Hiện nay nước ta đã thành công và chủ động trong sản xuất giống hai loài cá ngựa: cá ngựa đen và cá ngựa ba chấm. Cá ngựa đen đã nuôi đạt đến kích thước thương phẩm và phát dục trong điều kiện thí nghiệm. Đến nay việc nuôi ngoài tự nhiên chỉ mới thành công ở 3-4 tháng tuổi, cá đạt kích thước 90-100 mm.
Việc sản xuất giống cá ngựa tương đối dể và ít tốn kém.
1. Chọn cá bố mẹ
Chọn cá bố mẹ cho sản xuất giống phải đạt tiêu chuẩn khỏe mạnh, linh hoạt đuôi uốn cong (cá yếu khi bơi đuôi thường duổi thẳng). Không nên chọn cá đánh bắt bằng giã cào vì cá thường bị xây xát. Túi ấp do tác động cơ học khi có cá con ở bên trong yếu hoặc chết. Chọn cá bố mẹ đánh bắt bằng ghe lặn là tốt nhất.
Có hai cách để chọn cá ngựa đực mang trứng trong túi ấp: Cách 1: chọn mua cá đực mang trứng ngoài tự nhiên Cách 2: nuôi cá đực và cá cái thành thục trong bể ximăng Điều kiện bể nuôi
Bể có thể tích 4 m3.
Mực nước 0,8-1 m, sục khí liên tục Tỷ lệ đực/cái 1:1 hoặc 2:1
Thức ăn sử dụng cho quá trình ương nuôi là artemia trưởng thành, ấu trùng muỗi, các loài tôm nhỏ còn sống.
Sau một thời gian nuôi, cá cái sẽ chuyển trứng sang cá đực. Sau khi đẻ xong tiếp tục nuôi chung cá đực và cá cái. Thường sau 10-20 ngày cá đực có thể đẻ lại.
Trong quá trình nuôi, cần chú ý đến chất lượng thức ăn. Thức ăn đầy đủ và chất lượng tốt cá sẽ tái phát dục nhanh.
2. Bể đẻ và mật độ nuôi
Bể đẻ và bể nuôi trong thời gian 1-1,5 tháng tuổi thường sử dụng bể kính có thể tích 100-150 lít, sau đó chuyến sang bể ximăng nuôi ngoài trời
Các biện pháp kỹ thuật được tiến hành như sau:
Bể trước khi đẻ phải được vệ sinh, tẩy trùng (xà phòng, formon, Chlorine A, 200- 1000 ppm)
Cấp nước biển lọc sạch có đặc điểm sau: Độ mặn : 30-34 ppt
Nhiệt độ: 26-30 OC. Có hệ thống sục khí
Chọn cá đực mang trứng thả vào bể nuôi với mật độ 1-2 con/10 l. Sau thời gian không quá 11 ngày, cá sẽ đẻ ra con non (không cần bất kỷ một tác nhân kích thích nào).
Số lượng cá con giao động từ 200-1400 con/ cá đực tùy theo loài.
Sau khi đẻ xong cá bố được thả lại bể nuôi vỗ, cá con được chuyển sang bể kính nuôi (100-150 lít) với mật độ 3-5 con/l
Khi cá con được 1-1,5 tháng tuổi (chiều dài 30-35 mm) có thể thả nuôi ở bể ximăng (200-300 m3) ngoài trời (Trương Sỹ Kỳ , 1994) với mật độ 5-10 con/ m3 .
Trong bể nuôi nên đặt các vật thích hợp như chà rạo cho cá bám
Ghi chú: thông thường cá con mới đẻ túi noãn hoàng tiêu biến, nếu cá bị đẻ non, sẽ thấy túi noãn hoàng nằm ở phần bụng, cá yếu và sẽ chết dần sau vài ngày nuôi.
3. Quản lý và chăm sóc bể nuôi cá con
3.1. Thức ăn
Cá ngựa chỉ ăn sinh vật sống, di động, có kích thước phù hợp với cở miệng của cá Thời gian đầu từ 1-10 ngày tuổi cho cá ăn nhóm chân mái chèo (Copepoda) kích thước 200-300 μ.
Sau 10 ngày cho ăn động vật mái chèo và ấu trùng Artemia
Sau 2 tháng tuổi cá thích nghi với con mồi có kích thước lớn hơn (cở 3-8 mm) nên cho ăn nhóm động vật bơi nghiêng (Amphipoda), tôm Anh (Palaemoinidae), Mysidacea, Artemia trưởng thành.
Chế độ cho ăn 3 lần/ngày
8 giờ sáng, 11 giờ trưa và 14 giờ chiều
Liều lượng cho ăn đối với cá nhỏ là 10-15% trọng lượng thân. Tuy nhiên,phải thường xuyên theo dõi chế độ ăn mồi để điều chỉnh cho phù hợp.
Trong quá trình sản xuất giống cá ngựa, cần phải chủ động nguồn thức ăn động vật phù du mà chủ yếu là Copepoda. Đối với cá lớn cần phải có nguồn thức ăn: Amphipoda, Mysidacea, Artemia đây là vấn đề tương đối khó.
Hiện nay trên thế giới có rất nhiều công trình nghiên cứu sinh vật sống làm thức ăn cho cá. Nhóm Copepoda và Artemia cho năng suất cao, nhưng nuôi Copepoda chỉ hạn chế ở một số loài, còn lại cho năng suất thấp hoặc khó nuôi.
Hiện nay để thu được lượng lớn Copepoda làm thức ăn cho cá ngựa giống, chỉ có thể thực hiệnh bằng cách dùng lưới động vật phù du vớt ngoài tự nhiên. Kết quả nghiên cứu gần đây về việc thu sinh khối Copepoda ở Bình Tân (Nha Trang) cho thấy có thể thu từ 0,30-2,16 kg Copepoda/ngày, cao nhất vào mùa khô (tháng 6, 7, 8). Một năm có thể thu 452 kg (Trương Sỹ Kỳ , 1994). Nếu tính toán theo hệ số chuyển hóa thức ăn là 5%, với khối lượng thức ăn này có thể sản xuất được 900.000 cá ngựa con trong một năm. Trong thành phần động vật phù du thu được ở Bình Tân, Copepoda chiếm 67 % số lượng, ấu trùng giáp xác 23%. Hai nhóm này là thức ăn chính cho cá ngựa con.
Để nuôi cá ngựa đạt kích thước trưởng thành, cần chủ động nguồn thức ăn Artemia. Hiện nay có thể nuôi Artemia sinh khối bằng phương pháp đơn giản sau:
Cho ấp nở 20 g trứng Artemia trong 20 lít nước biển, có sục khí mạnh, sau 24-36 giờ trứng nở ra ấu thể.
Chuyển ấu thể sang nuôi ở bể ximămg 4 m3 (sục khí), cho ăn cám gạo, thức ăn tổng hợp, tảo khô Spirulina, sau 12-15 ngày nuôi có thể thu được 0,5-0,9 kg Artemia trưởng thành trên một m3 nước
Ở các địa phương có phong trào nuôi Artemia trong ruộng muối, có thể thu được Artemia trưởng thành cho cá ăn.
3.2. Thay nước và vệ sinh
Vệ sinh và thay nước bể nuôi là một trong những biện pháp phòng bệnh có hiệu quả trong nuôi trồng. Đối với bể nuôi, trước khi lấy nước phải xử lý bằng Chlorine A hoặc formon 200-1000 ppm, nước đưa vào nuôi phải xử lý bằng chlorine A 100-150 ppm, sục khí 24-48 giờ trước khi cấp nước vào bể.
Thay nước 1/3 lượng nước hàng ngày, sau 1 tuần thay nước toàn bộ. Khi thay nước kết hợp với siphon đáy hút phân và thức ăn thừa ra ngoài.
3.3. Chế độ ánh sáng
Ánh sáng ban ngày có ảnh hưởng đến sự phát triển của cá con. Thường ánh sáng thích hợp giao động từ 1.000-10.000 lux.
Khi nuôi ở nơi quá sáng hoặc quá tối, sẽ có một số hiện tượng bất bình thường xảy ra cho cá ngựa nuôi. Ví dụ nuôi cá ngựa ở các nơi tối, sau vài ngày cá sẽ bị mù. Vì thế, cần thiết phải nuôi cá ngựa giống ở điều kiện chiếu sáng thích hợp. Nên đặt bể nuôi cá ngựa giống ơ điều kiện ánh sáng thích hợp. nên đặt bể nuôi ở nơi có ánh sáng phân bố đều, để tránh hiện tượng cá hướng quang tập trung ở một nơi gây ra sự cạnh tranh về không gian sống và thức ăn. Thời gian chiếu sáng ít nhất là 10 giờ mỗi ngày.
3.4 Một số bệnh thường gặp khi nuôi cá ngựa
Cá ngựa là loài có khả năng đề kháng với nhiều loại bệnh, nhưng khi nuôi với mật độ cao, cá có thể bị nhiễm bệnh.
* Ở giai đoạn cá con, bệnh thường gặp là do nguyên sinh bệnh động vật (Protozoa) gây ra:
- Dấu hiệu bệnh lý: bệnh xuất hiện ở tuổi cá con 5- 30 ngày tuổi. sau 3-5 ngày toàn bộ đuôi cá ngựa bị phủ đầy protogoa trông như những sợi bông gòn. Cá mất khả năng bơi lội và kiếm ăn. Sau một thời gian cá chết.
- Biện pháp phòng bệnh : nguồn nước và thức ăn phải sạch, phải được xử lý bệnh trước khi sử dụng. khi phát hiện cá có có bệnh phải tách nuôi riêng.
- Trị bệnh : xử lý formol:20-40 ppm 2-3 lần, có thể trị bệnh này. Khi cá nuôi sau một tháng tuổi thường rất ít bị mắc bệnh này.
* Đối với giai đoạn cá lớn đôi khi mắc bệnh đốm trắng, bệnh phát sinh do cá bị nhiễm Ichthyophthiniue mutifilis. Là một loại nguyên sinh động vật có dạng hình cầu hoặc ovan.
- Dấu hiệu bệnh lý: Xuất hiện các đốm trắng trên thân và đuôi, cá bơi lội kém linh hoạt, thường ở trên mặt nước. các đốm trắng lan dần, da bị phá hủy dần dần, cá chết.
- Trị bệnh: Khi phát hiện cá có bệnh cần nuôi riêng, xử lý bằng Malachite green 0,15-0.20 ppm trong 2- 3 giờ, điều trị lặp lại 2 lần cách nhau 1 ngày. Kết quả tỷ lệ cá khỏi bệnh là 70-80% (Phạm Thị Mỹ, 1990).
3.5. Vận chuyển cá ngựa.
Phương pháp phổ biến này là vận chuyển kín bằng túi nylon bơm oxy.
- Túi nylon (2 túi lông vào nhau) chứa 1/3 lượng nước biển lọc sạch. Bơm khí oxy căng túi dùng dây cao su buột chăt miệng túi(khí oxy chiếm 2/3 túi). Bên ngoài có bao bảo vệ.
- Mật độ vận chuyển đối với cá lớn: 30-40 con/5lit. - Đối với cá giống : 250-300 con/5lit.
- Nếu đi đường xa, sau 7-8 giờ cần phải thay khí Oxy. Túi chứa cá cần đặt những nơi có bóng mát.
Phụ lục
PHÒNG VÀ TRỊ MỘT SỐ BỆNH THƯƯƠNG GẶPTRONG QUÁ TRÌNH NUÔI CÁ BIỂN. TRONG QUÁ TRÌNH NUÔI CÁ BIỂN.
1. Phòng bệnh
Phòng bệnh là phương pháp hiệu quả nhất hiện nay trong nuôi trồng thủy sản nói chung và nuôi cá biển nói riêng.
Đối với ao nuôi cần chọn địa điểm thích hợp, nguồn nước không bị ô nhiễm bởi các nguồn độc hại. đảm bảo các yếu tố môi trường thuận lợi. ao phải được cải tạo triệt để, lớp bùn đáy không nên để quá dày. Dùng với liều lượng cao kết hợp với chlorin A, Sapomin diệt tạp, diệt mầm bệnh. Nếu có điều kiện nên phơi đáy ao trước khi nuôi vụ tiếp.
Đối với lồng nuôi nên đặt ở những vị trí ít sóng gió, nguồn nước trong sạch, ít sinh vật bám. Lồng phải được vệ sinh thường xuyên , khi chuyển lồng, hoặc sau khi thu hoạch cần phải được vệ sinh lưới lộng thật kỹ, lưới được giặt bằng nước ngọt, ngâm trong dung dịch formol 100-200ppm, 2-3 ngày, phơi nắng. nên thay lưới mới khi cần thiết. nếu không có điều kiện nên phơi nắng lưới ngay trên bè, đập giữ sạch các vật bám.
Hệ thống bể nuôi và trang thiết bị và dụng cụ trong trại sản xuất giống phải được thường xuyên vệ sinh, xử lý mầm bệnh, diệt trùng.
Giống cá trước khi thả nuôi cần phải xử lý bệnh, tắm trong dung dịch Malachite green nồng độ 5-10 ppm trong 10-15, hoặc tắm trong dung dịch Oxytetracylin 5 ppm.30-1 giờ.
Thức ăn cho cá nên sử dụng thức ăn tươi, mới , không nên sử dụng các loại thức ăn đã ươn thối hoặc ẩm mốc. cho ăn đúng liều lượng và đảm bảo đủ chất dinh dưỡng cho cá.
2. Trị một số bênh thường gặp
2.1. Bệnh đóm đỏ,xung huyết
Tác nhân: do vi khuẩn gây nên(vibrio,aeromonas,pseudomonas)
Dấu hiệu bệnh: thân, cá,gốc vảy ngực, dây lưng, đuôi có nhiều đốm đỏ , lở loét,hâu môn sưng đỏ, con bị nặng rụng vảy, lở loét toàn thân và chết.
Chữa trị:
Tắm cho cá trong dung dịch oxytraxyeline nồng độ 10 ppm trong 5-10 phút. Dùng dung dịch KmnO4(thuốc tím) nồng độ 10 ppm rửa sạch vết thương cho cá, sau đó bôi thuốc mỡ tetracyline. Điều trị liên tục 3 ngày.
Trộn thuốc Oxytetracyline với liều lượng 0,5g/kg thức ăn cho cá ăn trong 7-8 ngày.
2.2. Bênh hoại cơ
Do nhiễm trùng vết thương xây sát trong quá trình đánh bắt và vận chuyển. Dấu hiệu bệnh: vết thương có mủ trắng, thịt bị loét,lan rộng ra toàn thân. Cá bỏ ăn, bơi lờ đờ rồi chết. con bị nặng có thể bị sứt vây, mất đuôi.
Chữa trị.
Tắm trong dung dịch Oxytetracyline 5-10 phút mỗi ngày 1 lần. Tắm trong dung dịch furacin 3-5 phút cách 1 ngày tắm một lần.
Rửa vết thương bằng dung dịch Kmno4 5ppm, sau đó lau khô và bôi mỡ tetracyline vào vết thương.
Trộn sulfamid vào thức ăn 100-200 mg/kg thức ăn cho cá ăn 7-10 ngày(oxy,fura,chlorin….)
2.3. Bệnh vi khuẩn trùng ruột:
Do vi khuẩn Aeromonas gây nên.
Dấu hiệu: cá bỏ ăn,bơi lờ đờ, ruột sưng to, cá bị nặng chảy máu ruột rồi chết. Cách phòng bị
Trộn Sulfamid 100-200 mg/kg hoặc Oxytetracyline 20-25 mg/kg, thức ăn, cho cá ăn 5-7 ngày
2.4. Bệnh đốm trắng
Do tiêm mao trường ciliata gây nên.
Dấu hiệu: đầu và mang cá có nhiều nhớt, cá khó thở,bơi lờ đờ trên mặt nước, bệnh lây lan nhanh và gây chết nhiều.
Cách phòng trị:
Tắm cá dung dịch CuSO4 2ppm (pha nước ngọt) 5-10 phút.
Tắm cá vào dung dịch chlorine A hoặc KMnO4 5-8 ppm 2-3 phút, cách một ngày tắm một lần.
2.5.Bệnh do nguyên sinh động vật (Protozoa) gây ra.
Dấu hiệu: trên thân, mang cá có nhiều nguyên sinh động vật bám dạng sợi. nếu bị nâng trên các gốc vây, đuôi có nhiều sợi như bông gon. Cá khó thở, bỏ ăn,bơi chậm chạp.
Cách phòng trị:
Sử dụng formol nồng độ thích hợp là 15-25 ppm khi trị trong ao hoặc trong dung dịch formol 50-100 ppm trong 5 giờ, theo dõi cá nếu thấy cá bị sốc mạnh, chuyển sang nước mới. trị bệnh 2-3 lần, cách một ngày trị 1 lần.