá trình ngoài việc đào tạo nâng cao khả năng làm việc hiện tại cho mỗi con người còn đào tạo cho họ đạt được những kỹ thuật mới, quan điểm và tầm nhìn mới để phát triển nghề nghiệp trong tương lai (Bernardin, 2007).

Với những quyết định và quan điểm trên, vai trò nguồn nhân lực CNTT thể hiện:

Yếu tố có ý nghĩa chiến lược, góp phần tăng trưởng kinh tế, phát triển xã hội và tăng năng suất, hiệu suất lao động.

Tiền đề hỗ trợ các ngành công nghiệp khác phát triển. Tạo lợi thế cạnh tranh và hội nhập kinh tế toàn cầu

Phát triển nguồn nhân lực CNTT&TT có ý nghĩa quyết định đối với việc phát triển và ứng dụng CNTT&TT.

2.3.2 Tổng quan các phƣơng thức quản lý và phát triển nguồn nhân lực CNTT

Nhận định đúng đắn về vai trò của nguồn nhân lực CNTT trong sự phát triển đất nước, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Thông tin & Truyền thông, cũng như UBND Tp.HCM đã đề ra phương thức quản lý và phát triển nguồn nhân lực CNTT với nội dung rất cụ thể về đào tạo chuyên môn và ngoại ngữ, mục tiêu xã hội hóa, và đầu tư cho sự phát triển nguồn nhân lực CNTT. Những đặc điểm chính của các phương thức về quản lý và phát triển nguồn nhân lực CNTT của VN và Tp.HCM được trình bày tóm tắt ở Bảng 2.2.

Từ các quyết định của , và của

UBND Tp.HCM, đề tài nhận thấy các phương hướng về quản lý và phát triển nguồn nhân lực CNTT của VN và Tp.HCM có các điểm chính như sau:

Đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp, quy trình đào tạo nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực CNTT.

24 Xây dựng và cập nhật thường xuyên chương trình đào tạo CNTT, đảm bảo sự liên thông của các trình độ đào tạo, tính thiết thực của chương trình kết hợp với các đơn vị sử dụng lao động để đánh giá chương trình đào tạo, khuyến khích SV tham gia các khóa học lấy chứng chỉ về CNTT.

Mở rộng quy mô, hình thức đào tạo CNTT

Tạo thuận lợi cho việc thành lập cơ sở đào tạo CNTT phù hợp, nhằm đáp ứng các nhu cầu đào tạo nhân lực CNTT các trình độ, Mở rộng quy mô, loại hình đào tạo về CNTT ở các cơ sở đào tạo CNTT, đồng thời nâng cao chất lượng đào tạo về CNTT. Đẩy mạnh đào tạo theo đơn đặt hàng của các doanh nghiệp và theo nhu cầu của xã hội. Tiếp tục đào tạo văn bằng 2 trình độ ĐH về CNTT, đẩy mạnh đào tạo từ xa qua mạng phục vụ cho mọi loại hình đào tạo.

Tăng cường đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực CNTT

Nhà nước ưu tiên đầu tư ngân sách cho đào tạo nhân lực CNTT, phát triển quỹ đào tạo nguồn nhân lực. Tạo điều kiện cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước thành lập cơ sở đào tạo nhân lực CNTT theo quy định của pháp luật, đầu tư vào đào tạo nhân lực CNTT theo hướng dịch vụ CNTT. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất trang thiết bị, chương trình, giáo trình, tài liệu, học liệu và mạng phục vụ đào tạo CNTT, điện tử, viễn thông và ứng dụng CNTT ở tất cả các cơ sở giáo dục.

Tăng cường dạy tiếng Anh và dạy CNTT bằng tiếng Anh và các ngoại ngữ khác

2.3.3 Một số kinh nghiệm về việc quản lý và phát triển nguồn nhân lực CNTT

Nội dung mục này sẽ giới thiệu kinh nghiệm quản lý và phát triển nguồn nhân lực CNTT tại Mỹ, Ấn Độ, Hàn Quốc và Trung Quốc, là những nước có nguồn nhân lực CNTT được phát triển mạnh mẽ trong thời gian qua. Kết quả được trình bày ở Bảng 2.3.

Một số bài học cần thiết cho việc phát triển nguồn nhân lực CNTT được rút ra từ kinh nghiệm của các nước bao gồm:

Cần có một chính sách, chiến lược phát triển nguồn nhân lực cho CNTT Thực hiện tốt công tác thống kê và dự báo nguồn nhân lực cho CNTT Xây dựng, đổi mới chương trình đào tạo phù hợp với nhu cầu xã hội

Chính sách xã hội hòa đào tạo CNTT và liên kết với các tổ chức đào tạo nước ngoài Đào tạo lại nguồn nhân lực CNTT

25

Bảng 2.2 Tóm tắt các phương thức quản lý và phát triển nguồn nhân lực CNTT của các tổ chức nhà nước

Tổ chức

Nội dung

Thủ tƣớng Chính phủ

(Quyết định 698/QĐ-TTg) (Nguyễn Thiện Nhân,

2009b)

Bộ Thông tin & Truyền thông (Quyết định 05/2007/QĐ-BTTTT) (Lê Doãn Hợp, 2007) UBND Tp.HCM (Quyết định 145/2007/QĐ-UBND) (Nguyễn Thành Tài, 2007b)

Đào tạo Đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp, quy trình đào tạo, nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực CNTT.

Mở rộng quy mô, hình thức đào tạo CNTT

Đổi mới nội dung, phương pháp và quy trình đào tạo nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực CNTT

Mở rộng quy mô đào tạo nhân lực CNTT

Triển khai đổi mới chương trình đào tạo, tăng tỉ lệ thực hành ở các môn CNTT&TT (hàng năm cung cấp 11,000 chuyên viên có trình độ CĐ trở lên, khoảng 25,000 lao động chuyên nghiệp)

Xã hội hóa Tăng cường xã hội hóa công tác phổ cập tin học cho toàn xã hội.

Nên thành lập Quỹ đào tạo bậc cao trên cơ sở đóng góp của các doanh nghiệp, tổ chức trong và ngoài nước Quyết định 4384/QĐ- UBND về thành lập quỹ hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực CNTT Phát triển nguồn nhân lực CNTT

Tăng cường đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực CNTT (đến năm 2015, cung cấp 250,000 lao động CNTT trong đó 125,000 lao động có trình độ CĐ, 12,500 lao động có trình độ thạc sĩ trở lên)

Tăng cường đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực CNTT (đến năm 2015, cung cấp 250,000 lao động CNTT trong đó 125,000 lao động có trình độ CĐ, 12,500 lao động có trình độ thạc sĩ trở lên) Tuyển chọn các SV giỏi hoặc người đã tốt nghiệp gửi đi đào tạo tại nước ngoài để trở thành các chuyên gia về CNTT &TT Phát triển nguồn nhân lực CNTT trong quản lý nhà nước, tiến tới xây dựng Chính phủ điện tử

Ngoại ngữ Tăng cường dạy tiếng Anh và dạy CNTT bằng tiếng Anh và các ngoại ngữ khác

Tăng cường dạy tiếng Anh và dạy CNTT bằng tiếng Anh

Triển khai chương trình đào tạo kỹ sư/cử nhân CNTT bằng tiếng nước ngoài.

Tạo điều kiện cho các trường ĐH quốc tế mở các ngành học về CNTT&TT

26

Bảng 2.3 Kinh nghiệm quản lý và phát triển nguồn nhân lực CNTT tại một số nước

Nƣớc

Nội dung Mỹ Ấn Độ Hàn Quốc Trung Quốc Đào tạo 20 chuyên ngành

đào tạo CNTT Chuẩn chương trình đào tạo CNTT, cho phép cập nhật những công nghệ mới và nhanh nhất 2 hệ thống đào tạo: Chính quy và phi chính quy Thành lập hội doanh nghiệp và phần mềm

Một phần của tài liệu dự báo nguồn nhân lực công nghệ thông tin của thành phố hồ chí minh trong giai đoạn 2011 - 2020 (Trang 31 - 150)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)