KỸ THUẬT ƯƠNG GIỐNG CÁ BIỂN

Một phần của tài liệu Bài giảng kỹ thuật nuôi các loài cá biển TS. Nguyễn Địch Thanh (Trang 63 - 65)

(từ cá bột 1-2,5 cm lên cá giống 8-10 cm)

Giai đoạn này không nên ương trong bể ximăng vì môi trường dể ô nhiễm, cá dễ bị xây xát, bệnh tật và ăn thịt lẫn nhau dẫn đến tỷ lệ sống thấp.

Có hai phương pháp ương

- Ương trong ao đất - Ương bằng lồng

1. Ương trong ao đất

1.1 Điều kiện ao ương

Ao thường có hình chữ nhật, diện tích 200-500 m2. Độ sâu mức nước trong ao 0,8-1 m, độ mặn trên 25 ppt Ao có cống cấp và tiêu nước riêng

Đáy cát bùn, bùn cát,… bờ ao chắt chắn

1.2. Cải tạo, chuẩn bị ao

Cải tao tốt, triệt để là khâu quan trọng, nhằm giệt trừ dịch hại, mầm bệnh và các sinh vật cạnh tranh gây nguy hiểm cho cá con.

Ao ương phải được tháo cạn nước, vét bùn, rữa sạch đáy ao, dùng dây thuốc cá, bã trà … để diệt tạp

Rải vôi với liều lượng 10-20 kg/100 m2 để diệt tạp và cải tạo pH, kết hợp phơi đáy ao 3-5 ngày.

Lắp lưới chăn, lấy nước vào ao rữa vôi

Bón lót phân hữu cơ (tốt nhất là phân gà) lượng 5 kg/100 m2 tạo điều kiện cho sinh vật phù du phát triển. Trước khi thả cá 2-3 tuần, cho ấu trùng artemia vào ao (thường 1 kg trứng khô/ha, với tỷ lệ nở 80%). Sau 10-14 ngày, artemia trưởng thành và tiến hành thả cả.

1.3 Chọn giống và thả giống

Cá chễm bột phải đồng đều, khỏi mạnh, không bị thương tật

Thả giống nên tiến hành vào sáng sớm và hoặc chiều mát, thả từ từ để không gây sốc độ mặn và nhiệt độ cho cá.

Mật độ ương: 20-50 con/m2

1.4. Quản lý cá chẽm trong ao ương

Thức ăn: ngoài việc ương nuôi artemia trong ao làm thức ăn cho cá còng bổ sung thức ăn bên ngoài, thường sử dụng cá tạp xay nhuyễn, băm nhỏ cho ăn với liều lượng.

Tuần đầu : 100% trọng lượng cơ thể Tuần thứ 2 : 60% trọng lượng cơ thể Tuần thứ 3 trở đi : 40% trọng lượng cơ thể

Lượng thức ăn bổ sung điều chỉnh tùy thuộc vào lượng artemia trong ao.

Cách cho ăn: thời điểm và vị trí cho ăn trong ao nên cố định. Tập cho cá có thói quen tập trung thành đàn tại một địa điểm nhất định khi cho cá ăn. Trước khi cho ăn có thể kèm theo tiếng động, tập cho cá phản xạ có điều kiện. Những ngày đầu cho ăn 3-4 lần/ngày, sau đó cho ăn 2-3 lần/ngày. Nên cho cá ăn từ từ tránh tình trạng thức ăn chìm xuống đáy, phân hủy làm ô nhiễm môi trường, vì cá chẽm có tập tính bắt mồi ở tầng mặt, ít bắt mồi ở tầng đáy. Khi cá ăn no cá sẽ bơi đi nơi khác, lúc đó ngừng cho ăn.

Thay nước:

Những ngày đầu thường không thay nước, để hạn chế sự thất thoát thức ăn tự nhiên và artemia trong ao. Sau đó thì thay nước khi cần thiết, có thể 2-3 ngày/lần, lượng nước thay 30-50%.

1.5.Thu hoạch

Sau thời gian ương 30-45 ngày cá đạt cở 8-10 cm tiến hành thu hoạch. Thường sử dụng lưới kéo, kích thước mắt lưới 2a = 2 cm để thu, thường kéo vào chiều mát, tránh kéo nhiều lần trong ngày làm cá dể bị yếu.

Cá giống sau khi thu cần cho vào giai chứa, phân cở lựa chọn, sau đó thả sang ao hoặc nuôi thịt hoặc lồng nuôi thịt.

2. Ương giống bằng lồng lưới

Ương giống bằng lồng là phương pháp lợi dụng điều kiện môi trường biển trong sạch, dòng chảy tự nhiên giúp cho cá khỏe và lớn nhanh. Cách ương này cũng dễ dàng thực hiện và yêu cầu vốn đầu tư ít.

2.1. Kết cấu lồng ương

Lồng ương thích hợp nhất là lồng có dạng hình chữ nhật, làm bằng lưới tổng hợp, kích thước mắt lưới 1-2 mm, gắn vào khung gỗ, thùng được giữ nổi nhờ hệ thống phao.

Kích thước lồng giao động từ 3 m3 (3 x 1 x 1m) đến 10 m3 (5 x 2 x 1 m).

Vị trí đặt lồng: Trong ao lớn hoặc ven biển có điều kiện môi trường thuận lợi, ổn định, nguồn nước sạch không bị ô nhiễm, có độ mặn lớn hơn 25 ppt.

Vị trí đặt lồng là những nơi có ít sinh vật bám vì kích thước mắt lưới lồng ương nhỏ, dễ bị hư khi dòng nước chảy mạnh hay bị bí nước khi có sinh vật bám.

2.2. Chọn và thả giống

Giống cá bột (1-2,5 cm) thả vào lồng ương được chọng như tiêu chuẩn trong ao. Thả giống với mật độ 80-100 con/m3. Cách thả giống tiến hành như ương trong ao.

2.3. Quản lý và chăm sóc lồng ương

Các loại thức ăn và cách cho ăn giống như ương trong ao.

Kiểm tra lồng hàng ngày đề phòng lồng bị hư hỏng khi có sinh vật bám vào. Cách một ngày dùng bàn chải rữu lồng một lần, điềunày làm cho nước lưu thông trong lồng dễ dàng đảm bảo hàm lượng ôxy và môi trường trong sạch cho cá

Ngoài lồng nuôi, nên thiết kế một số lồng dự trữ, để phân bố,san thưa mật độ khi cần thiết, hạn chế cá ăn thịt lẫn nhau

Sau khi ương, lồng phải được mang lên khô phơi nắng vệ sinh và sửa chữa trước khi ương đợt tiếp theo.

2.3. Thu hoạch

Sau thời gian ương 30-40 ngày, khi cá đạt cở 6-10 cm tiến hành thu hoạch. Cá ương trong lồng tu hoạch đơn giản, chỉ cần đưa lồng vào bờ khu vực nước cạn, dùng vợt thu cá giống. sau khi thu tiến hành phân cở, chọn lọc và vận chuyễn đến ao, lồng nuôi thịt.

Một phần của tài liệu Bài giảng kỹ thuật nuôi các loài cá biển TS. Nguyễn Địch Thanh (Trang 63 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(75 trang)
w