ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA CÁ MĂNG BIỂN (Chanos chanos Forskal, 1775)

Một phần của tài liệu Bài giảng kỹ thuật nuôi các loài cá biển TS. Nguyễn Địch Thanh (Trang 45 - 48)

Forskal, 1775)

Cá măng là loài có giá trị kinh tế cao, có tốc độ tăng trưởng nhanh, có thể sống được trong môi trường nước ngọt, lợ, mặn. Nó là loài cá hiển,dể nuôi, nguông giống tự nhiên nhiều, thức ăn chủ yếu là động vật phù du, mùn bả hữu cơ, có thể nuôi ghép với các đối tượng khác như tôm Sú. Hiện nay, cá măng đang được nuôi ở nhiều nước như Philippines, Đài Loan, Hawaii, Indonesia, Việt Nam, Sri Lanka,… Cá được nuôi dưới các hình thức như nuôi trong ao đất, đăng, nuôi lồng nổi và lồng cố định tại các thủy vực nước ngọt, lợ mặn hoặc nuôi ghép với các đối tượng khác như tôm, hay một số đối tượng cá biển. Nguồn giống chủ yếu được vớt từ tự nhiên. Tuy nhiên, ở Philippines, Đài Loan, Hawaii, Indonesia đã sản xuất được giống nhân tạo để cung cấp cho nuôi thương phẩm.

Philippines là nước có sản lượng nuôi cá măng lớn nhất thế giới, đây là đối tượng kinh tế quạn trọng của nước này. Sản lượng cá măng nuôi ở nước này chiếm 70% tổng sản lượng các đối tượng nuôi biển. Năm 2000, nước này nuôi được 194.577 tấn đạt giá trị hơn 10 tỷ pesos (khoảng trên 415 triệu USD), đồng thời xuất khẩu được khoảng 209 tấn đạt giái trị 660.000 USD, thị trường lớn nhất là Mỹ, số còn lại chủ yếu tiêu thụ nội địa. Sản phẩm cá măng được chế biến dưới các hình thức phi lê, đông lạnh, hun khói…

Tại Đài Loan, những năm 1981 trở về trước, cá măng được coi là đối tượng nuôi quan trọng của ngành thủy sản nước này, và được nuôi với năng suất1,1 – 3,7 tấn/ha. Sau này, bên cạnh cá măng còn có những đối tượng khác như cá Mú, cá Hồng, cá Bớp, …

Ở Indonesia, cá măng là đối tượng làm tăng thêm thu nhập cho người nuôi và được nuôi chủ yếu dưới hình thức quảng canh, nuôi trong đăng quầng, hoặc nuôi ghép với tôm Sú, năng suất không cao.

Ở Việt Nam là khu vực có cá măng phân bố, hiện đang được nuôi dưới hình thức như nuôi tròng lồng nước lợ, nuôi ghép với tôm Sú hoặc nuôi trong các lồng trên biển, nhưng sản lượng không đáng kể. Chủ yếu là nuôi ở khu vực Nam Trung Bộ, nguồn giống thu từ tự nhiên, hiện chưa sản xuất được giống nhân tạo, giá bán tại thị trường nội địa từ 30.000 – 50.000 đồng/kg tùy theo thời điểm.

1.Đặc điểm phân loại và hình thái

a. Phân loại

Theo hệ thống phân loại cá Măng Biển có vị trí phân loại như sau: Ngành: Vertebrata

Lớp: Osteichthyes

Bộ: Gonorhynchiformes Họ: Chanidae

Giống: Chanos

Loài: Chanos chanos Forkal, 1775 Tên tiếng Việt: cá Măng sữa, cá Măng biển

Tên tiếng Anh: Milkfish

b. Hình thái

Cá măng biển có thân hình thoi dài và dẹp bên, đầu to vừa, mõm tù tròn, mangf mỡ dày che kín mắt. Lỗ mũi cách xa nhau, miệng nhỏ không có răng và râu, nắp mang rời nhau, tách rời ức, lược mang nhiều và nhỏ. Cá có vảy tròn khó rụng, gốc vây đuôi và vây hậu môn có vảy bẹ, gốc vây bụng và vây ngực có vảy nách, gốc vây đuôi có hai vảy đuôi dài, vảy đường bên phát triển. Cá có một vây lưng, vây ngực thấp, vây bụng nhỏ, vây đuôi rộng chia làm hai thùy khuyết sâu. Lưng có màu xanh lục, hai bên và bụng có màu sáng bạc; mép vây đuôi, vây lưng và vây hậu môn có viền đen; vây ngực và vây bụng đen ở gốc. Chiều dài thân cá không kể đuôi gấp 3 – 5 lần chiều cao thân.

Hình thái bên ngoài cá măng (Chanos chanos)

2.Đặc điểm phân bố

a. Phân bố theo địa lý

Hinh Phân bố địa lý của cá Măng

Cá măng biển là loài rộng nhiệt, chúng phân bố ở khắp vùng biển nhiệt đới và cận nhiệt đới như ấn độ dương, thái bình dương, đặc biệt là các nước Australia, Thái Lan, Philippines, Đài Loan, Indonesia, … Ở Việt Nam cá phân bố ở phía đông vịnh Bắc bộ, vùng biển Nam Trung bộ (Bình Định đến Bình Thuận).

b. Phân bố theo hình thái

Cá măng biển là loài rất rộng muối, chúng thường phân bố ở nơi có độ trong cao, cá trưởng thành khi thành thục sinh dục sống ở ngoài khơi, ấu trùng sau khi nở di chuyển vào gần bờ và lớn lên ở vùng đầm cửa sông nước lợ hay có thể di cư sâu vào trong ao, hồ nước ngọt.

3.Khả năng thích ứng với các yếu tố môi trường

Cá măng là loài cá có thể chịu đựng được với điều kiện biến đổi nhiệt độ lớn, cá có chiều dài 1 – 2 cm có thể chịu được nhiệt độ 18 – 41 oC, tuy nhiên, khoảng thích hợp cho cá sinh trưởng là 28 – 31 oC. Trong điều kiện thí nghhiêm cá có thể sống trong trong môi trường có độ mặn 0 – 84 ppt. Tuy nhiên, độ mặn trên 40 ppt cá sẽ chậm lớn, độ mạn thích hợp cho cá sinh trưởng là 15 – 25 ppt. Cá có thể sống tốt trong điều kiện có hàm lượng oxy tương đối thấp 2 – 3 mg/l, hàm lượng oxy tối ưu cho sự phát triển là trên 4 mg/l. Độ pH thích hợp cho sự tăng trưởng là 7 – 8, nếu pH quá thấp sẽ ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng và tỷ lệ sống.

4. Đặc điểm dinh dưỡng và sinh trưởng

a. Đặc điểm dinh dưỡng

Cá măng biển là loài cá hiền, bắt mồi theo phương pháp lọc, trong tự nhiên cá chủ yếu ăn sinh vật phù du. Vì thế cá có cấu trúc mang rất nhiều lược mang có tác dụng lọc và tập trùng thức ăn. Tuy nhiên, cá con rất ít ăn thực vật phù du, chủ yếu ăn động vật phù du, mùn bả hữu cơ, chất vẩn trong nước hay đáy thủy vực (Banno, 1980). Cá có tập tính ăn ban ngày và cao nhất vào lúc 7 giờ và 13 giờ. Trong phòng thí nghiệm, cá con không ăn vào ban đêm, khi tập dần thì đến giai đoạn cá cá giống thì cá sẽ ăn vào ban đêm, tuy nhiên cá lớn vẫn ăn vào ban ngày.

Cá bột bắt đầu ăn thức ăn ngoài từ ngày thứ 3 sau khi nở, khi khối noãn hoàng đã hết và giai đoạn 4 – 7 ngày tuổi là giai đoạn cá bột hao hụt nhiều nhất (vì đây là giai đoạn chúng chuyễn từ dinh dưỡng bằng noãn hoàng sang ẳ dụng thức ăn ngoài và chỉ có những loài cá bột thích ứng nhanh với sự chuyển đổi này thì sống sót). Sau 3 tuần tuổi thì, cá măng có đặc tính ăn các loại lab – lab, tảo lam, tảo lục, tảo khuê, ấu trùng giáp xác và nhuyễn thể, ấu trùng côn trùng, động vật phù du và mùn bã hữu cơ. Đến giai đoạn cá lớn ngoài các loại thức ăn trên chúng còn ăn các loại tảo sợi (Chaetomorpha, Enteromopha), tuy nhiên dinh dưỡng không bằng lab – lab.

b. Đặc điểm sinh trưởng

Cá măng là loài có kích thước trung bình, cỡ khai thác trung bình là 2 – 3 kg, ở khoảng 2+ - 3+, cở tối đa có thể gặp là 13 kg ở tuổi 13+. Trong điều kiện nuôi nếu thức ăn đầy đủ, môi trường thuận lợi, cá có kích thước 1,0 – 2,5cm, sau 2 tháng nuôi có thể đạt 10 – 13 cm. Khi nuôi thương phẩm, trong ao thức ăn đầy đủ cá có thể đạt 0,3 – 0,4 kg sau 4 tháng nuôi và 0,8 – 1,0 kg sau 1 năm.

5. Đặc điểm sinh sản

Tùy từng vùng, từng điều kiện tự nhiên khác nhau, tuổi và kích thước thành thục của cá măng khác nhau. Cá cái thường thành thục ở tuổi 5+ – 6+, cá đực là 4+. Kích thước cá đực khi thành thục khoảng 94 cm, cá cái khoảng 100 cm, trọng lượng từ 6 – 10 kg. Trong điều kiện thí nghiệm, cá nuôi vỗ trong bè ngoài biển sẽ thành thục sớm hơn cá nuôi trong ao hay bể. Khi cá còn nhỏ rất khó phân biệt đực cái, khi thành thục sinh dục chỉ có thể phân biệt dựa vào lổ niệu sinh dục và hậu môn. Cá cái có 3 lổ, cá đực có 2 lổ.

Cá măng là loài có sức sinh sản cao, trung bình một cá măng cái trưởng thành đẻ được khoảng 1 – 7 triệu trứng.

Mùa vụ sinh sản của cá Măng biển từ tháng 3 đến tháng 5, vụ hai từ tháng 9 đến tháng 11. Mùa sinh sản có thể kéo dài và ở một số khu vực cá có thể đẻ quanh năm. Đến mùa sinh sản cá di cư ra biển bắt cặp và đẻ trứng. Bãi đẻ là các rạn san hô xa bờ, có độ sâu 20 – 40 m nước, nhiệt độ khoảng 28 – 30oC, độ mặn trên 32 ppt. Cá thường di cư sinh sản vào chu kỳ trăng non hoặc trăng tròn, lúc nước cường, cá đẻ vào ban đêm. Lúc đi đẻ chúng thường ghép đôi và tỷ lệ đực /cái là 2 : 1. Sự kích thích của hai cá đực làm cho cá cái đẻ róc.

Tùy điều kiện nhiệt độ nước mà cá bột sẽ nở sau 18 – 26 giờ kể từ khi trứng thụ tinh. Cá bột sau khi nở sẽ được thủy triều đưa dần vào vực nước ven bờ, tại đây chúng sẽ sinh trưởng và lớn lên. Cá bột và cá giống thường tập trung nhiều ở vùng triều và vùng nước lợ.

Cá măng bột tự nhiên thường được vớt ở vùng triều, tại các vũng, vịnh, đầm nước lợ, các vùng trũng ở các khu rừng ngập mặn sau khi triều rút. Cá măng bột được vớt nhiều nhất là giai đoạn 10 – 12 ngày tuổi, kích thước 1 – 2 cm.

Chương III:

KỸ THUẤT SẢN XUẤT GIỐNG VÀ NUÔI THƯƠNG PHẨMMỘT SỐ LOÀI CÁ BIỂN CÓ GIÁ TRỊ KINH TẾ MỘT SỐ LOÀI CÁ BIỂN CÓ GIÁ TRỊ KINH TẾ

Một phần của tài liệu Bài giảng kỹ thuật nuôi các loài cá biển TS. Nguyễn Địch Thanh (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(75 trang)
w