5. Nội dung và kết quả đạt được
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1. Phương pháp chọn vùng nghiên cứu
Huyện Mỏ Cày Nam có số lượng xã lớn trong tỉnh, gồm 16 xã và 1 thị trấn với đa số người dân làm nông nghiệp, vốn là một trong những khó khăn lớn
Năng lực điều hành sản xuất Tinh thần học hỏi, chuyên cần Sự ủng hộ của gia đình Tình trạng sức khỏe Thành thạo quy trình sản xuất Tư chất và đạo đức Trình độ học vấn – kĩ thuật Quan hệ với các tổ chức đoàn thể Năng lực của người chủ hộ
nhất đối với nông hộ ở nơi đây. Việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính thức là một việc rất cần thiết để nâng cao hiệu quả sản xuất và tăng thu nhập của nông hộ, nhưng không phải lúc nào tín dụng chính thức cũng đáp ứng đầy đủ và kịp thời, cho nên bên cạnh đó vẫn tồn tại hình thức vay tín dụng phi chính thức. Tuy nhiên mỗi xã có ưu nhược điểm và có đặc trưng khác nhau. Để đảm bảo tính đại diện cho bài nghiên cứu, các xã được chọn ra làm đại diện để nghiên cứu gồm 4 xã là: Tân Hội, Đa Phước Hội, Định Thủy và An Thạnh. Mỗi xã chọn cách thu thập số liệu rải rác để có được các số liệu chính xác, đặc biệt là các xã vùng sâu, vùng xa, nơi sản xuất nông nghiệp nhiều. Tuy nhiên, với số lượng 16 xã là một số lượng lớn cho nên vẫn còn một số hạn chế khi các xã nghiên cứu chưa bao quát được hết.
2.2.2. Phương pháp thu thập số liệua. Số liệu thứ cấp a. Số liệu thứ cấp
Số liệu được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau, chủ yếu từ: các văn kiện báo cáo tổng kết của địa phương, thông tin từ các Sở Ban ngành có liên quan, tạp chí,... có liên quan đến đề tài nghiên cứu. Đặc biệt, số liệu kinh tế - xã hội được thu thập từ Báo cáo kinh tế - xã hội của huyện Mỏ Cày Nam năm 2010, 2011 và sáu tháng đầu năm 2012.
b. Số liệu sơ cấp
+ Phương pháp chọn mẫu và cỡ mẫu: Chọn mẫu theo phương pháp ngẫu nhiên thuận tiện. Đối tượng phỏng vấn là các hộ gia đình có sản xuất nông nghiệp. Do các nông hộ phân bố không đồng đều nên cuộc phỏng vấn thực hiện của địa bàn 4 xã đặc trưng nông nghiệp là Tân Hội, Đa Phước Hội, Định Thủy và An Thạnh với phạm vi 80 hộ. Cuộc phỏng vấn được thực hiện trong khoảng thời gian từ tháng 9 đến tháng 10 năm 2012, số liệu phỏng vấn được thu thập gồm số liệu của hai năm 2010 và năm 2011.
+ Bảng câu hỏi: Dựa trên bảng câu hỏi soạn trước, gồm 6 trang với nội dung là thông tin chung về nông hộ, tài sản, thu nhập, thực trạng sản xuất, vay vốn, những thuận lợi và bất lợi trong quá trình vay vốn của các nông hộ.
2.2.3. Phương pháp phân tích số liệu
+ Phương pháp thống kê mô tả (Mục tiêu 1): Trước hết bài nghiên cứu sử dụng phương pháp thống kê mô tả để mô tả mẫu khảo sát là các nông hộ của huyện Mỏ Cày Nam. Các thông tin cơ bản của nông hộ như học vấn, thu nhập, tài sản,… Phần thực trạng vay tín dụng phi chính thức được mô tả với số hộ vay, các hình thức vay, lãi suất của các hình thức vay và một số yếu tố xoay quanh thực trạng vay tín dụng phi chính thức. Với thực trạng phân tích được, bài viết đã phần nào khơi lên đặc trưng của các nông hộ huyện Mỏ Cày Nam. Đặc biệt, bài nghiên cứu đã sử dụng phương pháp thống kê mô tả để khơi lên phần nào bức tranh tín dụng phi chính thức của nông hộ huyện.
+ Phương pháp hồi quy tuyến tính (mục tiêu 2): được sử dụng nhằm phân tích quan hệ giữa biến phụ thuộc là quyết định chọn vay vốn tín dụng phi chính thức với các biến độc lập là các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định vay vốn tín dụng phi chính thức. Từ đó, xác định được các yếu tố ảnh hưởng mạnh đến quyết định vay để đưa ra các giải pháp hạn chế vay tín dụng phi chính thức. Các mô hình này sử dụng hàm tuyến tính (bậc 1). Các tham số của mô hình được ước lượng từ dữ liệu thu thập được. Ưu điểm của hồi quy tuyến tính là đơn giản, dễ ước lượng. Cụ thể: sử dụng mô hình hồi quy Probit để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định vay vốn tín dụng phi chính thức từ các yếu tố đã được lựa chọn sẵn.
Mô hình hồi quy Probit
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến quyết định vay phi chính thức, đồng thời cũng là nguyên nhân ảnh hưởng đến thực trạng vay tín dụng phi chính thức. Nguyên do là khi hộ quyết định vay tín dụng phi chính thức thì làm cho tình hình vay tín dụng phi chính thức biến động. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn vay tín dụng phi chính thức. Nhưng mô hình chưa đề cập được hết các yếu tố, chủ yếu là các yếu tố như tuổi tác của chủ hộ, học vấn, nghề nghiệp,…tổng cộng là 10 biến đã được đề cập trong bảng kỳ vọng.
Công thức của mô hình Probit:
i ij k j j i x u Y = +∑ + =1 0 * β β
Trong đó, Yi* chưa biết. Nó thường được gọi là biến ẩn. Xem xét biến giả Yi được khai báo như sau:
1 nếu Yi* >0 Yi = {
0 trường hợp khác
Mô hình Probit được ứng dụng trong trường hợp biến phụ thuộc là biến giả, dùng để ước lượng xác suất xảy ra của biến phụ thuộc (ví dụ xác suất sở hữu một ngôi nhà) như là hàm số của biến độc lập (chẳng hạn các yếu tố kinh tế - xã hội).
Trong bài nghiên cứu này, mô hình hồi quy Probit dùng để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định vay vốn tín dụng phi chính thức của các nông hộ.
+ Phương pháp tổng hợp (mục tiêu 3): tổng hợp thực trạng vay tín dụng phi chính thức của các nông hộ huyện Mỏ Cày Nam, từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm hạn chế vay tín dụng phi chính thức, đồng thời cũng nâng cao khả năng tiếp cận nguồn tín dụng chính thức.
CHƯƠNG 3
GIỚI THIỆU TỔNG QUAN ĐỊA BÀN VÀ CÁC NGUỒN VỐN VAY
CỦA NÔNG HỘ HUYỆN MỎ CÀY NAM, TỈNH BẾN TRE
Đời vua Minh Mạng, miền Nam Việt Nam chia làm sáu tỉnh Vĩnh Long, Biên Hòa, Gia Định, Định Tường, An Giang và Hà Tiên. Đất Bến Tre bấy giờ là phủ Hoằng Trị gồm các huyện Tân Ninh, Bảo An, Bảo Hậu và trực thuộc tỉnh Vĩnh Long. Tỉnh Bến Tre vốn là một phần của dinh Hoằng Trấn lập ra năm 1803, năm 1804 đổi là dinh Vĩnh Trấn. Năm 1808, dinh này lại đổi là trấn Vĩnh Thanh. Tỉnh Bến Tre chính là vùng đất thuộc huyện Tân An thuộc phủ Định Viễn, nằm trong trấn Vĩnh Thạnh.
Năm 1823, huyện Tân An chia thành hai huyện Tân An và Bảo An, đặt dưới phủ Hoằng An (Bến Tre ngày nay). Năm 1832, vua Minh Mạng bỏ trấn lập tỉnh, trấn Vĩnh Thạnh chia thành hai tỉnh An Giang và Vĩnh Long. Tỉnh Vĩnh Long lúc bấy giờ gồm ba phủ Hoằng An (Bến Tre ngày nay), Định Viễn (Vĩnh Long ngày nay) và Lạc Hóa (Trà Vinh ngày nay).
Cuối năm 1867, Pháp đem quân chiếm ba tỉnh miền Tây là Hà Tiên, An Giang và Vĩnh Long. Sau khi Pháp chiếm xong Nam Kỳ, sáu tỉnh lớn được chia thành 20 tỉnh (về sau thêm tỉnh thứ 21 là Vũng Tàu). Một phần đất của Vĩnh Long được tách ra để lập tỉnh Bến Tre.
3.1.2. Vị trí địa lí
Bến Tre là một tỉnh thuộc Đồng bằng sông Cửu Long, tiếp giáp với biển Đông, có bờ biển dài 60 km. Phía Bắc giáp Tiền Giang, phía Tây và Tây Nam giáp Vĩnh Long, phía Nam giáp Trà Vinh. Thành phố Bến Tre cách thành phố Hồ Chí Minh 85 km. Ngoài thành phố Bến Tre ra, tỉnh Bến Tre có 8 đơn vị hành chính cấp huyện gồm: huyện Ba Tri, huyện Bình Đại, huyện Châu Thành, huyện Chợ Lách, huyện Giồng Trôm, huyện Mỏ Cày Bắc, huyện Mỏ Cày Nam và huyện Thạnh Phú.
Bến Tre là tỉnh có địa hình bằng phẳng, rải rác có những cồn cát xen kẽ với ruộng vườn, không có rừng cây lớn, bốn bề là sông nước được bao bọc bởi nhiều sông rạch. Bốn nhánh sông Tiền Giang là sông Mỹ Tho, sông Ba Lai, sông Hàm Luông và sông Cổ Chiên chia Bến Tre thành các cù lao: cù lao An Hóa (huyện Bình Đại và một phần huyện Châu Thành), cù lao Bảo (gồm một phần huyện Châu Thành, thành phố Bến Tre, các huyện Giồng Trôm, Ba Tri), cù lao Minh (gồm các huyện Chợ Lách, Mỏ Cày Bắc, Mỏ Cày Nam và Thạnh
Phú). Ngoài đường bờ biển dài, Bến Tre còn có các đảo nhỏ như cồn Lợi, cồn Hồ, cồn Phụng,… là các địa điểm hấp dẫn khách du lịch.
3.1.3.Đơn vị hành chính
Bến Tre có 9 đơn vị hành chính cấp huyện gồm:
• Thành phố Bến Tre: 10 phường (1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, Phú Tân, Phú Khương) và 6 xã (Sơn Đông, Bình Phú, Phú Hưng, Mỹ Thạnh An, Phú Nhuận, Nhơn Thạnh)
• Huyện Ba Tri: 1 thị trấn và 23 xã, thành lập thị xã Đồ Chiểu trước năm 2020
• Huyện Bình Đại: 1 thị trấn và 19 xã, thành lập thị xã Bình Đại trước năm 2020
• Huyện Châu Thành: 1 thị trấn và 22 xã
• Huyện Chợ Lách: 1 thị trấn và 10 xã
• Huyện Giồng Trôm: 1 thị trấn và 21 xã
• Huyện Mỏ Cày Bắc: 13 xã
• Huyện Mỏ Cày Nam: 1 thị trấn và 16 xã, thành lập thị xã Đồng Khởi trước năm 2020
• Huyện Thạnh Phú: 1 thị trấn và 17 xã
Bến Tre tổng có 164 xã, phường và thị trấn. Hầu hết các huyện, xã của tỉnh Bến Tre đều đi lên từ truyền thống nông nghiệp, mà đặc biệt là phát triển kinh tế từ cây dừa. Dừa là nguồn lợi hàng đầu của các nông hộ trên địa bàn tỉnh. Ngoài ra, một số huyện của tỉnh Bến Tre vẫn chuyên thêm trồng mía đường. Do đó, nhu cầu về vốn cho sản xuất, phân bón, giống,… cũng rất cao. Đặc biệt, trong tình hình giá dừa, mía và một số nông sản biến động bấp bênh trong một vài năm gần đây làm ảnh hưởng đến nguồn vốn của người nông dân nên nhu cầu vay vốn cũng tăng cao, mà nguồn vốn vay chính thức không thể kịp thời đáp ứng ngay. Các nông hộ chuyển sang vay vốn phi chính thức là điều hiển nhiên.
3.1.4. Dân số
Bảng 3: MỘT SỐ CHỈ TIÊU DÂN SỐ TỈNH BẾN TRE TỪ NĂM 2007 – 2011
Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010 2011
Tỷ suất sinh thô 13,1 12,9 13,5 14,0 12,4
Tỷ suất chết thô 5,6 5,2 7,5 7,4 7,2
Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 7,6 7,8 6,0 6,6 5,2 (Nguồn:Tổng cục thống kê)
Tỷ suất sinh thô tăng trong khoảng năm 2009 và năm 2010, đến năm 2011 con số tỷ suất sinh thô giảm chỉ còn 12,4%0, phần nào cho thấy được công tác dân số của tỉnh có những chuyển biến tốt. Tỷ suất chết thô tăng dần qua các năm, đến năm 2011 là 7,2 %0.
Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên của tỉnh Bến Tre giảm dần qua các năm. Cho thấy, các chính sách dân số và Kế Hoạch Hóa Gia Đình đã được tỉnh Bến Tre thực hiện một cách có hiệu quả. Tỷ lệ tăng dân số giảm đều cho thấy tình hình kinh tế xã hội của tỉnh cũng có nhiều bước tiến mới.
3.1.5. Tài nguyên thiên nhiên
Đất
Trên bức ảnh vũ trụ chụp từ vệ tinh bay cao cả ngàn cây số, Bến Tre hiện ra như một lưỡi phù sa mới của sông Tiền, mang đặc trưng riêng của đồng bằng sông Cửu Long là tính bằng phẳng rất cao. Chênh mức tuyệt đối giữa điểm thấp hơn hết và điểm cao hơn hết là 3,5m, một điều khó biểu diễn trên mặt cắt bình thường của nhà địa chất.
Phần đất cao hơn hết đi từ Chợ Lách đến Châu Thành, nằm về phía bắc và tây bắc của thị xã Bến Tre. Đây là khu vực của cồn sông cổ bị lũ hằng năm đem phù sa phủ lấp lên. Cao độ tuyệt đối có nơi đạt trên 5 m, nhưng đa số đi từ 3 đến 3,5 m.
Một phần đất cao nữa nằm theo các bờ biển cổ, với những gờ bờ biển, gọi là giồng, với độ cao tuyệt đối từ 2 đến 5 m. Đa số địa danh cao đều mang thêm từ giồng ở phía trước, như Giồng Trôm, Giồng Tre, Giồng Mù U...
Phần đất thấp gồm có 2 loại. Trước hết là các lòng máng của những dòng sông cổ và mới, đã bị lấp toàn phần hoặc từng phần bởi trầm tích lũ hiện nay. Ví dụ như Phước An, Phước Tú ở huyện Châu Thành, hoặc Phong Phú, Phú Hòa ở huyện Giồng Trôm. Loại thứ hai là những vũng mặn cổ, nay cũng đã được lấp
Giồng Trôm. Loại này chỉ có độ cao từ 1 đến 1,5 m và đa số bị ảnh hưởng triều rất mạnh. Cuối cùng là đất trũng thật thấp, luôn luôn ngập nước mực triều trung bình, gồm có đất đầm mặn và bãi thủy triều. Loại này khó vượt quá cao độ 0,5 m. Diện tích chung có tính giới hạn, nằm cạnh ven biển. Đất đầm mặn phát triển nhiều ở huyện Bình Đại nhưng trở nên ít đi ở huyện Ba Tri, và kém phát triển ở huyện Thạnh Phú.
Bến Tre nhờ có nhiều thuận lợi về đất đai nên có diện tích trồng lúa khá lớn, đất Bến Tre được phù sa sông Cửu Long bồi đắp, đặc biệt là sông Hàm Luông. Cây công nghiệp mang lại lợi ích nhiều cho tỉnh là cây dừa, mía, ca cao, thuốc lá.
Cây trồng
Tính đến năm 2009, Bến Tre có 45.000 hecta trồng dừa. Dừa Bến Tre rất nhiều trái và lượng dầu rất cao. Ngoài làm nước uống, lấy dầu, dừa còn dùng để sản xuất rất nhiều sản phẩm như: kẹo dừa, hàng thủ công mĩ nghệ, than hoạt tính, chỉ xơ dừa, cơm dừa nạo sấy, thảm dừa,… Hiện nay, Bến Tre đã và đang phát triển Dự án trồng ca cao xen trong vườn dừa đạt hiệu quả cao.
Ngoài dừa, Bến Tre còn có sự đa dạng về cây ăn trái khác như cam, quýt, bưởi, chôm chôm, xoài, nhãn,…cung cấp một lượng lớn cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu mang lại nguồn thu lớn cho tỉnh. Bên cạnh đó, với các con sông lớn, Bến Tre cũng thu lợi được rất nhiều từ đánh bắt và nuôi trồng thủy sản. Một lần nữa nhắc đến Bến Tre thì không khỏi nhắc đến hương vị kẹo dừa ngon ngọt từ các làng nghề kẹo dừa, kế đến là các làng nghề nổi tiếng như: bánh tráng Mỹ Lồng, bánh phồng Sơn Đốc. Làng nghề Cái Mơn, huyện Chợ Lách, hàng năm cung ứng cho thị trường hàng triệu giống cây ăn quả và cây cảnh nổi tiếng khắp nơi.
Bến Tre là một vùng đất vẻ vang, đầy truyền thống. Khi nói đến Bến Tre thì ai cũng tưởng nhớ ngay đến một vùng đất anh hùng với phong trào Đồng Khởi và vị nữ tướng của nước Việt Nam - bà Nguyễn Thị Định. Hằng năm, vào các dịp lễ tết, các ngày kỉ niệm, tỉnh Bến Tre thường tổ chức Lễ Hội Dừa, hội Đình Phú Lễ, lễ hội Nghinh Ông, các cuộc thi người đẹp xứ dừa,…
- Rừng lá là nơi trũng thấp nước mặn lợ, dừa nước chiếm ưu thế xen lẫn vài bụi bần chua. Một phần diện tích này đã được đắp đê rửa mặn, biến thành những ruộng lúa. Một phần diện tích khác ít bị nhiễm mặn hơn, được người dân đào mương, lên liếp để lập các vườn dừa. Đây là đất thích hợp nhất với cây dừa chiếm một phạm vi tương đối rộng trong tỉnh. Dừa trồng trên đất này có hàm lượng dầu cao.
- Rừng tràm ở vùng trũng, đất phèn mặn đã được rửa lâu ngày qua nước mưa và nước sông. Diện tích đã bị khai phá để canh tác lúa, hoặc bị thay thế bởi cỏ năn như trường hợp gặp ở khu vực Đồng Gò của huyện Giồng Trôm.
- Rừng úng nước ngọt không bị ảnh hưởng mặn hoặc phèn, với cấu trúc gồm nhiều loài thảo mộc như cà na, chiếc, gừa, săn máu, bần chua, bình bát, gáo, dứa gai,... xen lẫn ở tầng dưới có các loài chuối nước, dây choại, dây