Hệ thống phân loạ

Một phần của tài liệu Bài giảng kỹ thuật nuôi các loài cá biển TS. Nguyễn Địch Thanh (Trang 39 - 42)

VII. ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA CÁ NGỰA (Hyppocampus spp)

a. Hệ thống phân loạ

Theo hệ thống phân loại cá Ngựa có vị trí phân loại như sau: Ngành: Vertebrata

Lớp: Osteichthyes

Bộ: Gasterosteiformes Họ: Syngnathidae

Giống: Hippocampus

Loài: Cá Ngựa gai H. histrix Tên tiếng Anh Thorn sea-horse

Loài: Cá Ngựa ba chấm H. trimaculatus Tên tiếng Anh Three-dotted sea-horse Loài : Cá Ngựa đen H. kuda

Tên tiếng Anh Black sea-horse

Loài: Cá Ngựa mõm ngắn H. spinosissimus Tên tiếng Anh: Short-mouth sea-horse

b. Hình thái

Cá Ngựa là loài cá có hình dạng đặc biêt, thân được phủ nhiều đốt xương vòng, các đốt xương vòng có gai phân bố, tùy loài mà có gai nhiều hay ít, ngắn hay dài. Đầu to có dạng như đầu Ngựa, gập thẳng góc với trục thân. Không có vây đuôi, đuôi thường cuộn lại để bám vào giá thể. Màu sắc thân tùy theo loài mà có màu khác nhau.

Cá Ngựa thân trắng (Hippocampus

histrix), không có gai nhọn. Đây là loài

có kích thước lớn nhất ở Việt Nam, có con đạt tới chiều dài 300 mm

Cá Ngựa đen (Hippocampus kuda) Cá Ngựa đen (Hippocampus kuda) có màu đen hoặc nâu, đôi khi có màu vàng, hiện tượng này chỉ xảy ra đối với con cái. Chiều dài cá khai thác dao động từ 80 – 160 mm

Cá ngựa H.trimaculatus Cá ngựa H. histrix

2.Đặc điểm phân bố a. Phân bố theo địa lý

Hinh Phân bố địa lý của cá Ngựa

Cá Ngựa phân bố ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Trên thế giới có khoảng 33 loài, nhưng Việt Nam đã xác định được 7 loài. Ở nước ta chúng phân bố ở các vùng biển vịnh Bắc bộ, vùng biển miền Trung (tập trung nhiều ở Khánh Hòa, Ninh Thuận), khu vực vịnh Thái Lan.

b. Phân bố theo sinh thái

Cá Ngựa chủ yếu sống gần đáy, cách đáy khoảng 20 cm, chỉ khi thiếu thức ăn chúng mới lên tầng mặt, thường phân bố ở khu vực có chất đáy là cát hoặc cát bùn có nhiều chà rạo (vật bám) và rong Lá hẹ (Thalassia spp).

Trong 4 loài cá Ngựa ở Việt Nam thì chỉ loài cá Ngựa đen (H. kuda) là loài rộng muối, có thể sống trong điều kiện độ mặn 24 – 34 ppt. Còn các loài khác chỉ có thể sống ở khu vực biển khơi, nơi có độ mặn cao và ổn định, thường là trên 30 ppt. Điều kiện nhiệt độ thích hợp cho sự phát triển của cá Ngựa là 26 – 36 oC, khoảng tối ưu là 28 – 31 oC. Trong khai thác và đánh bắt ngoài tự nhiên thì sản lượng cá Ngựa gai và cá Ngựa ba chấm có sản lượng cao nhất.

Cá Ngựa là loài thường sống đơn độc, ít di chuyển trừ những khi cá di cư đẻ trứng và giao phối vào mùa sinh sản.

3. Đặc điểm dinh dưỡng

Cá Ngựa là loài bắt mồi ít chủ động. Mõm dạng ống, không có răng. Trong điều kiện nuôi nhốt chúng có thể ăn nổi, ăn đáy, hoặc cả khi con mồi bám vào thành bể. Chúng theo dỏi con mồi ở nhiều tư thế và vị trí khác nhau, khi phát hiện con mồi, cá chọn vị trí thích hợp để đớp nhanh con mồi. Tần số bắt mồi của cá Ngựa cao, trong vòng 5 phút chúng bắt mồi từ 10 – 15 lần, khi thức ăn không ưa thích thì cá sẽ nhả trở lại. Cá Ngựa chỉ bắt mồi sống và di động, việc bắt mồi của chúng hiệu quả hay không phụ thuộc vào tốc độ di chuyển cuả con mồi, do cá Ngựa di chuyển chậm nên chúng khó có thể bắt được những con mồi có tốc độ di chuyển nhanh, vì vậy thức ăn của chúng chủ yếu là những đối tượng di chuyển chậm như ấu trùng giáp xác, Artemia, Amphipoda,…

Thức ăn của cá Ngựa theo từng giai đoạn phát triển: Giai đoạn con non chủ yếu ăn động vật phù du và nhiều nhất là nhóm chân chèo (Copepoda) chiếm 93%, ngoài ra chúng còn ăn ấu trùng giáp xác hoặc ấu trùng động vật thân mềm. Khi đạt chiều dài trên 45 mm thì thức ăn chủ yếu là các loài thuộc họ tôm nhỏ Palaemonidae chiếm

47% và động vật nhóm bơi nghiêng (Amphipoda) chiếm 38%, ngoài ra chúng còn ăn một số loài cá con và giáp xác nhỏ khác.

Cá Ngựa là loài bắt mồi dựa vào thị giác, do vậy chúng chỉ bắt mồi vào ban ngày, thường từ 6 – 18 giờ, cường độ cao nhất vào lúc 8 giờ sáng, sau đó giảm dần, đến 14 giờ lại tăng lên nhưng thấp hơn so với lúc 8 giờ sáng. Ban đêm chúng ngừng bắt mồi và bám vào vật bám. Tuy nhiên cá Ngựa có thể bắt mồi vào ban đêm nếu chiếu sáng liên tục.

4.Đặc điểm sinh trưởng

Cá Ngựa là loài có kích thước nhỏ, sinh trưởng nhanh, vòng đời ngắn, hầu hết các loài cá Ngựa đánh bắt ngoài tự nhiên có tuổi 1+ – 2+ và kích thước dao động từ từ 80 – 160 mm

Trong điều kiện nuôi, cá con mới đẻ có chiều dài khoảng 4 – 6 mm, cá 1 tháng tuổi đạt chiều dài 31 mm, 3 tháng dài 48 mm, 3 tháng tuổi đạt chiều dài 70 mm, 5 – 6 tháng tuổi đạt kích thước thương phẩm (kích thước 118 – 134 mm, trọng lượng 4,8 – 8,1 g), sau 11 tháng tuổi đạt chiều dài 160 mm và trọng lượng khoảng 15 g.

Một phần của tài liệu Bài giảng kỹ thuật nuôi các loài cá biển TS. Nguyễn Địch Thanh (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(75 trang)
w