Nguyên nhân nông hộ vay tín dụng phi chính thức ở huyện Mỏ Cày Nam

Một phần của tài liệu thực trạng vay tín dụng phi chính thức của nông hộ ở huyện mỏ cày nam, tỉnh bến tre (Trang 63 - 68)

5. Nội dung và kết quả đạt được

4.2.2. Nguyên nhân nông hộ vay tín dụng phi chính thức ở huyện Mỏ Cày Nam

4.2.2. Nguyên nhân nông hộ vay tín dụng phi chính thức ở huyện Mỏ CàyNam Nam

Tín dụng phi chính thức xuất phát một phần từ sự thiếu tiếp cận kiến thức sử dụng các yếu tố đầu vào, sản xuất, đầu ra và nhất là tác động mạnh của tín dụng chính thức. Hộ càng có sự tiếp cận càng thấp thì có nguy cơ vay phi chính thức càng cao.

- Các hộ thiếu sự tiếp cận kiến thức sử dụng yếu tố đầu vào thì khả năng sử dụng các yếu tố đầu vào có hiệu quả là càng thấp. Do vậy nên sản phẩm tạo ra cũng không có năng suất và chất lượng cao như các hộ được tiếp cận kiến thức sử dụng các yếu tố đầu vào một cách thấu đáo. Sản phẩm năng suất thấp nên bán giá không được cao, có thể lỗ vốn. Hộ muốn có vốn để trang trải cho cuộc sống cũng như phục vụ cho vụ mùa tiếp theo thì phải tìm đến các nguồn tín dụng để vay. Nguồn tín dụng đáp ứng kịp thời và nhanh nhất lúc này chẳng còn một nguồn nào ngoài tín dụng phi chính thức.

- Các hộ thiếu sự tiếp cận kỹ thuật nuôi trồng cũng như thông tin thị trường rồi thì cũng tìm đến nguồn vốn vay phi chính thức. Nguyên nhân là không tiếp cận được với kỹ thuật nuôi trồng thì nông hộ sẽ không đạt được năng suất cao trong sản xuất cũng như nuôi trồng. Bên cạnh đó, thông tin thị trường đầu ra cũng không có thì việc xoay sở bán nông sản cũng khó khăn. Các nông hộ sẽ bán nông sản với một giá rẻ. Một lần nữa nguồn thu từ nông sản lại thấp. Nông hộ gặp khó khăn trong sản xuất và đời sống lại tiếp tục tìm đến với vốn phi chính thức.

- Thiếu sự tiếp cận nguồn tín dụng chính thức cũng là một con đường ngắn dẫn dắt người nông dân đến với tín dụng phi chính thức. Điều đơn giản mà dễ hiểu là không tiếp cận được với nguồn tín dụng chính thức thì người nông dân không biết được thủ tục và những quy trình để vay, chưa nói đến một điều nữa là yêu cầu của các tổ chức tín dụng chính thức đối với người vay.

Kiến thức sử dụng yếu tố

đầu vào

Kỹ thuật nuôi

– trồng trường đầu raThông tin thị

Hỗ trợ tiếp cận các nguồn tín dụng Số hộ Tỷ trọng (%) Số hộ Tỷ trọng (%) Số hộ Tỷ trọng (%) Số hộ Tỷ trọng (%) Không được hỗ trợ 7 8,75 17 21,15 30 37,5 11 13,75 Tổ chức chính thức 70 87,5 61 76,25 50 62,5 69 86,25 Tổ chức tư nhân 3 3,75 2 2,5 0 0 0 0 Tổng 80 100 80 100 80 100 80 100

(Nguồn: Phỏng vấn trực tiếp 80 nông hộ huyện Mỏ Cày Nam, Bến Tre)

Từ bảng số liệu, ta thấy tỷ lệ số hộ không được hỗ trợ kiến thức đầu vào, sản xuất, đầu ra và nguồn tín dụng chính thức trong mẫu khảo sát còn tương đối cao. Tuy nhiên, số liệu các hộ được tiếp cận các thông tin này cũng tương đối cao là 87,5%, 76,25%, 62,5% và 86,25%. Bên cạnh đó, các tổ chức tư nhân cũng góp phần phổ biến các kiến thức về yếu tố đầu vào và kỹ thuật nuôi trồng cho các nông hộ, nhưng tỷ lệ này không cao. Nhìn chung, số hộ không được hỗ trợ các loại kiến thức này cao, đó cũng có thể là nguyên nhân của một số quyết định vay phi chính thức.

Bên cạnh đó, phần đông các hộ được khảo sát cho thấy ý kiến tương phản giữa các hình thức vay. Đồng thời ý kiến của các nông hộ cũng là sự so sánh sựu tương phản những ưu, nhược điểm của các hình thức tín dụng. Từ thủ tục, thời gian chờ đợi, chi phí vay, tự do trong việc sử vốn vay được cho đến tài sản thế chấp, sự thuận tiện về khoảng cách, lãi suất,…

Tổng quan ý kiến của 80 mẫu khảo sát nông hộ, có thể tổng hợp ý kiến của các nông hộ như sau:

Tiêu thức Ngân hàng và Qũy tín dụng nhân dân Bán chính thức Phi chính thức Thủ tục đơn giản - - +

Thời gian chờ đợi ít - - +

Chi phí thấp - + + Được tự do sử dụng tiền - - + Không cần thế chấp - + + Gần nhà - + + Trả nợ linh hoạt - - + Không giới hạn số tiền vay - - - Lãi suất thấp + + - Có người quen - + +

Dấu “+” thể hiện sự đồng ý; dấu “-” thể hiện sự không đồng ý (Nguồn: Phỏng vấn trực tiếp 80 nông hộ huyện Mỏ Cày Nam, Bến Tre)

Từ bảng trên ta thấy được sự ngắn gọn trong thủ tục cũng như sự dễ giải trong việc vay tín dụng phi chính thức mà các hình thức tín dụng chính thức và bán chính thức không có được. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt lợi mà tín dụng phi chính thức mang lại thì một yếu tố quan trọng mà tín dụng phi chính thức không thể đáp ứng được là lãi suất, điều này đã nói lên một phần cái tên tín dụng phi chính thức.

+ Đầu tiên, dễ thấy là tín dụng phi chính thức đơn giản ở thủ tục, chỉ cần giao dịch giữa hai bên, giao dịch bằng giấy tay hay bằng miệng, trong khi giao dịch vay thông qua hệ thống tín dụng chính thức thì phải tốn nhiều thời gian và chờ đợi rất lâu.

+ Chi phí cho việc thực hiện một cuộc giao dịch vay chính thức dao động hầu như ở mức không. Trong khi chi phí giao dịch với các tổ chức tín dụng chính thức dao động từ 100.000 đồng - 200.000 đồng/lượt, chi phí này bao gồm các phí xăng, chi phí giao dịch,…

+ Về khoản mục đích sử dụng tiền thì vay tín dụng phi chính thức thoáng hơn rất nhiều so với vay từ tổ chức tín dụng chính thức và bán chính thức. Vay từ tổ chức tín dụng chính thức và bán chính thức thì nông hộ hầu hết phải sử dụng số tiền vay được cho sản xuất. Bên cạnh đó, vay phi chính thức cho phép

nông hộ sử dụng cho mục đích sản xuất, tiêu dùng nhanh và các mục đích khác mà họ muốn, không chỉ bó hẹp cho sản xuất.

+ Vay phi chính thức thì nông hộ có ít đất, ít tài sản vẫn vay được và trả nợ lại linh hoạt theo điều kiện của hộ. Không bắt ép là có tài sản thế chấp mới được vay như tín dụng chính thức.

+ Hầu hết các hộ vay tín dụng phi chính thức thường quen biết với người cho vay. Điển hình trong các hình thức vay từ bạn bè, họ hàng, người thân, vay từ hụi, vay từ thương lái hay thuê đất đều có quan hệ quen biết với người cho vay. Riêng hình thức vay nóng có thể người vay và người cho vay quen biết hoặc không quen biết với nhau. Đặc biệt, các nông hộ hầu như không quen biết hoặc quen biết ít với các cán bộ tín dụng, cán bộ các cấp chính quyền,…

+ Về mặt lãi suất, vay chính thức và bán chính thức thì nông hộ chịu lãi suất thấp, trong khi đó nông hộ phải chịu lãi suất rất cao khi vay vốn tín dụng phi chính thức.

Cũng không thể trách được sự áp dụng lãi suất cao của từ tín dụng phi chính thức. Sở dĩ các tổ chức, các nhân áp dụng lãi suất cao là do các hộ vay phi chính thức thường có khả năng trả nợ thấp. Ước lượng xác suất trả nợ được thống kê như sau:

Bảng 18: ƯỚC LƯỢNG XÁC SUẤT TRẢ NỢ

Tác giả (năm) Quốc gia i (%) r (%) 1 – p (%) Boucher và Guirkinger

(2007) Peru 117,0 69,0 22,1

Barslund và Tarp (2008) Việt Nam 21,4 10,4 9,1

Dương (2010) Việt Nam 65,7 12,3 32,2

Nguồn: Tạp chí Ngân hàng (số 5/2011)

Kết quả ở bảng trên cho thấy những người cho vay phi chính thức ấn định lãi suất cao do phải đối mặt với rủi ro không trả nợ cao. Khác với những người cho vay phi chính thức, các tổ chức tín dụng chính thức không thể ấn định lãi suất cao như vậy do bị ràng buộc bởi quy định của chính phủ (chẳng hạn, ở nước ta, ngân hàng nhà nước không cho phép các tổ chức tín dụng cho vay vượt quá 150% lãi suất cơ bản) và do ảnh hưởng của sự chọn lựa sai lầm và động cơ lệch lạc - các hệ quả của hiện tượng thông tin bất đối xứng ở thị trường tín dụng. Một nguyên nhân nữa dẫn đến tín dụng phi chính thức càng có cơ hội

phát triển là những thủ tục rườm rà và yêu cầu nông hộ vay phải có tài sản đảm bảo của ngân hàng. [7]

Trong tổng số 80 hộ được khảo sát, tổng số ý kiến về việc nông hộ không muốn vay vốn từ ngân hàng và nông hộ muốn vay vốn từ ngân hàng nhưng không vay được là 62 ý kiến. Những ý kiến của nông hộ được tổng hợp và thống kê trong bảng sau:

Bảng 19: NGUYÊN NHÂN NÔNG HỘ KHÔNG MUỐN VAY VÀ MUỐN VAY NHƯNG KHÔNG ĐƯỢC CHẤP NHẬN TỪ NGÂN HÀNG

NGUYÊN NHÂN Số ý

kiến

Tỷ trọng (%)

Không muốn vay

Thủ tục vay quá rườm rà 15 24,19

Không có nhu cầu 16 25,81

Không thích thiếu nợ 14 22,58 Chưa từng vay vốn ở ngân hàng 6 9,68

Muốn vay nhưng không vay được

Không có tài sản thế chấp 8 12,90 Không biết thủ tục xin vay 3 4,84

Tổng 62 100

(Nguồn: Phỏng vấn trực tiếp 80 nông hộ huyện Mỏ Cày Nam, Bến Tre)

Đây là một nguyên nhân mà các hộ không có tài sản chuyển sang hình thức vay phi chính thức. Đặc biệt ở nhu cầu muốn vay nhưng không được do tài sản thế chấp ít hoặc thậm chí không có tài sản, đất đai để thế chấp và không biết thủ tục xin vay nguyên do là sự phổ biến của các tổ chức tín dụng chính thức chưa được chặt chẽ và thấu đáo, thậm chí một số hộ còn không được tiếp cận thông tin từ ngân hàng. Đây là một nguyên do lớn khiến vay tín dụng phi chính thức của các nông hộ vẫn còn cao.

Trước tiên, việc hộ không có nhu cầu vay từ ngân hàng chiếm con số khá cao là 25,81%. Con số nói lên rằng có thể kinh tế của nông hộ huyện Mỏ Cày Nam dần phát triển và các nông hộ không muốn lệ thuộc nhiều vào việc vay tín dụng, thu nhập từ kinh tế hộ cũng có thể xoay sở được cho cuộc sống và sản xuất. Trong khi đó số ý kiến cho rằng thủ tục từ vay tín dụng của ngân hàng quá rườm rà chiếm 24,19%, con số quá lớn chứng tỏ trở ngại đến với việc vay tín dụng chính thức càng lớn khi mà học vấn của người dân nông thôn thì tương đối

số 12,9% ý kiến cho rằng hộ muốn vay nhưng vay không được là do sự đòi hỏi tài sản thế chấp từ ngân hàng. Tài sản thế chấp là một yêu cầu thiết yếu đối với các nông hộ muốn vay từ ngân hàng. Hộ không có tài sản đảm bảo hoặc tài sản ít cũng là một yếu tố ngăn cản nông hộ đến được với nguồn vốn vay từ ngân hàng.

Một phần của tài liệu thực trạng vay tín dụng phi chính thức của nông hộ ở huyện mỏ cày nam, tỉnh bến tre (Trang 63 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(88 trang)
w