Thực trạng tín dụng phi chính thức của các nông hộ huyện Mỏ Cày Nam

Một phần của tài liệu thực trạng vay tín dụng phi chính thức của nông hộ ở huyện mỏ cày nam, tỉnh bến tre (Trang 57 - 63)

5. Nội dung và kết quả đạt được

4.2.1. Thực trạng tín dụng phi chính thức của các nông hộ huyện Mỏ Cày Nam

Nhìn chung, tổng diện tích đất nông nghiệp của nông hộ tính đến năm 2011 là không đồng đều, hộ rất nhiều đất, trong khi đó hộ thì ít đất, thậm chí không có đất canh tác nên phải đi làm thuê, làm mướn. Trong đó, số hộ có diện tích đất dưới 2000m2 là 42,5%, một tỷ trọng rất cao, hộ có diện tích đất từ 2000 dến 5000m2 chiếm 36,25%. Bên cạnh đó, các hộ có diện tích đất lớn thì tương đối ít. Số hộ có tổng diện tích đất nông nghiệp lớn hơn 5000 cho đến 8000m2 chỉ chiếm 13,75%, không bằng một nửa số hộ có diện tích đất dưới 2000m2. Càng xét đến mức tổng diện tích đất càng lớn thì tỷ trọng càng giảm, chứng minh là số hộ sở hữu diện tích đất trên 8000m2 chỉ chiếm một con số nhỏ là 7,5%. So với hàng loạt các con số thống kê tổng diện tích đất ở mức thấp thì con số này khá nhỏ.

4.2. THỰC TRẠNG TÍN DỤNG PHI CHÍNH THỨC CỦA CÁC NÔNGHỘ HUYỆN MỎ CÀY NAM, TỈNH BẾN TRE HỘ HUYỆN MỎ CÀY NAM, TỈNH BẾN TRE

4.2.1. Thực trạng tín dụng phi chính thức của các nông hộ huyện Mỏ CàyNam Nam

Các nông hộ huyện Mỏ Cày Nam vẫn sử dụng đầy đủ các hình thức vay vốn chính thức, bán chính thức và phi chính thức. Trong đó, hình thức vay tín dụng phi chính thức được ưa chuộng tương đối nhiều.

Để hiểu rõ về sự phân bố hộ ở các hình thức vay vốn, xét bảng sau:

Chính thức 19 23,75

Bán chính thức 9 11,25

Phi chính thức 23 28,75

Không vay 29 36,25

Tổng 80 100

(Nguồn: Phỏng vấn trực tiếp 80 nông hộ huyện Mỏ Cày Nam, Bến Tre)

Các nông hộ huyện Mỏ Cày Nam vay vốn chính thức cũng tương đối cao trong mẫu khảo sát, tuy nhiên hình thức vay phi chính thức vẫn còn khá cao, chiếm 23 trên tổng số 80 hộ. Bên cạnh đó, vay bán chính thức ở mức trung bình, chiếm 9 hộ.

Cơ cấu vay vốn của các nông hộ trên được biểu hiện rõ nét trên hình sau:

Hình 5. CƠ CẤU VAY VỐN CỦA NÔNG HỘ HUYỆN MỎ CÀY NAM

(Nguồn: Phỏng vấn trực tiếp 80 nông hộ huyện Mỏ Cày Nam, Bến Tre)

Các nông hộ huyện Mỏ Cày Nam vẫn có sự ưu ái cho vay tín dụng phi chính thức cao nhất với 28,75%. Trong khi đó, các nông hộ vay vốn từ các tổ chức tín dụng chính thức (hầu hết là từ ngân hàng) là 23,75%, có thể nguyên do là sự gần gũi và nhanh gọn mà hình thức tín dụng phi chính thức mang lại có nhiều sự thoải mái hơn so với những thủ tục và những bất lợi trong giao dịch mà vay chính thức mang lại. Cơ cấu này cho thấy vay phi chính thức cao cùng với những rủi ro rình rập mà hình thức vay này tồn tại ảnh hưởng đến sản xuất cũng

Các hình vay tín dụng phi chính thức ở khu vực nông thôn huyện Mỏ Cày Nam vẫn còn tồn tại dưới nhiều hình thức như: vay nóng, hụi, mua chịu vật tư, vay từ thương lái, vay từ họ hàng, bạn bè, người thân và từ thuê đất. Các hình thức này chiếm tỷ lệ khác nhau không đồng đều.

Hình 6. CƠ CẤU CÁC HÌNH THỨC VAY PHI CHÍNH THỨC CỦA CÁC NÔNG HỘ HUYỆN MỎ CÀY NAM

(Nguồn: Phỏng vấn trực tiếp 80 nông hộ huyện Mỏ Cày Nam, Bến Tre)

Các nông hộ huyện vẫn còn vay vốn từ nhiều hình thức tín dụng phi chính thức. Trong đó, hình thức vay từ hụi chiếm tỷ trọng cao. Nguyên nhân là hình thức này đem lại lợi ích rất cao, đặc biệt là người chủ hụi, đó là nguyên nhân lý giải vì sao hình thức hụi được mở rộng, tiếp theo là hụi cũng như một hình thức tiết kiệm. Trong các dây hụi, người hốt hụi trước được xem như là người vay và phải thực hiện nghĩa vụ trả nợ thông qua việc tiếp tục đóng góp vào quỹ chung của nhóm. Tuy nhiên, cũng giống như trong hoạt động tín dụng, sẽ không có lợi cho người này nếu tiếp tục đóng góp (nhất là đối với những người hốt hụi càng sớm) thay vì không tiếp tục và sử dụng số tiền này để sinh lợi ở nơi khác (nhằm tránh bị trừng phạt hay trả đũa). Kế đến là hình thức vay nóng và mua chịu vật tư với 13,04%, vay họ hàng, bạn bè chiếm 8,7% trong tổng số, cùng đạt 4,35% là hình thức vay từ thương lái và thuê đất.

Để chứng minh hình thức hụi được nhiều nông hộ ưu tiên chọn vay cũng như chơi hụi dùng để tiết kiệm ngày càng cao, bảng dùng để biểu hiện như sau:

Bảng 13: TỔNG SỐ CHÂN HỤI VÀ SÔ TIỀN CHƠI HỤI Tổng số chân hụi

(số chân) Tổng số tiền hụi(triệu đồng)

Năm 2010 18 40,4

Năm 2011 44 138,9

Tổng 62 179,3

(Nguồn: Phỏng vấn trực tiếp 80 nông hộ huyện Mỏ Cày Nam, Bến Tre)

Bảng trên chứng tỏ rằng hình thức chơi hụi của các nông hộ tăng mạnh từ năm 2010 đến năm 2011. Số lượng tiền hụi tăng từ 40,4 triệu đồng đến 138,9 triệu đồng, tăng 98,5 triệu đồng. Số chân hụi từ 18 (năm 2010) tăng đến 44 (năm 2011). Các hộ chơi hụi vì mục đích tiết kiệm, kiếm lời và đồng thời có thể vay vốn từ tổ hụi khi cần gấp.

Những bất cập từ vay tín dụng phi chính thức rất nhiều, đặc biệt là lãi suất. Lãi suất mà các nông hộ huyện Mỏ Cày Nam vay từ tín dụng phi chính thức rất cao, xét bảng sau:

Bảng 14: LÃI SUẤT TRUNG BÌNH VÀ SỐ TIỀN VAY CỦA CÁC HÌNH THỨC TÍN DỤNG PHI CHÍNH THỨC

Hình thức vay Lãi suất

(%/năm) Số tiền vay ( triệu đồng)

Năm 2010 Năm 2011

Vay nóng 34 11 0

Hụi 29,71 11,3 22,5

Mua chịu vật tư 25 5 9

Thương lái 25 0 1

Họ hàng, bạn bè 21,25 16 0

Thuê đất 25 5 0

(Nguồn: Phỏng vấn trực tiếp 80 nông hộ huyện Mỏ Cày Nam, Bến Tre)

Lãi suất:

Nhìn chung, các hình thức vay tín dụng phi chính thức phải chịu một thực trạng hết sức đau lòng là lãi suất. Lãi suất mà các hộ vay có khi đạt tới 34%,

từ 14 – 17%. Lãi suất từ tín dụng phi chính thức vượt lên gấp đôi mức lãi suất từ các tổ chức tín dụng chính thức áp dụng cho nông hộ vay. Hình thức tín dụng phi chính thức nào càng khó đảm bảo khả năng trả nợ thì hình thức đó cành được áp dụng mức lãi suất cao. Tuy nhiên, con số này vẫn còn nhỏ hơn nhiều so với một số cuộc khảo sát đã tham khảo.

+ Vay nóng: Hình thức vay này với mức lãi suất trung bình khảo sát là 34%, con số này là khá lớn nhưng vẫn nhỏ hơn một số cuộc khảo sát khác, nguyên do có thể là các hình thức tín dụng phi chính thức khác đang phát triển cạnh tranh, cũng như các chính sách của nhà nước ngăn cản việc phát triển của hình thức vay này đang có hiệu quả. Một phần nữa cũng cho thấy có thể là do kinh tế nông hộ đang dần phát triển và họ tích lũy được một số vốn nên hình thức này phải hạ lãi suất. Tuy nhiên, con số này tổng quan vẫn còn cao.

+ Hụi: Hình thức hụi, lãi suất là 29,71%. Lãi suất khảo sát này nhìn chung vẫn thấp hơn một số khảo sát, tuy nhiên nó vẫn có sự bất cập nhiều so với lãi suất từ ngân hàng khi cùng so sánh mức lãi suất. Thứ nhất, hình thức hụi lãi suất thấp hơn so với một số nghiên cứu là do số người tham gia chơi hụi, rút hụi ở mỗi địa phương là khác nhau. Thứ hai là các tổ hụi trên địa bàn huyện những năm trước bị chủ hụi giựt nhiều. Nhưng theo thống kê, số hộ chơi hụi vượt 55% trong tổng số các hộ vay tín dụng phi chính thức có thể là do hình thức này đơn giản và gần gũi với người dân hơn.

+ Mua chịu từ cửa hàng vật tư, vay thương lái và thuê đất có cùng mức lãi suất là 25%, là mức lãi suất cao. Hình thức vay này chủ yếu được các nông hộ chọn vay cho sản xuất.

+ Vay họ hàng, bạn bè, hàng xóm: ở nông thôn, sự kỳ vọng mức lãi suất này là 0%, nó thể hiện tình tương thân, tương ái giữa các nông hộ ở vùng nông thôn. Nhưng sự thật trong cuộc khảo sát 80 nông hộ huyện Mỏ Cày Nam thì con số lãi suất này là 21,25%.

Lượng tiền vay:

Qua thống kê số tiền vay (bảng 14) từ các hình thức tín dụng phi chính thức, cho thấy các nông hộ huyện Mỏ Cày Nam đều có tham gia hầu hết các hình thức tín dụng phi chính thức.

+ Vay nóng: năm 2010, tổng số tiền mà các nông hộ trong mẫu khảo sát vay là 11 triệu đồng. Năm 2011, hình thức này không còn được ưa chuộng nữa nên các nông hộ trong mẫu khảo sát không còn vay nữa.

+ Hụi: Năm 2010, tổng số tiền vay của các nông hộ là 11,3 triệu đồng, đến năm 2011 số tiền này tăng lên 11,2 triệu đồng, đạt mức 22,5 triệu đồng. Nhìn chung, vay từ hình thức hụi chiếm số tiền vay cao nhất trong tất cả các hình thức vay tín dụng phi chính thức. Số tiền vay tăng gấp đôi từ năm 2010 đến năm 2011.

+ Mua chịu vật tư: năm 2010 các nông hộ vay tổng số là 5 triệu đồng, đến năm 2011 con số tiền vay là 9 triệu đồng, cho thấy nhu cầu vay cho sản xuất của các nông hộ ngày càng tăng.

+ Vay từ thương lái: năm 2010 không tồn tại hình thức vay này, tuy nhiên năm 2011, các hộ trong mẫu khảo sát có chọn vay hình thức này. Có thể do nhu cầu cấp bách hoặc do túng thiếu tại thời điểm cây trồng, vật nuôi mất mùa (đặc biệt là dừa xuống giá).

+ Vay từ họ hàng, bạn bè năm 2010 vẫn còn. Song năm 2011 hình thức này không còn được ưa chuộng trong mẫu gồm các hộ được khảo sát.

+ Thuê đất: năm 2010 vẫn còn tồn tại với con số là 5 triệu đồng.

Số lần vay:

Xét số lần vay tín dụng của các nông hộ huyện Mỏ Cày Nam đến cuối năm 2011:

Bảng 15: SỐ LẦN VAY VỐN TÍNH ĐẾN CUỐI NĂM 2011 Hình thức vay Số lần vay Tỷ trọng (%)

Chính thức 44 34,375

Bán chính thức 17 13,281 Phi chính thức 67 52,344

Tổng 128 100

(Nguồn: Phỏng vấn trực tiếp 80 nông hộ huyện Mỏ Cày Nam, Bến Tre)

Nhìn chung, các nông hộ ở huyện Mỏ Cày Nam có số lần vay tín dụng phi chính thức cho đến cuối năm 2010 vượt trội so với các hình thức tín dụng chính thức và bán chính thức. Hình thức tín dụng phi thức với 67 lần vay của các nông hộ, chiếm hơn 50% tỷ trọng vay của các hình thức vay. Trong khi các nông hộ vay ở tổ chức tín dụng chính thức là 44 lần với tỷ trọng là 34,375%,

thức chiếm 17 lần với 13,281%. Các con số nói lên hình thức vay tín dụng phi

Một phần của tài liệu thực trạng vay tín dụng phi chính thức của nông hộ ở huyện mỏ cày nam, tỉnh bến tre (Trang 57 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(88 trang)
w