Giới tính và sự chuyển đổi giới tính

Một phần của tài liệu Bài giảng kỹ thuật nuôi các loài cá biển TS. Nguyễn Địch Thanh (Trang 37)

VI ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA CÁ MÚ (Epinephelus spp)

a. Giới tính và sự chuyển đổi giới tính

Cá Mú là loài chuyển đổi giới tính, thông thường lúc nhỏ là cá cái, khi lớn chuyển thành cá đực, thời điểm chuyển đổi giới tính tùy thuộc vào từng loài. Ở loài E. akaara chuyển đổi giới tính ở tuổi 4+ trở lên, lúc cá có chiều dài 27 – 30 cm và trọng lượng 700 – 1.000 kg. Cá có chiều dài dưới 26 cm và trọng lượng nhỏ hơn 500g thì không có cá đực. Người ta phát hiện cá đực nhỏ nhất của loài này khi kích thước 25 – 28 cm, trọng lượng 500 – 600 g. Các loài E. tauvina, E. coioides, E. malabaricus chuyển đối giới tính lúc có chiều dài 65 – 75 cm, trên 75 cm có trọng lượng trên 10 kg thì hoàn toàn là cá đực. Tuy nhiên, vẫn có một số ít không có sự chuyển đổi giới tính, mà phát triển trực tiếp thành cá cái hoặc cá đực ngay từ nhỏ.

Chính sự chuyển đổi giới tính này, nên trong quần đàn cá bố mẹ thường thiếu hụt cá đực. Bên cạnh đó, do khả năng thành thục trong điều kiện nuôi nhốt của cá Mú đực rất hạn chế. Do vậy, người ta có thể sử dụng 17α – methyltestosterol với 0,5 – 3 mg/kg, hoormon được trộn vào thức ăn, tiêm hoặc cấy vào cơ thể cá có trọng lượng 500 – 1.000 g, hoặc cá bố mẹ trước mùa sinh sản nhằm chuyển cái thành cá đực. Ngoài ra người ta còn sử dụng kỹ thuật lưu trữ tinh ở nhiệt độ âm sâu môi trường Nitơ lỏng (- 196oC) để phục vụ cho sinh sản nhân tạo khi thiếu hụt cá đực, nguồn tinh được lấy từ cá đực khai thác ngoài tự nhiên vào mùa sinh sản.

Một phần của tài liệu Bài giảng kỹ thuật nuôi các loài cá biển TS. Nguyễn Địch Thanh (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(75 trang)
w