Qua quá trình tổng quan và thực hiện nghiên cứu, đề tài đã đạt được một số kết quả như sau:
1. Nghiên cứu này đã tổng quan về nguồn nhân lực CNTT với ba đặc trưng bao gồm đặc trưng của ngành CNTT, nguồn nhân lực CNTT, và đặc trưng trong đào tạo nhân lực CNTT.
Về đặc trưng ngành, CNTT là một ngành công nghệ cao, với hàm lượng trí tuệ lớn, là sự tích hợp của nhiều ngành khoa học và công nghệ hiện đại. Một cách tổng quát, ngành CNTT có các đặc điểm sau:
Tốc độ phát triển cao.
Hiệu quả kinh tế nhanh nhất.
Tác động sâu rộng nhất đến mọi mặt đời sống kinh tế xã hội. Đòi hỏi chất xám lớn nhất.
Vòng đời sản phẩm ngắn.
Chi phí nghiên cứu và phát triển ngành cao. Tính tích hợp cao.
Bản quyền sáng chế và bản quyền trí tuệ là cơ sở pháp lý quyết định động lực phát triển của CNTT.
Các tổng quan về nguồn nhân lực CNTT cho thấy nguồn nhân lực CNTT có các đặc điểm chính:
Trình độ Anh ngữ tốt.
Năng động, sáng tạo và lòng say mê nghiên cứu
Tư duy toán học tốt và các kiến thức tổng hợp, liên ngành và luôn được cập nhật.
91
Trẻ và nam giới chiếm đa số.
Hiện nay, tại VN nói chung và Tp.HCM nói riêng, nguồn nhân lực CNTT là một vấn đề đang được xã hội đặc biệt quan tâm; nhìn chung nguồn nhân lực CNTT trên cả nước và Tp.HCM hiện đang thiếu cả về số lượng, yếu về chất lượng so với các đặc điểm nêu trên.
Về đào tạo nhân lực CNTT, ngành CNTT là một ngành công nghệ cao, do vậy khoảng cách thời gian giữa nghiên cứu ứng dụng và sản xuất kinh doanh rất ngắn, điều này tạo nên một đặc trưng riêng về cơ cấu nhân lực và cơ cấu tổ chức đào tạo riêng biệt với sự tham gia của các công ty CNTT rất lớn (Ngô Thị Kim Dung & Hà Xuân Quang, 2008). Ngoài ra, do tốc độ phát triển quá nhanh của ngành CNTT nên giữa đào tạo và nhu cầu sử dụng nhân lực CNTT đều có khoảng cách, hầu hết các kỹ sư CNTT cần có thời gian nhất định để cập nhật kiến thức và kỹ năng theo nhu cầu thực tế dưới sự đào tạo thêm tại các công ty CNTT.
2. Về phương thức phân loại nguồn nhân lực CNTT, hiện nay trên thế giới cũng như ở VN đang tồn tại nhiều phương thức phân loại khác nhau, chủ yếu gồm bốn loại chính dựa trên ngành đào tạo CNTT, nghề CNTT, chuẩn kỹ năng CNTT và phân loại dựa trên sản phẩm-dịch vụ hoặc loại hình công nghiệp CNTT. Ở VN, thường phân loại theo các loại hình công nghiệp CNTT. Theo Nghị định 71/2007/NĐ-CP (Nguyễn Tấn Dũng, 2007c), loại hình công nghiệp ở VN gồm ba ngành công nghiệp phần cứng, công nghiệp phần mềm và công nghiệp nội dung số. Do sự tồn tại nhiều phương thức phân loại này trên thực tiễn đã làm cho các dữ liệu liên quan đến nguồn nhân lực CNTT được thu thập từ các quốc gia khác nhau trên thế giới và đặc biệt từ các cơ quan quản lý nhà nước, các cơ sở đào tạo CNTT, các tổ chức CNTT và các doanh nghiệp CNTT trong nước thường không đồng bộ và không thống nhất. Điều này làm hạn chế việc sử dụng các dữ liệu này trong công tác dự báo.
3. Các tổng quan về các phương thức quản lý và phát triển nguồn nhân lực cho thấy CNTT đã, đang, và sẽ tiếp tục góp phần to lớn vào quá trình phát triển toàn diện của hầu hết các quốc gia trên thế giới mà trong đó nguồn nhân lực CNTT là chìa khóa quan trọng trong quá trình này. Phương thức quản lý và phát triển nguồn nhân lực CNTT cũng đã được cụ thể hóa bởi các quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Thông tin & Truyền thông và UBND Tp.HCM để có thể phát triển được nguồn nhân lực CNTT cả số lượng và chất lượng phục vụ cho mục tiêu phát triển đất nước và Tp.HCM đến năm 2020. Đề tài cũng giới thiệu một số kinh nghiệm quản lý và phát triển nguồn nhân lực CNTT của Mỹ, Hàn Quốc, Ấn Độ và Trung Quốc, là những quốc gia có sự phát triển mạnh mẽ về nguồn nhân lực CNTT trong thời gian gần đây, nhằm rút ra một số bài học có ý nghĩa cho VN nói chung và Tp.HCM nói riêng.
92
4. Về hiện trạng nguồn nhân lực CNTT của VN và Tp.HCM, nhìn chung, nguồn nhân lực CNTT vẫn đang còn thiếu về mặt số lượng, đa phần được đào tạo dạng trung cấp, thiếu chuyên viên CNTT sâu đạt chuẩn khu vực và quốc tế. Ngoài ra, nguồn nhân lực CNTT cũng có một số hạn chế về mặt kỹ năng làm việc như kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng Anh Ngữ trong giao tiếp. Tuy nhiên, trong góc nhìn của doanh nghiệp CNTT Tp.HCM, chất lượng nguồn nhân lực CNTT là đạt yêu cầu. Nguồn nhân lực CNTT hiện nay tập trung nhiều cho lĩnh vực gia công phần mềm và sản xuất phần mềm sử dụng nội địa. Đây là hai lĩnh vực tạo giá trị doanh thu cao cho ngành công nghiệp CNTT. Xu hướng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực CNTT theo hướng tăng dần tỉ lệ các chuyên viên CNTT có trình độ cao đang diễn ra và điều này sẽ đáp ứng được nhu cầu phát triển công nghiệp CNTT của VN và Tp.HCM trong tương lai.
5. Các tổng quan về phát triển nguồn nhân lực cho thấy nhu cầu nhân lực CNTT được phát triển dựa trên chiến lược phát triển CNTT&TT đến năm 2020 do Bộ Thông tin & Truyền thông ban hành. Để có thể phát triển nhu cầu nhân lực CNTT, cần thiết phải phát triển đồng thời bốn nhóm nhân lực CNTT bao gồm nguồn nhân lực thiết kế, sản xuất sản phẩm ứng dụng CNTT, nguồn nhân lực sử dụng CNTT, nguồn nhân lực đào tạo CNTT và người dân sử dụng các ứng dụng CNTT. Mỗi nhóm nguồn nhân lực có những vai trò khác nhau trong việc triển khai chiến lược phát triển CNTT quốc gia, và cần thiết được đào tạo chuyên sâu theo đúng với chức năng và vai trò mà các nhóm này đảm nhận trong việc triển khai chiến lược nêu trên. Ngoài ra, chương trình đào tạo cho từng nhóm nguồn nhân lực phải đảm bảo được chuẩn hóa, đạt trình độ khu vực, quốc tế. Một số đề xuất về mặt chính sách nhà nước để triển khai phát triển nguồn nhân lực CNTT cũng đã được đề xuất như việc công bố lộ trình phát triển chính phủ điện tử, xây dựng chương trình hỗ trợ thông tin, kỹ thuật, công nghệ, hợp tác quốc tế cho các doanh nghiệp CNTT, hỗ trợ các chương trình nghiên cứu phát triển CNTT hay xây dựng các phòng thí nghiệm CNTT phục vụ nghiên cứu, đào tạo…
6. Đề tài đã xây dựng các mô hình dự báo và dự báo nguồn nhân lực CNTT của Tp.HCM trong giai đoạn 2011 đến 2020. Mô hình dự báo được sử dụng trong nghiên cứu gồm ba loại chính là mô hình dự báo theo chuỗi thời gian, mô hình dự
bá -
, thiếu tính hệ thống. Về dự báo số tuyển sinh ĐH và CĐ CNTT của Tp.HCM từ năm 2010 đến 2020, mô hình dự báo theo thời gian được đánh giá là mô hình thích hợp nhất. Theo kết quả của mô hình này, đến năm 2020, số tuyển sinh ĐH và CĐ CNTT của Tp.HCM là 31.119 SV. Kết quả hồi qui nhân quả cho thấy biến Dân số và GDP Tp.HCM có ý nghĩa thống kê nhân quả đối với số tuyển sinh ĐH và CĐ
93
CNTT của Tp.HCM. Điều này cho thấy có thể dùng phương trình hồi qui này để hoạch định số tuyển sinh ĐH và CĐ CNTT của Tp.HCM khi biết Dân số và GDP Tp.HCM trong tương lai. Kết quả phân tích cũng cho thấy có thể sử dụng mô hình cân đối liên ngành I-O để dự báo số cầu lao động CNTT của Tp.HCM. Theo mô hình I-O, số cầu lao động CNTT của Tp.HCM vào năm 2020 lần lượt là 67.324 người cho phương án 1 với tỉ lệ tăng trưởng ngành CNTT 11% năm và 129.084 người cho phương án 2 với tỉ lệ tăng trưởng ngành CNTT 30% năm.
Hiện nay, chất lượng bảng I-O năm 2007 và các số liệu về nguồn nhân lực CNTT của Tp.HCM năm 2007 còn nhiều hạn chế; đồng thời các giả định khi xây dựng mô hình I-O như là hệ số chi phí đầu vào hay là công nghệ sản xuất không đổi trong giai đoạn dự báo, hoặc tỉ lệ giữa ba nhóm ngành công nghiệp phần cứng, phần mềm và công nghiệp số của Tp.HCM trong giai đoạn dự báo giống như của VN năm 2008 có thể thay đổi. Những điều này có thể ảnh hưởng đáng kể đến kết quả dự báo. Nhìn chung trong nghiên cứu này, các số liệu đã thu thập được trong điều kiện hiện
nay , không đầy
đủ và thiếu tính hệ thống nên ảnh hưởng rất nhiều đến độ tin cậy của các kết quả của các mô hình dự báo. Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu kỳ vọng có được những đóng góp về mặt phương pháp dự báo của nghiên cứu này và người đọc khi tham khảo các kết quả nghiên cứu này cần quan tâm đến vấn đề chất lượng của cơ sở dữ liệu.