Kỹ thuật cho đẻ và thụ tinh

Một phần của tài liệu Bài giảng kỹ thuật nuôi các loài cá biển TS. Nguyễn Địch Thanh (Trang 56 - 58)

III. KỸ THUẤT SẢN XUẤT GIỐNG NHÂN TẠO CÁ BIỂN (các loài cá dữ)

4. Kỹ thuật cho đẻ và thụ tinh

4.1.Chọn cá bố mẹ cho đẻ

Dựa vào các chỉ tiêu sau:

- Cá khỏe mạnh linh hoạt, không bị tổn thương, không bị bệnh, tốt nhất chọn cá đực và cá cái cùng kích thước, tuổi lớn hơn 3 tuôi; trọng lượng lớn hơn 3 kg.

- Chín sinh dục, cái đực vuốt có sẹ, cá cái buồng trứng ở giai đoạn 4 C

- Cá được chọn phải chuyễn sang bể dự trữ với tỷ lệ đực/cái = 1:1. Giảm lượng thức ăn còn 1% P, tăng cường thay nước hàng ngày, lượng nước cần thay khoảng 50- 60%.

4.2. Sinh sản cá biển nhân tạo

Hiện nay có hai phương pháp: thụ tinh nhân tạou và kích thích cho sinh sản nhân tạo.

4.2.1. Thụ tinh nhân tạo

Cá bố mẹ bắt từ các bãi tự nhiên (ngư dân thường đánh cá vào các ngày nước cường 2-3 ngày đến 5-6 ngày trước khi trăng tròn, cá thường bắt được lúc 18-22 giờ lúc triều lên).

Nếu bắt được cá bố mẹ chín sinh dục, vuốt trứng và sẹ vào dụng cự chứa ngay trên tàu để trứng thụ tinh sau đó đưa đến trại giống cho trứng nở.

Trường hợp chỉ bắt được cá đực thì vuốt sẹ vào lọ thủy tinh sau đó bảo quản lạnh (5-15 OC), sẹ có thể sống 1 tuần, khi gặp cá cái vuốt trứng và cho thụ tinh ngay (thường áp dụng phương pháp thụ tinh khô).

Vuốt trứng cá cái vào dụng cụ chứa khô và sạch, sáu đó cho tinh dịch vào, dùng lông gà trộn đều trứng và tinh dịch trong vòng 5 phút sau đó cho vào dụng cụ ấp.

4.4.2. Kích thích chio đẻ tự nhiên

Có hai phương pháp kích thích: tiêm kích dục tố và thay đổi điều kiện môi trường. Cả hai phương pháp điều kích thích cá đẻ tự nhiên trong bể:

* Kích thích cá bằng hormne

Kiểm tra trứng (mức độ) thành thục

Thời điểm kiểm tra là sau khi thả cá vào bể dự trử 2 tháng, kiễm tra 2 lần/tháng vào lúc triều cường.

Cách kiểm tra: gây mê cá, đặt lật ngữa, dùng một túi đen trùm đầu. Đưa ống hút trứng (bằng nhựa polyethylen canula, đường kính 1,2 mm) vào trong ống dẫn trứng 6- 7 cm lấy trứng ra. Nếu trứng có màu vàng, đường kính 0,4-0,5 mm là cá thành thục tốt sẳn sàng cho việc tiêm hormon.

Cá đực: vuốt nhẹ có tinh dịch chảy ra mới được chọn * Hormon sử dụng

Puberogen

HCG và não thùy thể cá chép

Thành phần Puberogen: 63% kích thích tố kích thích trứng chín (FSH – Follicle Stimulating hormone); 37 kích thích tố gây rụng trứng (LH – Leutinizing hormone)

Liều lượng sử dụng: 50-200 UI/kg cá, sau 36 giờ cá đẻ, nếu không đẻ sau 48 giờ tiêm lần hai liều lượng gấp hai lần một.

Hoặc có thể tiêm theo cách khác như: tiêm lần hai sau khi tiêm lần một 24 giờ, thường cá đẻ sau 12-15 giờ sau khi tiêm lần hai.

Đối với cá đực tiêm với liều lượng 20-50 UI/kg cá. Sử dụng HCG và não thùy thể.

250-1000 UI/kg + 2 - 3 mg não thuỳ thể/kg cá cái.

Thời gian tiêm và thời gian cá đẻ giống như khi tiêm Puberogen. Vị trí tiêm: nên tiêm vào phần cơ dưới gốc vây lưng.

Sau khi tiêm lần một, 24 giờ sau chuyển cá sang bể đẻ (tác dụng của hormon thường thể hiện qua phản ứng trương bụng của cá).

12-15 giờ trước khi cá đẻ có váng bọt màu trắng sữa (như lớp mỡ) xuất hiện trên mặt nước, nếu không có váng tiến hành tiêm lần 2.

Thời gian tiêm hormone cần tính toán sao cho trùng với thời điểm đẻ trứng ngoài tự nhiên (18-20 giờ).

* Kích thích cá đẻ bằng cách điều chỉnh môi trường

Dựa vào phân tích các hiện tượng tự nhiên của cá trong chu kỳ sinh sản, các bước tiến hành cần thiết như sau:

Thay đổi độ mặn của nước giống như lúc cá di cư

Giảm nhiệt độ nước giống như nhiệt độ của nước sau cơn mưa

Hạ mực nước sau đó cho nước sạch vào bể, nâng dần mực nước giống như khi triều dâng, tiến hành theo chu kỳ trăng.

Cách tiến hành Độ mặn: đầu tiên nước trong bể có độ mặn 20-25 ppt. Khi thả cá vào thay nước 50-60% hằng ngày để nâng dần độ mặn lên 30-32 ppt, tiến hành trong 57

khoảng 2 tuần. Điều này mô phỏng quá trình di cư của cá từ vùng sinh trưởng đến bãi đẻ.

Theo dõi đặc điểm tiền sinh sản của cá, khi quan sát thấy bụng cá có màu trắng bạc thì cá bắt đầu đẻ trứng.

Cá được tách khỏi đàn và ngưng cho ăn trước khi sinh sản một tuần vào thời kỳ đầu trăng non hoặc trăng tròn.

Điều chỉnh mực nước bằng cách hạ mực nước trong bể còn 30 cm vào buổi trưa, phơi nắng 2-3 giờ để cho nhiệt độ nước tăng lên 31-32 OC. Sau đó đưa nước biển lọc sạch vào nhanh kích thích như thủy triều đang dâng lên và nhiệt độ nước giảm xuống 27-28 OC giống như sau cơn mưa.

Cá đẻ vào ngay buổi tối sau khi kích thích (18-20 giờ), nếu cá không đẻ thì tiếp tục lập lại kích thích này 2-3 ngày nữa cho đến khi cá đẻ.

5. Thu và ấp trứng

Trứng cá chẽm thụ tinh có kích cở từ 0,8-1,0 mm, nỗi lơ lững gần mặt nước và rất trong.

Có hai cách thu trứng

5.1. Cấp nước biển liên tục vào bể đẻ dòng nước chảy tràn qua bể rảnh nhỏ cuối

bể mang theo trứng vào chậu nhỏ (bê nhỏ) trong đó có đặt lưới thu sinh vật phù du (kích thước mắt lưới 200 µ gas 68). Nước thoát ra ngoài, trứng được giữ lại trong lưới, tiến hành thu đưa vào trong bể ấp.

5.2. Dùng lưới (gas 38-38) kéo. Hai người cầm hai đầu lưới đi dọc theo hai bên

bể để kéo trứng. Trứng sau khi thu nên cho vào dụng cụ chứa trứng (thau nhựa) rữa sạch, loại bỏ các tạp chất, trứng không được thụ tinh, sau đó cho vào ống đong định lượng.

5.3 .Ấp trứng

Trứng thụ tinh sau khi định lượng đưa vào bể ấp Điều kiện bể ấp trứng

Bể được làm bằng nhựa, sợi thủy, tinh hình tròn. Diện tích 1-2 m3/bể

Bể trước khi ấp phải được vệ sinh, tẩy trùng

Nguồn nước biển ấp phải được lọc sạch, đảm bảo độ mặn cao 30-32 ppt, nhiệt độ nước 26-28 OC, sục khí nhẹ liên tục.

Ấp trứng với mật độ trứng 100-500 trứng/L

Sau thời gian 17-18 giờ ấp trứng nở ra ấu trùng. Thời gian trứng nở dài hay ngắn phụ thuộc vào điều kiện môi trường. Trong điều kiện thích hợp, nhiệt độ càng cao thời gian nở càng ngắn.

Kết quả tỷ lệ nở từ 40-85% nếu cá đẻ bằng phương pháp kích thích môi trường Tỷ lệ nở 0,5-80% nếu cá đẻ bằng phương pháp tiêm kích dục tố.

Một phần của tài liệu Bài giảng kỹ thuật nuôi các loài cá biển TS. Nguyễn Địch Thanh (Trang 56 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(75 trang)
w