Các kiến nghị về mặt quản lý và chính sách cho Tp.HCM

Một phần của tài liệu dự báo nguồn nhân lực công nghệ thông tin của thành phố hồ chí minh trong giai đoạn 2011 - 2020 (Trang 106 - 150)

Từ các kết quả nghiên cứu, một số kiến nghị về mặt quản lý và chính sách được đề xuất cho Tp.HCM như sau:

1. Theo kết quả của mô hình theo thời gian, đến năm 2020 số tuyển sinh ĐH và CĐ CNTT của Tp.HCM sẽ là 31.119 SV, nếu so với số tuyển sinh năm 2009 là 15.921 SV thì trong vòng 10 năm tới số SV này sẽ tăng 100%. Điều này, cho thấy các cơ sở đào tạo ĐH&CĐ CNTT ở Tp.HCM cần phải có các kế hoạch để đáp ứng nhu cầu này.

2. Theo kết quả dự báo của mô hình cân đối liên ngành I-O, số cầu lao động CNTT của Tp.HCM ứng với hai phương án tốc độ tăng trưởng của ngành CNTT là 11% và 30% vào năm 2020 lần lượt là 67.324 người và 129.084 người. So kết quả dự báo này với số liệu năm 2007 là 27.000 người, cho thấy số cầu lao động CNTT của Tp.HCM trong mười năm sắp đến cũng tăng rất nhanh. Ngoài ra, các nghiên cứu trước đây cũng nhận ra sự yếu kém về mặt chất lượng của nguồn cung này. Vì vậy, trong 10 năm sắp đến, Các cơ quan quản lý nhà nước và Tp.HCM cần có các chính sách phát triển nguồn nhân lực CNTT về cả hai mặt chất lượng và số lượng. Trong việc xây dựng các chính sách phát triển nguồn nhân lực CNTT, các cơ quan quản lý nhà nước ở Tp.HCM cần lưu ý một số điểm sau:

94

Về chất lượng:

 Cần đáp ứng các đặc điểm yêu cầu về chất lượng cao của nguồn nhân lực CNTT như đã nêu ở mục 1 về kết quả nghiên cứu.

 Giữ vai trò chủ đạo trong việc sáng tạo các tài liệu giảng dạy tương tác có chất lượng cao, khai thác khu vực tư nhân để tăng tính khả thi.

 Về chất lượng nguồn nhân lực CNTT, sự không cân bằng về nhân viên CNTT chất lượng cao nên được xem xét một cách nghiêm túc khi so sánh với nhân viên CNTT mức độ trung bình đến thấp, vì lẽ, nhân viên CNTT chất lượng cao là khó thay thế và cần thời gian đào tạo dài. Vì vậy, Các chính phủ nên đánh giá nhu cầu quốc gia về giáo dục bậc cao ngành CNTT và thiết lập một kế hoạch dài hạn để đáp ứng nhu cầu tương lai.

 Các cơ quan quản lý nhà nước tại Tp.HCM và các tỉnh thành trên cả nước cần thường xuyên chia sẻ tri thức và kinh nghiệm về lập kế hoạch và thực hành phát triển nguồn nhân lực CNTT; và cũng cần thường xuyên học tập kinh nghiệm của các nước trong khu vực thông qua hội thảo, hội nghị trong nước và quốc tế.

 Việc trao đổi các giảng viên, phương pháp đào tạo và chương trình đào tạo ngành CNTT giữa các cơ sở đào tạo trong nước và ngoài nước nên được khuyến khích.

 Thành lập cơ quan đánh giá, kiểm định và công nhận chất lượng đào tạo mang tính nghề nghiệp về CNTT theo các chuẩn nghề nghiệp quốc tế.

 Các cơ sở đào tạo, các viện nghiên cứu cần tăng cường hợp tác trao đổi thông tin với các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức CNTT và các doanh nghiệp CNTT1.

 Tạo điều kiện thuận lợi nhất để các Khoa CNTT trong các trường ĐH trên địa bàn Tp.HCM được liên kết đào tạo với các trường ĐH có uy tín trên thế giới thực hiện các chương trình đào tạo liên kết nhằm đảm bảo chất lượng nhân lực CNTT Việt đạt chuẩn quốc tế.

1

Tháng 12/2009, nhóm nghiên cứu đã tổ chức khóa đào tạo ngắn hạn về thống kê ứng dụng và các phương pháp dự báo nguồn nhân lực cho Trung tâm Dự báo Nhu cầu Nhân lực & Thông tin Thị trường Lao động Tp.HCM.

Tháng 5/2009, Trung tâm BR&T của ĐH Bách Khoa Tp.HCM đã tổ chức khóa đào tạo ngắn hạn về thống kê ứng dụng và các phương pháp dự báo cho Công ty TMA.

95

 Xây dựng và thực hiện chính sách khuyến khích tổ chức hợp tác đào tạo giữa doanh nghiệp và nhà trường trên địa bàn Tp.HCM. Các doanh nghiệp cần cung cấp các thông tin cần thiết về nhu cầu của mình đối với lĩnh vực CNTT cho các đối tác là cơ sở đào tạo. Mặt khác, doanh nghiệp cần đầu tư và phối hợp với các trường ĐH để đào tạo mới hoặc đào tạo bổ sung nguồn nhân lực CNTT hiện có.

Về số lượng:

 Cần huy động các nguồn lực xã hội để có thể tăng nhanh về số lượng cung CNTT, đặc biệt cần có các chính sách thích hợp để các công ty CNTT có thể hợp tác, hỗ trợ và đào tạo tiếp tục tại công ty. Các cơ quan quản lý nhà nước nên tích cực công bố các thông tin về thị trường lao động CNTT và thúc đẩy nhận thức của cộng đồng về nghề CNTT và các cơ hội đào tạo.

 Tạo ra các khung chính sách thích hợp để có sự tham gia của khu vực tư nhân và để thu hút nguồn vốn phi Chính phủ.

 Tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư tư nhân và nguồn vốn vay vào việc giáo dục bậc cao và kỹ thuật.

 Cung cấp một động lực thuế thích hợp cho các cơ sở tham gia dạy và đào tạo CNTT.

 Tạo ra các chính sách thích hợp để nâng cấp phần cứng máy tính đã qua sử dụng đi từ các cơ sở đào tạo bậc cao, các cơ sở công nghiệp hay các nước đã phát triển đến các trường học phổ thông mà không bị thuế.

 Động viên việc sử dụng các phương tiện truyền thông đại chúng cho giáo dục (giáo dục từ xa, giáo dục qua TV); sử dụng CNTT&TT trong giảng dạy tại các trường phổ thông, các trường cao đằng, các cơ sở giáo dục kỹ thuật để nâng cao chất lượng và vượt qua sự thiếu hụt giáo viên.

 Động viên các nghiên cứu và cải tiến trong việc sử dụng công nghệ băng thông rộng trong giáo dục, vì việc này sẽ giúp rất nhiều cho các vùng sâu, vùng xa.

 Hoàn thiện một cách hiệu quả các chi tiêu của khu vực công và tư để tạo ra các cơ sở hạ tầng đầu cuối, bao gồm các máy tính, nguồn tài nguyên mạng và các thiết bị hỗ trợ khác.

3. Về cơ sở dữ liệu được sử dụng trong các mô

, thiếu tính hệ thống. Đến năm 2009, Bộ Thông tin & Truyền thông mới bắt đầu công bố Sách trắng về CNTT&TT VN 2009. Đây là lần đầu tiên cơ quan quản lý nhà nước chính thức tổ chức điều tra và công bố các số liệu thống kê trong lĩnh vực CNTT&TT của

96 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

VN. Điều này cho thấy các cơ quan nhà nước đã nhận ra tầm quan trọng của cơ sở dữ liệu trong công tác quản lý nhà nước. Vì vậy, nhà nước cần có các chính sách xây dựng và phát triển các cơ sở dữ liệu, trong đó có cơ sở dữ liệu nguồn nhân lực CNTT, đây là nền tảng của việc việc ứng dụng các mô hình định lượng, trong đó có các mô hình dự báo, trong công tác quản lý nhà nước.

4. Về sự không đồng bộ và thiếu thống nhất của cơ sở dữ liệu về nguồn nhân lực CNTT, một trong những nguyên nhân là các dữ liệu này được các cơ quan hữu quan thu thập dựa trên nhiều phương thức phân loại nguồn nhân lực khác nhau. Vì vậy, để nâng cao chất lượng cơ sở dữ liệu này, các cơ quan nhà nước VN và Tp.HCM nên nỗ lực để tạo ra một hệ thống đầy đủ (hoàn chỉnh) để có thể quan trắc nhu cầu và nguồn cung cấp lao động CNTT. Sự phân loại lao động ngành CNTT nên được thống nhất và được cập nhật thường xuyên để phản ảnh bản chất thay đổi nhanh của nhu cầu CNTT.

Để chuẩn bị cơ sở dữ liệu về nguồn nhân lực trong đó có nhân lực CNTT, từ 11/4/2009 UBND Tp.HCM đã thành lập Trung tâm Dự báo Nhu cầu Nhân lực & Thông tin Thị trường Lao động Tp.HCM (Center of Forecasting Manpower Needs and Labor Market Information HCMC – FALMI), thuộc Sở Lao động Thương binh & Xã hội Tp.HCM. Trong quá trình thực hiện đề tài, nhóm nghiên cứu đã phối hợp cùng Trung tâm FALMI tổ chức khóa đào tạo ngắn hạn về thống kê ứng dụng và các phương pháp dự báo nguồn nhân lực cho các chuyên viên của Trung tâm. Sau khoá đào tạo này, nhóm nghiên cứu của Trường ĐH Bách Khoa và Trung tâm FALMI đã hình thành mối quan hệ hợp tác tốt giữa hai đơn vị. Trung tâm FALMI đã đồng ý sẽ sử dụng các kết quả và mô hình dự báo của đề tài để dự báo nguồn nhân lực cho Tp.HCM. Vì vậy, đề nghị Sở Khoa học & Công nghệ Tp.HCM cho phép, sau khi đề tài được nghiệm thu, nhóm nghiên cứu được chuyển giao các kết quả nghiên cứu cho Trung tâm FALMI.

5. Về việc dự báo nguồn nhân lực CNTT của nghiên cứu này, phương pháp được dùng để dự báo số cầu lao động cho ngành CNTT của Tp.HCM được dựa trên mô hình kinh tế vĩ mô phức tạp I-O. Cung của lực lượng lao động CNTT được đo bằng các thống kê giáo dục về số lượng tuyển sinh ĐH&CĐ CNTT và được dự báo bằng mô hình thời gian và mô hình nhân quả. Tuy nhiên, các mô hình dự báo không thể tránh khỏi một số sai số vì thiếu các dữ liệu hoặc các dữ liệu không được định nghĩa rõ ràng, thiếu đồng bộ và thiếu thống nhất. Mặc dù có một số giới hạn, các kết quả tìm ra là đủ hợp lý để có thể được sử dụng như một tài liệu tham khảo để định hình các chính sách phát triển nguồn nhân lực cho ngành CNTT của Tp.HCM.

97

5.3 Các hạn chế và hƣớng nghiên cứu tiếp theo

Trong quá trình thực hiện nghiên cứu, một số hạn chế đã được nhận ra để từ đó có thể cải tiến trong các hướng nghiên cứu tiếp theo:

1.

, di chuyển ròng theo ngành và theo địa lý; trong đó cần chú ý theo dõi dòng nhân lực CNTT di chuyển vào và ra khỏi Tp.HCM, và sự phối hợp với nhau để khai thác tốt hơn lực lượng lao động CNTT giữa Tp.HCM và các tỉnh, vùng trong cả nước. Tuy nhiên trên thực tế, đề tài chưa thu thập được dữ liệu để dự báo lực lượng lao động CNTT thay thế này. Đây là một điểm hạn chế của đề tài.

2. Đề tài cũng dự kiến thu thập dữ liệu về tiền đầu tư vào lĩnh vực CNTT và doanh thu của lĩnh vực CNTT để có thể đánh giá hiệu quả kinh tế của nguồn lực CNTT, đồng thời có thể xây dựng các mô hình dự báo số lượng nguồn nhân lực CNTT theo tiền đầu tư vào lĩnh vực CNTT và doanh thu của lĩnh vực CNTT. Tuy nhiên trên thực tế, đề tài cũng chưa thu thập được các dữ liệu này. Đây cũng là một điểm hạn chế khác của đề tài.

3. Phạm vi ban đầu của đề tài được giới hạn trong việc đánh giá và dự báo số lượng các loại nguồn nhân lực CNTT của Tp.HCM theo cơ cấu trình độ lao động từ CĐ, cử nhân, thạc sĩ và tiến sĩ. Nhưng trên thực tế, đề tài cũng mới chỉ thu thập được số tuyển sinh ĐH&CĐ CNTT. Vì vậy trong các nghiên cứu tiếp theo cần thu thập thêm dữ liệu cho các trình độ trung cấp, thạc sĩ và tiến sĩ.

4. Mục tiêu của đề tài nhằm đánh giá hiện trạng nguồn nhân lực CNTT của Tp.HCM, xây dựng và dự báo cung và cầu nguồn nhân lực CNTT của Tp.HCM trong giai đoạn 2011 đến 2020. Kết quả nghiên cứu cho thấy có thể mở rộng khung phân tích này cho các ngành công nghiệp và dịch vụ khác của Tp.HCM nếu những ngành này có đủ cơ sở dữ liệu.

98

TÀI LIỆU THAM KHẢO VĂN BẢN PHÁP QUY

[1] Đỗ Trung Tá (2007), Quyết địnhphê duyệt Quy hoạch phát triển CNTT&TT vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, Số: 14/2007/QĐ-BBCVT, 15/06/2007.

[2] Lê Doãn Hợp (2007), Quyết định phê duyệt Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực CNTT VN đến 2010, Số: 05/2007/QĐ-BTTTT, 26/10/2007.

[3] Lê Doãn Hợp (2008), Chỉ thị đẩy mạnh phát triển công nghiệp CNTT VN, Số: 05/2008/CT- BTTTT, 08/07/2008.

[4] Nguyễn Tấn Dũng (2007a), Quyết định phê duyệt Chương trình phát triển công nghiệp phần mềm VN đến năm 2010, Số: 51/2007/QĐ-TTg, 12/04/2007.

[5] Nguyễn Tấn Dũng (2007b), Quyết định phê duyệt Chương trình phát triển công nghiệp nội dung số VN đến năm 2010, Số: 56/2007/QĐ-TTg, 03/05/2007.

[6] Nguyễn Tấn Dũng (2007c), Nghị định Quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật CNTT về công nghiệp CNTT, Số: 71/2007/NĐ-CP, 03/05/2007.

[7] Nguyễn Tấn Dũng (2007d), Quyết định phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển công nghiệp điện tử VN đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020, Số: 75/2007/QĐ-TTg, 28/05/2007. [8] Nguyễn Thành Tài (2007a), Quyết định thành lập Quỹ Hỗ trợ phát triển nhân lực CNTT

Tp.HCM, Số: 4383/QĐ-UBND, 27/09/2007.

[9] Nguyễn Thành Tài (2007b), Quyết định phê duyệt Chương trình phát triển CNTT&TT Tp.HCM giai đoạn 2007 - 2010, Số: 145/2007/QĐ-UBND, 28/12/2007.

[10] Nguyễn Thiện Nhân (2009a), Quyết định ban hành “Quy chế quản lý Chương trình phát triển công nghiệp phần mềm và Chương trình phát triển công nghiệp nội dung số VN”, Số: 50/2009/QĐ-TTg, 03/04/2009.

[11] Nguyễn Thiện Nhân (2009b), Quyết định phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển nguồn nhân lực CNTT đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020, Số: 698/QĐ-TTg, 01/06/2009.

[12] Phạm Gia Khiêm (2004),

2010, Số: 331/QĐ-TTg, 06/04/2004.

[13] Phan Văn Khải (2005), Quyết định phê duyệt Chiến lược phát triển CNTT&TT VN đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, Số: 246/2005/QĐ-TTg, 06/10/2005.

[14] Võ Văn Kiệt (1993), Nghị quyết Phát triển CNTT ở nước ta trong những năm 90, Số: 49/CP, 04/08/1993.

TIẾNG VIỆT (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

[15] Bùi Trinh, Nguyễn Thế Chinh, Nguyễn Hoàng Trí (2001), Mô hình Input-Output và những ứng dụng cụ thể trong phân tích, dự báo về kinh tế và môi trường, Nhà xuất bản Tp.HCM.

99 [16] Cao Kim Ánh, Trần Ngọc Ca, Nguyễn Việt Hải, Nguyễn An Nhân, Trần Lương Sơn, và Trần

Thanh Sơn (2005), Sổ tay CNTT&TT cho Doanh nghiệp, Liên kết ngành phần mềm VN (Vietnam Software Cluster).

[17] Chu Tiến Dũng (2009), Một vài khía cạnh về bức tranh CNTT và CNpPM VN 2009, Tham luận tại Hội thảo Toàn cảnh CNTT VN 2009, Hội Tin học Tp.HCM.

[18] DIC-HCM (2009),

phố giai đoạn 2006 – 2009 .HCM.

[19] GSO (2008), Niên giám thống kê năm 2007, Tổng cục Thống kê, NXB Thống kê.

[20] HCA & PCW (2001-2009), Niên giám CNTT VN, Hội Tin học Tp.HCM (HCA) và Tạp chí Thế Giới Vi tính (PCW), Nhà xuất bản Tổng hợp Tp.HCM.

[21] Hồ Sĩ Đàm, Hồ Cẩm Hà, Trần Đỗ Hùng, Nguyễn Xuân My, Nguyễn Đức Nghĩa, Nguyễn Thanh Tùng, và Ngô Ánh Tuyết (2006), Tin học 10, Nhà xuất bản Giáo dục.

[22] Lê Trường Tùng (2008), Chương trình đào tạo ĐH về CNTT, Tạp chí Thế giới Vi tính B, Tháng 05/2008, tr.68-70.

[23] Mạnh Chung (2009), Phát triển công nghiệp CNTT: hướng nào?, Báo điện tử VnEconomy ngày 24/12/2009, http://vneconomy.vn/20091224082826849P0C16/phat-trien-cong-nghiep- cong-nghe-thong-tin-huong-nao.htm

[24] MIC (2009-2010), Thông tin và số liệu thống kê về CNTT&TT VN, Ban Chỉ đạo Quốc gia về CNTT (NSCITC) và Bộ Thông tin & Truyền thông (MIC), Nhà xuất bản Thông tin & Truyền thông.

[25] MOET (2001-2009), Những điều cần biết về tuyển sinh ĐH và CĐ, Nhà xuất bản Giáo Dục. [26] Ngô Thị Kim Dung và Hà Xuân Quang (2008), Đảm bảo chất lượng đào tạo nguồn nhân lực

CNTT đáp ứng nhu cầu xã hội, Báo cáo Hội thảo quốc gia đào tạo nhân lực CNTT&TT theo nhu cầu xã hội.

[27] Nguyễn Đình Ngọc và Trương Mỹ Dung (2002), Mấy suy nghĩ về đào tạo nguồn nhân lực CNTT của CHXHCN VN hướng tới Hội nhập công nghiệp thông tin Khu vực Asean và toàn cầu, Tham luận Hội thảo Đào tạo và Sử dụng Nguồn nhân lực CNTT ở VN Giai đoạn 2001- 2005.

[28] Nguyễn Đình Thắng (2009), Về hiện trạng và nhu cầu nguồn lực cho công nghiệp phần mềm và dịch vụ CNTT VN, Báo cáo Hội thảo hợp tác phát triển CNTT – TT VN lần XIII.

[29] Nguyễn Hoàng Nhiên (2008), Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực CNTT của Tp.HCM đến năm 2020, Luận văn thạc sĩ, ĐH Kinh tế Tp.HCM.

[30] Thu Nga (2010), 02/02/2010, http://www.pcworld.com.vn/articles/quan-ly/nguon-luc/2010/02/1195260/thieu- chuan-ky-nang-cntt-quoc-gia/ [31] Thúy Hòa (2010), 13/1/2010, http://mic.gov.vn/tintucsukien/tinhoatdongcuabo/trang/ toadamphattriennguonnhanluccongnghethongtinvietnam.aspx

[32] Trần Minh Tiến, Phạm Mạnh Lâm, Trần Minh Tuấn, Ngô Quốc Thái, Cao Trần Việt Nga, Bùi Thu Hà, và Lê Thị Thanh Hà (2008), Xây dựng quy hoạch nguồn nhân lực CNTT quốc gia giai đoạn 2006-2010 và định hướng 2015, Báo cáo đề tài cấp bộ, Viện Chiến lược BCVT & CNTT.

Một phần của tài liệu dự báo nguồn nhân lực công nghệ thông tin của thành phố hồ chí minh trong giai đoạn 2011 - 2020 (Trang 106 - 150)