5. Nội dung và kết quả đạt được
2.1.8. Cơ sở lý luận về quyết định vay tín dụng phi chính thức của nông hộ
mở ra cho sự tồn tại và phát triển của hình thức tín dụng phi chính thức. Người dân nông thôn rất cần vốn cho các nhu cầu sản xuất và các nhu cầu đột xuất khi mà thu nhập không đủ để đáp ứng. [7]
Mục đích của bài viết là khơi lên bức tranh tín dụng phi chính thức ở nông thôn huyện Mỏ Cày Nam để mấu chốt đưa ra các biện pháp hạn chế hình thức tín dụng này ở nông thôn huyện Mỏ Cày Nam cũng như các vùng nông thôn trên cả nước nói chung.
2.1.8. Cơ sở lý luận về quyết định vay tín dụng phi chính thức của nônghộ hộ
- Giới tính của chủ hộ: chủ hộ có giới tính là nữ thường có nhu cầu vay vốn tín dụng phi chính thức cao hơn nông hộ có chủ hộ là nam. Những người nữ thường thích vay vốn gần gũi và nhanh gọn, cùng với sự quen biết gần. Đặc biệt là hình thức hụi, người nữ thường tham gia các tổ hụi vì hai mục đích, thứ nhất là gởi tiền vào tổ hụi để sinh lời, mục đích thứ hai là để vay vốn khi cần trang trải cho nhu cầu gia đình.
- Học vấn của chủ hộ: nói lên nông hộ có khả năng tiếp cận đến nguồn vốn tín dụng chính thức cao hay thấp, đồng thời đây cũng là yếu tố tác động đến nông hộ có vay tín dụng phi chính thức hay không. Học vấn của chủ hộ càng cao cho thấy chủ hộ càng học sâu, hiểu rộng nên khả năng tiếp thu tiến bộ khoa học – kĩ thuật cũng cao. Đồng thời khả năng ứng dụng các tiến bộ khoa học trong sản xuất cũng nhanh và có hiệu quả hơn. Một mặt nữa, chủ hộ có học vấn cao dễ dàng nhận thấy được những rủi ro trong việc vay tín dụng phi chính thức. Ngược lại, những hộ có chủ hộ với trình độ học vấn càng thấp thì nguy cơ hộ tìm đến đến vay tín dụng phi chính thức có thể sẽ cao.
- Tuổi của chủ hộ: chủ hộ có tuổi đời khác nhau sẽ có nhu cầu vay các loại tín dụng khác nhau, đặc biệt là vay tín dụng phi chính thức. Tuổi đời của chủ hộ càng cao thì suy nghĩ về sự thanh nhàn cũng như sự chắc chắn trong việc vay vốn cũng cao. Vì vậy, có thể nói tuổi chủ hộ càng cao thì khả năng vay tín dụng
phi chính thức càng thấp. Bên cạnh đó, những người chủ hộ trẻ thì khả năng phiêu lưu mạo hiểm trong việc vay vốn càng cao nên nhu cầu vay tín dụng phi chính thức càng cao.
- Quen biết: hộ có quen biết với cán bộ trong các tổ chức kinh tế - xã hội càng cao thì khả năng vay tín dụng chính thức càng cao, còn nếu như hộ không có quen biết với các tổ chức này thì khả năng tìm đến với nguồn vốn vay phi chính thức sẽ rất cao. Khi có quen biết với cán bộ tín dụng, cán bộ các tổ chức kinh tế - xã hội thì hộ sẽ được tiếp cận với các thông tin về tín dụng chính thức nhiều. Đối với các hộ không quen biết cán bộ chính quyền thì khả năng tiếp cận tín dụng chính thức và bán chính thức càng thấp. Do đó, hộ sẽ chọn phương án vay tín dụng phi chính thức.
- Diện tích đất: là đất đai sở hữu của nông hộ, bao gồm đất thổ cư, đất nông nghiệp, đất vườn và các loại đất khác. Đây là nhân tố liên quan đến giá trị tài sản thế chấp cho ngân hàng, bởi vì trong lĩnh vực nông nghiệp nói chung hộ có thu nhập thấp thì diện tích đất được coi là tài sản quan trọng đầu tiên trong nông nghiệp. Nó là cơ sở đầu tiên làm cơ sở căn cứ xét duyệt cho vay của ngân hàng. Do đó, diện tích đất của nông hộ càng nhỏ thì khả năng vay vốn từ ngân hàng càng thấp, cho nên khả năng nông hộ sẽ chuyển sang vay tín dụng phi chính thức càng cao.
- Thu nhập của nông hộ: thu nhập này được xác định từ các hoạt động từ sản xuất nông nghiệp, dịch vụ, làm mướn,… Ngoài ra, thu nhập còn bao gồm thu nhập từ các khoản thu được từ chơi hụi hay tiền lãi từ ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác. Có thể thu nhập thấp thì nguy cơ nông hộ vay phi chính thức rất cao. Nguyên do nữa là sự kịp thời mà hình thức tín dụng này mang lại.
- Tài sản của nông hộ: đây gần như phần tài sản cố định của nông hộ. Tài sản của nông hộ bao gồm tổng giá trị nhà cửa, nhà xưởng, phương tiện đi lại, gia súc, gia cầm, các khoản tiền gửi ngân hàng và các tổ hụi,… Nông hộ thường sử dụng phần tài sản này làm tài sản thế chấp cho việc vay ngân hàng. Thường các ngân hàng đòi hỏi nông hộ vay phải thỏa mãn một số nhu cầu về tài sản để giảm bớt rủi ro trong cho vay. Bên cạnh đó, các hộ có tài sản ít, nguy cơ họ tìm đến nguồn vốn vay phi chính thức càng cao.
- Nghề nghiệp của chủ hộ: nghề nghiệp của chủ hộ nói lên khả năng tiếp cận khoa học – kĩ thuật của nông hộ. Và hơn thế nữa, nghề nghiệp chủ hộ cũng một phần nào nói lên thu nhập và khả năng vay vốn phi chính thức của nông hộ. Chủ hộ làm nghề nông thường thường có học vấn thấp cho nên khả năng tiếp thu và ứng dụng khoa học – kĩ thuật cũng thấp, cho nên chủ hộ làm nông nghiệp thường có thu nhập thấp và bấp bênh, tùy thuộc vào khả năng tiếp cận công nghệ, vụ mùa, thời tiết,…
- Mục đích vay: mục đích vay tín dụng phi chính thức có thể cho việc mua phân thuốc, giống cho sản xuất,... đồng thời nông hộ cũng có thể vay để trang trải cho cuộc sống thường nhật hàng ngày. Mục đích vay vốn của nông hộ cũng cho thấy được sự cần thiết của việc vay vốn. Vay vốn cho nhu cầu mang tính đột ngột thì thường cho mục đích tiêu dùng. Các nhu cầu cấp thiết mà các tổ chức tín dụng chính thức không đáp ứng được như cưới hỏi, ma chay hay trang trải học phí cho con cái.
- Khoảng cách từ nông hộ đến ngân hàng: có ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp và sự phát triển của kinh tế nong hộ. Những nông hộ có vị trí không thuận lợi thì khả năng tiếp cận đến với nguồn vốn chính thức càng thấp. Khoảng cách đến ngân hàng càng xa thì nông hộ quyết định vay phi chính thức càng cao. Nguyên do là các hộ xa ngân hàng thì quá trình đến ngân hàng mất thời gian và công sức. Trong khi hộ vay phi chính thức có thể vay ngay lúc nào họ muốn mà không cần phải mất thời gian đến địa điểm vay.
Với các yếu tố được đề cập trong cơ sở lý luận trên. Đề tài sử dụng mô hình hồi quy để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn vay vốn phi chính thức của các nông hộ.
Phương trình hồi quy có dạng:
QUYET DINH VAY= ß0+ß1GIOITINH +ß2HOCVAN+ ß3TUOI + ß4 QUENBIET + ß5DIENTICHDAT + ß6THUNHAP + ß7GIATRITAISAN + ß8NGHENGHIEP + ß9MUCDICHVAY + ß10 KHOANGCACHN
Bảng 1: TỔNG HỢP CÁC BIẾN VỚI DẤU KỲ VỌNG TRONG MÔ HÌNH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG QUYẾT ĐỊNH VAY
TÍN DỤNG PHI CHÍNH THỨC
Biến Kí hiệu Đơn vị tính Kỳ vọng
Giới tính GIOI TINH Nam: 1, nữ: 0 -
Trình độ học vấn HOCVAN Tốt nghiệp THPT: 1
Chưa tốt nghiệp: 0 -
Tuổi chủ hộ TUOI năm + hoặc -
Mức độ quen biết
trong xã hội QUENBIET
Có: 1
Chưa: 0 -
Diện tích đất DIENTICHDAT m2 - hoặc+
Thu nhập THUNHAP Triệu đồng + hoặc -
Tổng giá trị tài sản
của hộ GIATRITAISAN Triệu đồng -
Nghề nghiệp chủ
hộ NGHENGHIEP
Làm nông: 1
Khác: 0 - hoặc + Mục đích vay vốn MUCDICHVAY Sản xuất: 1,
ngược lại: 0 - hoặc + Khoảng cách hộ
đến ngân hàng
KHOANGCACHN
H km -
Dấu “+” thể hiện mối quan hệ tỷ lệ thuận với biến phụ thuộc Dấu “-” thể hiện mối quan hệ tỷ lệ nghịch với biến phụ thuộc
(Nguồn: Tự tổng hợp theo kỳ vọng của tác giả)
Diễn giải các biến đưa vào mô hình
Mục tiêu là xác định các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định vay vốn tín dụng phi chính thức của các nông hộ. Với biến phụ thuộc trong mô hình hồi quy là nông hộ có vay vốn từ nguồn phi chính thức.
Quyết định chọn vay vốn tín dụng phi chính thức (QUYETDINHVAY) của nông hộ chịu ảnh hưởng của các yếu tố: giới tính của chủ hộ, trình độ học vấn, tuổi của chủ hộ, quen biết với cán bộ trong các tổ chức kinh tế - xã hội, diện tích đất, thu nhập của hộ, tổng giá trị tài sản của hộ, nghề nghiệp của chủ hộ, mục đích vay vốn và khoảng cách đến ngân hàng.
Bảng 2: DIỄN GIẢI CÁC BIẾN PHỤ THUỘC
Biến số Diễn giải
Giới tính Biến giả, đây là giới tính của chủ hộ, nhận giá trị 1 nếu chủ hộ là nam, nhận giá trị 0 nếu chủ hộ là nữ.
Trình độ học vấn Biến giả, hiện trình độ học vấn của chủ hộ, đã tốt nghiệp phổ thông trở lên nhận giá trị 1, nhận giá trị 0 nếu ngược lại. Tuổi Tuổi của chủ hộ (năm), tính từ năm sinh đến thời điểm
phỏng vấn. Mức độ quen biết
trong xã hội
Biến giả, nhận giá trị 1 là có quen với cán bộ đoàn thể, chính quyền địa phương, nhận giá trị 0 nếu ngược lại.
Diện tích đất
Diện tích đất của chủ hộ, được tính theo đơn vị mét vuông. Bao gồm đất ruộng – vườn, đất hoa màu, đất thổ cư, diện tích ao nuôi cá và những loại đất khác…
Thu nhập
Tổng mức thu nhập của nông hộ trong một năm. Thu nhập này được tạo ra từ quá trình sản xuất, chăn nuôi, làm thuê,… đơn vị tính là ngàn đồng.
Tổng giá trị tài
sản của hộ Toàn bộ tài sản của nông hộ, từ nhà cửa, đất đai, xe cộ,… Nghề nghiệp chủ
hộ
Biến giả, chỉ nghề nghiệp của chủ hộ, nhận giá trị 1 khi chủ hộ có nghề nghiệp nông dân, giá trị 0 là chủ hộ có nghề nghiệp khác.
Mục đích vay vốn
Biến giả, nhận giá trị 1 nếu chủ hộ vay vốn cho mục đích sản xuất, giá trị 0 cho mục đích khác.
Khoảng cách đến ngân hàng
Khoảng cách từ nông hộ đến các tổ chức tín dụng (tính bằng km).
(Nguồn: Tự tổng hợp theo diễn giải của tác giả)
Trong mô hình đề cập sự tác động của một số yếu tố đến quyết định chọn vay tín dụng phi chính thức. Trong khi thực tế vẫn còn sự ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác đến quyết định chọn vay tín dụng phi chính thức của chủ hộ.
Để khái quát về các yếu tố tổng quan trong mối quan hệ ảnh hưởng đến quyết định chọn vay của chủ hộ. Hình sau dùng mô phỏng thể hiện chủ hộ quyết định hình thức chọn vay còn chịu tác động của rất nhiều yếu tố.
Hình 1. CÁC YẾU TỐ TỔNG QUAN HỢP THÀNH QUYẾT ĐỊNH VAY TÍN DỤNG CỦA NÔNG HỘ
Năng lực tư chất và đạo đức của nông hộ là quan trọng là yếu tố quyết định lớn trong suy nghĩ chọn vay của chủ hộ. Song, không thể phủ nhận các yếu tố góp phần tác động đến suy nghĩ chọn vay của chủ hộ, bao gồm: năng lực điều hành sản xuất, sự ủng hộ của gia đình, trình độ học vấn – kĩ thuật, thành thạo quy trình sản xuất, quan hệ với các tổ chức đoàn thể, tình trạng sức khỏe, tinh thần học hỏi, chuyên cần. Các yếu tố này hợp thành năng lực của người chủ hộ, nó ảnh hưởng đến các quyết định của chủ hộ, đặc biệt là quyết định chọn vay tín dụng đã được đề cập.