Cơ sở lý luận về thực trạng vay tín dụng phi chính thức của các nông hộ

Một phần của tài liệu thực trạng vay tín dụng phi chính thức của nông hộ ở huyện mỏ cày nam, tỉnh bến tre (Trang 25 - 26)

5. Nội dung và kết quả đạt được

2.1.7. Cơ sở lý luận về thực trạng vay tín dụng phi chính thức của các nông hộ

nông hộ

Sự tồn tại của tín dụng phi chính thức ở các vùng nông thôn là mối quan tâm thường xuyên của chính phủ lẫn các nhà nghiên cứu. Lập luận thường được sử dụng để giải thích cho nguyên nhân của sự tồn tại này là vì không có sự hiện diện của các tổ chức tín dụng chính thức nên những người cho vay phi chính thức gần như độc quyền, do đó lãi suất thường được ấn định rất cao. Nhận thấy được điều đó, chính phủ nhiều nước đã thành lập các tổ chức tín dụng chính thức ở nông thôn để nhằm hạn chế hình thức vay tín dụng phi chính thức của nông hộ. Tuy nhiên, vì một số hạn chế mà người nông dân vẫn khó tiếp cận với nguồn tín dụng chính thức nên họ phải vay phi chính thức để đáp ứng nhu cầu chi tiêu phát sinh hằng ngày cũng như nhu cầu vốn trong sản xuất. Từ đó, tín dụng phi chính thức vẫn tồn tại và thậm chí còn phát triển ở nhiều nơi. Thật vậy, điều này được chứng minh qua các cuộc nghiên cứu trong và ngoài nước (như Tsai, 2004; Conning và Udry, 2007; Mansuri, 2007; Boucher và Guirkinger, 2007; Fletschner, 2009; Turvey và Kong, 2010) đã ghi nhận sự hiện diện của tín dụng phi chính thức ở nhiều nước trên thế giới như Ấn Độ, Trung Quốc, Thái Lan, Pakistan, Phi-lip-pin, Bangladesh, Kenya, Peru, Nigeria, Ghana, Guatemala,… Ở Việt Nam, theo Barslund và Tarp (2008), có đến 36% số giao dịch tín dụng ở nông thôn là phi chính thức; đặc biệt ở Phú Thọ, tín dụng phi chính thức chiếm đến 50% tổng số giao dịch và ở Hà Tây (cũ) con số này là 48%. Khảo sát của Dương (2010) đối với 480 nông hộ ở An Giang cho thấy có đến 199 hộ (41,5%) có vay phi chính thức. Theo các nghiên cứu trên, tín dụng phi chính thức tiếp tục hiện diện ở các vùng nông thôn nhờ những ưu thế mà các tổ chức tín dụng chính thức không có được như sự am hiểu người vay, chi phí giao dịch thấp cũng như thủ tục giao dịch rất đơn giản và không tốn nhiều thời gian, sự gần gũi với người vay,…

Các nghiên cứu đã phân tích nguyên nhân của việc mặc dù xác định đối tượng vay chủ yếu của các tổ chức tín dụng chính thức nhưng nhiều người dân nông thôn, đặc biệt là những người nghèo ở vùng xa xôi, hẻo lánh vẫn bị từ chối

Một phần của tài liệu thực trạng vay tín dụng phi chính thức của nông hộ ở huyện mỏ cày nam, tỉnh bến tre (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(88 trang)
w