Chuẩn kỹ năng CNTT

Một phần của tài liệu dự báo nguồn nhân lực công nghệ thông tin của thành phố hồ chí minh trong giai đoạn 2011 - 2020 (Trang 29 - 31)

Hiện tại đối với ngành CNTT, các doanh nghiệp (chủ yếu các doanh nghiệp nước ngoài và của Nhật Bản) thường yêu cầu chứng nhận đạt chuẩn kỹ năng CNTT của Nhật Bản (được công nhận rộng rãi tại khu vực Đông Á, Đông Nam Á,…). Khung chuẩn kỹ năng CNTT tổng quát của Nhật Bản bao gồm 11 nghề, 38 loại hình công việc liên quan đến công nghiệp dịch vụ thông tin và 7 mức tay nghề trong mỗi công việc (VITEC, 2009):

Tiếp thị Bán hàng Tư vấn Kiến trúc sư CNTT Quản lý dự án Chuyên gia CNTT Chuyên gia ứng dụng CNTT Phát triển phần mềm Dịch vụ khách hàng Vận hành Đào tạo

Chuẩn kỹ năng dùng trong hệ thống sát hạch kỹ sư CNTT bao gồm 13 loại hình công việc của những người phát triển và ứng dụng CNTT được trình bày ở Hình 2.3.

17

Hình 2.3 13 loại hình công việc của những người phát triển và ứng dụng CNTT

Nguồn: VITEC, 2009

Chuẩn kỹ năng CNTT dùng trong sát hạch kỹ sư CNTT ở VN để công nhận lẫn nhau với Nhật Bản bao gồm (VITEC, 2009):

Chuẩn kỹ năng kỹ sư CNTT cơ bản (IT Engineers Skill Standards)

Chuẩn kỹ năng kỹ sư Thiết kế và Phát triển Phần mềm (Software Design & Development Engineer)

Chuẩn kỹ năng kỹ sư Mạng (Network System Engineer)

Chuẩn kỹ năng kỹ sư Cơ sở dữ liệu (Technical Engineer (Database))

Chuẩn kỹ năng kỹ sư Hệ thống Ứng dụng của Nhật Bản (Application Systems Engineer)

Chuẩn kỹ năng kỹ sư Quản trị Bảo mật Hệ thống Thông tin của Nhật Bản (Information Systems Security Administrator)

Khung kiến thức chung về CNTT của Nhật Bản (IT Common Body of Knowledge) Chuẩn kỹ năng kỹ sư Quản lý dự án của Nhật Bản (Project Manager Engineer) Chuẩn kỹ năng kỹ sư Hệ thống nhúng của Nhật Bản (Embedded System Engineer) Chuẩn kỹ năng kỹ sư Phân tích hệ thống của Nhật Bản (System Analysts Engineer) Chuẩn kỹ năng kỹ sư Quản lý hệ thống của Nhật Bản (System Management Engineer)

18 Theo kết quả giám định kỹ năng kỹ sư CNTT (căn cứ vào chuẩn của Nhật Bản) tại Trung tâm Sát hạch và Hỗ trợ Đào tạo CNTT (VITEC) thuộc Bộ Khoa học & Công nghệ, qua 12 kỳ sát hạch trên phạm vi cả nước (tính đến đầu năm 2009), có hơn 6000 thí sinh tham gia dự thi, kết quả đạt trung bình 14%.

Tuy nhiên, chuẩn kỹ năng trên chỉ là yêu cầu của các doanh nghiệp. Các đơn vị đào tạo VN vẫn chưa quan tâm đến việc đào tạo học sinh – SV có đủ kiến thức cơ bản của chuẩn kỹ năng không.

Một phần của tài liệu dự báo nguồn nhân lực công nghệ thông tin của thành phố hồ chí minh trong giai đoạn 2011 - 2020 (Trang 29 - 31)