Tổng kết các mô hình dự báo số tuyển sinh ĐH và CĐ CNTT theo

Một phần của tài liệu dự báo nguồn nhân lực công nghệ thông tin của thành phố hồ chí minh trong giai đoạn 2011 - 2020 (Trang 92 - 103)

và nhân quả

a. Mô hình dự báo số tuyển sinh ĐH và CĐ CNTT của VN

Tóm lại, để dự báo số tuyển sinh ĐH và CĐ CNTT của VN, ba mô hình được xác định là: SV ĐH&CĐ VN = 756,383 t2 - 1966,53 t + 14328,52 SV ĐH&CĐ VN = 702,613 dân số VN2 - 111343,70 dân số VN + 4424239,09 SV ĐH&CĐ VN = 694,23 GDP VN - 11653

Kết quả dự báo số tuyển sinh ĐH và CĐ CNTT của VN theo ba mô hình được trình bày ở Bảng 4.23.

80

Bảng 4.23 Kết quả dự báo số tuyển sinh ĐH và CĐ CNTT của VN từ năm 2010 đến 2020

t Năm Số tuyển sinh ĐH và CĐ CNTT của VN (SV)

Theo thời gian Theo dân số Theo GDP

1 2010 70.301 79.696 62.978 2 2011 84.219 96.458 72.611 3 2012 99.649 115.098 83.000 4 2013 116.592 135.616 94.146 5 2014 135.048 158.013 106.048 6 2015 155.016 182.289 118.707 7 2016 176.498 208.443 132.123 8 2017 199.492 236.475 146.296 9 2018 223.999 266.385 161.225 10 2019 250.018 298.174 176.911 11 2010 277.551 331.842 193.354 R2 = 0,975 0,973 0,931

Về mặt dự báo, mô hình theo thời gian là tốt nhất vì độ thích hợp R2 = 0,975 có giá trị cao nhất trong ba mô hình. Kết quả dự báo theo Dân số và theo GDP khác khá nhiều so với theo thời gian. Điều này có thể là do khi dự báo số tuyển sinh ĐH và CĐ CNTT của VN từ năm 2010 đến 2020 nhóm nghiên cứu đã sử dụng giá trị dự báo của Dân số và GDP VN của VN từ năm 2010 đến 2020 thay vào hai phương trình trên chứ không dựa vào dữ liệu quá khứ như trong mô hình theo thời gian. Tuy nhiên, về mặt hoạch định chính sách, từ kết quả của hai mô hình nhân quả nếu nhà nước hoạch định trước các giá trị Dân số và GDP VN trong tương lai chúng ta sẽ dự báo được số lượng SV ĐH và CĐ CNTT của VN cần đào tạo.

b. Mô hình dự báo số tuyển sinh ĐH và CĐ CNTT của Tp.HCM

Tương tự, để dự báo số tuyển sinh ĐH và CĐ CNTT của T.HCM, ba mô hình được xác định là:

SV ĐH&CĐ HCM = 1419,93 t + 2720,33

SV ĐH&CĐ HCM = 6562,55 dân số HCM - 29732,49 SV ĐH&CĐ HCM = 575,52 GDP HCM + 1995,5

81

Kết quả dự báo số tuyển sinh ĐH và CĐ CNTT của Tp.HCM theo ba mô hình được trình bày ở Bảng 4.24.

Bảng 4.24 Kết quả dự báo số tuyển sinh ĐH và CĐ CNTT của Tp.HCM từ năm 2010 đến 2020

t Năm Số tuyển sinh ĐH và CĐ CNTT của Tp.HCM (SV) Theo thời gian Theo dân số Theo GDP

1 2010 16.920 17.763 18.247 2 2011 18.340 19.782 20.621 3 2012 19.760 21.919 23.185 4 2013 21.179 24.173 25.941 5 2014 22.599 26.546 28.887 6 2015 24.019 29.037 32.024 7 2016 25.439 31.645 35.352 8 2017 26.859 34.372 38.872 9 2018 28.279 37.216 42.582 10 2019 29.699 40.179 46.483 11 2020 31.119 43.260 50.575 R2 = 0.992 0.953 0.945

Về mặt dự báo, mô hình theo thời gian là tốt nhất vì độ thích hợp R2 = 0,992 có giá trị cao nhất trong ba mô hình. Theo kết quả của mô hình theo thời gian, đến năm 2020 số tuyển sinh ĐH và CĐ CNTT của Tp.HCM sẽ là 31.119 SV, nếu so với số tuyển sinh năm 2009 là 15.921 SV thì trong vòng 10 năm tới số SV này sẽ tăng 100%. Điều này, cho thấy các cơ sở đào tạo ĐH&CĐ CNTT ở Tp.HCM cần phải có các kế hoạch để đáp ứng nhu cầu này.

Kết quả dự báo theo Dân số và theo GDP khác khá nhiều so với theo thời gian. Điều này có thể là do khi dự báo số tuyển sinh ĐH và CĐ CNTT của Tp.HCM từ năm 2010 đến 2020 nhóm nghiên cứu đã sử dụng giá trị dự báo của dân số và của Tp.HCM từ năm 2010 đến 2020 thay vào hai phương trình trên chứ không dựa vào dữ liệu quá khứ như trong mô hình theo thời gian. Tuy nhiên, về mặt hoạch định chính sách, từ kết quả của hai mô hình nhân quả nếu UBND Tp.HCM hoạch định trước các giá trị Dân số và GDP Tp.HCM trong tương lại chúng ta sẽ dự báo được số lượng SV ĐH và CĐ CNTT của Tp.HCM cần đào tạo.

82

4.3.4 Xây dựng mô hình dự báo nguồn nhân lực CNTT của VN và Tp.HCM theo mô hình cân đối liên ngành I-O

Nội dung phần này sẽ giới thiệu bảng I-O và vị trí của ngành CNTT trong bảng I-O, trình bày và xây dựng mô hình cân đối liên ngành I-O để dự báo số lao động CNTT của Tp.HCM cho các năm 2010, 2015 và 2020. Trong phân tích I-O, với giả định quan trọng là hệ số chi phí đầu vào hay là công nghệ sản xuất không đổi trong giai đoạn dự báo; nếu giả định này không đảm bảo sẽ dẫn đến những sai lệch trong dự báo, đặc biệt là đối với dự báo dài hạn. Trong điều kiện thực tế của VN, khoảng thời gian 5 năm có thể đảm bảo giả định hệ số chi phí đầu vào không đổi. Hiện nay, mặc dù nghiên cứu này dự báo đến năm 2015 và 2020 nhưng đến năm 2015, sẽ cập nhật thêm các dữ liệu thực tiễn để dự báo lại cho năm 2020.

Trong nghiên cứu này, mô hình I-O được xây dựng dựa trên Bảng I-O VN năm 2007 và Bảng I-O Tp.HCM 2007. Nội dung chính của phần này là xây dựng các mô hình I-O và dự báo số lao động CNTT của Tp.HCM cho các năm 2010, 2015 và 2020. Tuy nhiên, trong phần này nhóm nghiên cứu cũng tiến hành dự báo một số nội dung liên quan đến số lao động CNTT của VN bằng mô hình I-O nhằm mục đích so sánh và kiểm định tính hợp lý của mô hình I-O.

a. Giới thiệu bảng I-O và vị trí của ngành CNTT trong bảng I-O

Mô tả bảng I-O VN năm 2007

Bảng I-O VN năm 2007 có 138 ngành kinh tế. Theo đó, tổng giá trị tăng thêm của nền kinh tế năm 2007 đạt 1.094 ngàn tỉ đồng, thuế nhập khẩu đạt 32 ngàn tỉ đồng. Như vậy, tổng GDP năm 2007 của VN là 1.126 ngàn tỉ đồng, thấp hơn 18 ngàn tỉ đồng (khoảng 1,5%) so với con số GDP mà Tổng Cục Thống kê VN công bố trong quyển Niên giám

thống kê năm 2007 (GSO, 2008).

Trong bảng I-O VN 2007, liên quan đến lĩnh vực CNTT có ngành Linh kiện điện tử;

Máy vi tính và thiết bị ngoại vi của máy vi tính (mã ngành 62) và ngành Dịch vụ lập (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

trình máy vi tính, dịch vụ tư vấn và các dịch vụ khác liên quan đến máy vi tính và dịch vụ thông tin (mã ngành 109). So với tiêu chí phân ngành CNTT của Nghị định 71/2007/NĐ-CP (Nguyễn Tấn Dũng, 2007c) thì bảng I-O VN 2007 chỉ có 2 ngành

phần cứngphần mềm, thiếu ngành thông tin số.

Tổng doanh thu năm 2007 của ngành 62 là 46.306 tỉ đồng, bằng tổng giá trị sản lượng. Tổng giá trị tăng thêm của ngành 62 là 2.010 tỉ đồng, chiếm 4,3% tổng chi phí sản xuất; trong đó, phần thu nhập của người lao động (hay tổng quỹ lương) của ngành là 276 tỉ đồng, chiếm 14% tổng giá trị tăng thêm. Theo báo cáo của Bộ Thông tin & Truyền thông (MIC, 2009), mức lương bình quân năm 2007 của ngành công nghiệp phần cứng (ngành 62) là 22,7 triệu đồng/lao động/năm; khi đó tổng lao động làm việc trong ngành 62 năm 2007 là 12.159 lao động.

Tương tự, ngành 109 có tổng doanh thu năm 2007 là 2.878 tỉ đồng, giá trị tăng thêm là 1.607 tỉ đồng, trong đó thu nhập của người lao động (hay tổng quỹ lương) là 779 tỉ

83

đồng, chiếm 48% tổng giá trị tăng thêm của ngành. Theo báo cáo của Bộ Thông tin & Truyền thông (MIC, 2009), mức lương bình quân năm 2007 của ngành công nghiệp sản xuất phần mềm (mã ngành 109) là 53,7 triệu đồng/lao động/năm; khi đó tổng lao động làm việc trong ngành 109 vào năm 2007 là 16.832 lao động.

Tóm lại, dựa vào Bảng I-O VN năm 2007, Mô hình I-O cho thấy tổng lao động làm việc trong ngành 62 của VN năm 2007 là 12.159 lao động tổng lao động làm việc trong ngành 109 của VN vào năm 2007 là 16.832 lao động. Đây là số liệu cơ sở để so sánh nhằm xác định số lao động tăng thêm vào các năm 2010, 2015 và 2020.

Mô tả bảng I-O Tp.HCM năm 2007

Bảng I-O Tp.HCM năm 2007 (theo giá người sản xuất1, dạng nhập khẩu phi cạnh tranh2) có 55 ngành kinh tế. Theo đó, tổng giá trị tăng thêm của nền kinh tế Tp.HCM đạt 205 ngàn tỉ đồng, thuế nhập khẩu đạt 14 ngàn tỉ đồng. Như vậy, tổng GDP năm 2007 của Tp.HCM là 219 ngàn tỉ đồng, thấp hơn 10 ngàn tỉ đồng (thấp hơn khoảng 4%) so với con số GDP mà Cục Thống kê Tp.HCM công bố trong quyển Niên giám thống

kê năm 2007 (GSO, 2008).

Trong bảng I-O Tp.HCM 2007, liên quan đến lĩnh vực CNTT có ngành Linh kiện điện

tử; Máy vi tính và thiết bị ngoại vi của máy vi tính (mã ngành 30). Ngành Linh kiện

điện tử; Máy vi tính và thiết bị ngoại vi của máy vi tính thuộc hoạt động công nghiệp

phần cứng theo tiêu chí phân ngành của Nghị định 71/2007/NĐ-CP (Nguyễn Tấn

Dũng, 2007c). Bảng I-O 2007 Tp.HCM thiếu thông tin cho 2 ngành công nghiệp phần mềm và thông tin số.

Tổng doanh thu năm 2007 của ngành 30 là 1.663 tỉ đồng, bằng tổng giá trị sản lượng của ngành. Tổng giá trị tăng thêm của ngành 30 là 509 tỉ đồng, chiếm 53% tổng chi phí sản xuất; trong đó phần thu nhập của người lao động của ngành là 337 tỉ đồng, chiếm 66% tổng giá trị tăng thêm. Không có thống kê chính về tiền lương trung bình của ngành CNTT trên địa bàn Tp.HCM. Tuy nhiên, Tp.HCM có tỉ trọng khá cao về số lượng doanh nghiệp và doanh thu ngành CNTT trong cả nước nên nhóm nghiên cứu giả định mức lương bình quân trong ngành CNTT của Tp.HCM tương đương với con số của cả nước. Nghĩa là, mức lương bình quân năm 2007 trong ngành Linh kiện điện tử;

Máy vi tính và thiết bị ngoại vi của máy vi tính của Tp.HCM là 22,7 triệu

đồng/người/năm; khi đó tổng lao động làm việc trong ngành 30 vào năm 2007 là

14.846 lao động.

Tóm lại, dựa vào Bảng I-O Tp.HCM năm 2007, Mô hình I-O cho thấy tổng lao động làm việc trong ngành 30 thuộc hoạt động công nghiệp phần cứng của Tp.HCM năm

1

Bên cạnh bảng I-O theo giá người sản xuất còn có bảng I-O theo giá người tiêu dùng cuối cùng và theo giá cơ bản.

2

84

2007 là 14.846 lao động. Đây là số liệu cơ sở để so sánh nhằm xác định số lao động tăng thêm vào các năm 2010, 2015 và 2020.

Nhận xét bảng I-O VN và Tp.HCM

Qua thống kê mô tả, liên hệ so sánh giữa bảng I-O VN 2007 và I-O Tp.HCM 2007, nhóm nghiên cứu thấy có một vài mâu thuẫn trong dữ liệu nghiên cứu. Chẳng hạn, ở Bảng I-O VN có 2 ngành phần cứng và phần mềm trong khi ở Bảng I-O Tp.HCM chỉ có ngành phần cứng; ngoài ra, quỹ lương của ngành Linh kiện điện tử; Máy vi tính và

thiết bị ngoại vi của máy vi tính của Tp.HCM là 337 tỉ đồng lớn hơn con số 276 tỉ đồng

- quỹ lương của ngành ở phạm vi cả nước, có nghĩa tổng lao động của ngành này tại Tp.HCM lớn hơn của cả nước? Những điều này cho thấy tính không đồng bộ và không thống nhất giữa 2 Bảng I-O của VN và Tp.HCM. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Dựa vào các thống kê cũng như các nghiên cứu về ngành CNTT hiện có, nhóm nghiên cứu chỉ sử dụng bảng I-O 2007 của Tp.HCM để dự báo lao động ngành 30 thuộc hoạt

động công nghiệp phần cứng của Tp.HCM cho các năm 2010, 2015 và 2020.

b. Mô hình dự báo nguồn nhân lực CNTT của Tp.HCM theo mô hình cân đối liên ngành I-O

Theo lý thuyết để xây dựng mô hình I-O, nghiên cứu sẽ dựa trên Bảng I-O được trình bày ở dạng như Bảng 4.25.

Bảng 4.25 Bảng Đầu vào-Đầu ra loại nhập khẩu phi cạnh tranh

Sử dụng trung gian Sử dụng cuối cùng

Tổng sản lượng/Nhập khẩu Ngành sản xuất 1,2,…, n Tổng Tiêu dùng Tích lũy Xuất khẩu Khác Tổng Đầu vào trong nước 1 ┇ n D ij X DC F FDI DE F FD XD Đầu vào nhập khẩu 1 ┇ n M ij X MC F FMI FM M Tổng chi phí trung gian …

Thu nhập của người lao động

V

… … …

Tổng giá trị gia tăng

Đầu ra Đầu vào

85 Tổng giá trị sản xuất T

X

Hai cân đối cung - cầu được hình thành từ bảng I-O:

1 n d d ij i i j W F X (i 1, 2, , )n (1) 1 n m m ij i i i W F M (i 1, 2, , )n (2)

Ký hiệu d chỉ hàng hóa và dịch vụ sản xuất trong nước và m chỉ hàng hóa và dịch vụ được nhập khẩu từ nước ngoài. d

ij

W là sản phẩm i được sản xuất ở trong nước làm đầu vào trung gian cho ngành j, d

i

F là cầu cuối cùng đối với sản phẩm i được sản xuất ở trong nước. Tương tự, m

ij

W là sản phẩm i được nhập khẩu để làm đầu vào trung gian cho ngành j, m

i

F là cầu cuối cùng đối với sản phẩm i được nhập khẩu từ nước ngoài. Đặt

[ ]

d d

ij

A a [Wijd/Xj] : ma trận hệ số chi phí trong nước trực tiếp;

[ ] [ / ] (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

m m m

ij ij j

A a W X : ma trận hệ số chi phí nhập khẩu trực tiếp;

d

F : vectơ cột về cầu cuối cùng đối với sản phẩm trong nước;

m

F : vectơ cột về cầu cuối cùng đối với sản phẩm nhập khẩu;

M : vectơ cột về sản phẩm nhập khẩu. Khi đó, phương trình (1) và (2) có thể viết dưới dạng ma trận:

d d

A X F X (3)

m m

A X F M. (4)

Chúng ta sử dụng các công thức sau để xác định phần thay đổi của sản lượng (X), giá trị gia tăng (VA) và việc làm (l) do tác động từ thay đổi của tổng cầu Fd.

1 ( d) d X I A F (5) 1 ( d) d d L L L l A X A I A F B F (6) Ở đây:

Xlà vectơ cột về gia tăng của giá trị sản lượng X;

d

F là vectơ cột về gia tăng cầu cuối cùng đối với sản phẩm trong nước;

v là vectơ cột về gia tăng thành phần thu nhập của người lao động. Từ mức lương trung bình của ngành, chúng ta tính được số lượng lao động.

86

Và 1

( d)

L L

B A I A .

c. Dự báo lao động CNTT của Tp.HCM cho năm 2010 và 2015

Do bảng I-O 2007 Tp.HCM không có phân ngành sản xuất phần mềm và thông tin số nên nhóm nghiên cứu chỉ dự báo cầu lao động cho ngành công nghiệp phần cứng (ngành sản xuất linh kiện điện tử; máy vi tính và thiết bị ngoại vi của máy vi tính, mã ngành 30. Sau đó, sẽ sử dụng các phép suy diễn để ước tính cầu lao động cho ngành công nghiệp phần mềm và thông tin số.

Để dự báo lao động ngành công nghiệp sản xuất linh kiện điện tử; máy vi tính và thiết bị ngoại vi của máy vi tính vào năm 2010, nhóm nghiên cứu xác định tăng trưởng của tổng cầu cuối cùng Fd cho các ngành sản xuất và dịch vụ của Tp.HCM trong 3 năm 2008 – 2010, trong đó có ngành công nghiệp sản xuất linh kiện điện tử; máy vi tính và thiết bị ngoại vi của máy vi tính. Tốc độ tăng trưởng của tổng cầu Fd bằng tốc độ tăng trưởng giá trị tăng thêm (hay của GDP). Nhóm nghiên cứu giả định thay đổi của tổng cầu Fd

chủ yếu do hai thành phần: tiêu dùng cuối cùng (của hộ gia đình và của Chính phủ) và xuất khẩu gây ra. Cụ thể, gia tăng tổng cầu của năm 2010 so với năm 2007 là do gia tăng của tiêu dùng cuối cùng và/hoặc gia tăng xuất khẩu gây ra. Thay đổi của tổng cầu làm thay đổi giá trị gia tăng, trong đó có thành phần thu nhập của người lao động, từ đó tính được thay đổi về số lượng lao động của từng ngành. Tương tự, nhóm sẽ dự báo lao động ngành công nghiệp sản xuất linh kiện điện tử; máy vi tính và thiết bị

Một phần của tài liệu dự báo nguồn nhân lực công nghệ thông tin của thành phố hồ chí minh trong giai đoạn 2011 - 2020 (Trang 92 - 103)