5. Nội dung và kết quả đạt được
3.2.3. Đơn vị hành chính
Về địa giới hành chính, Mỏ Cày Nam gồm 17 đơn vị hành chính gồm Thị Trấn Mỏ Cày và 16 xã: An Định, An Thạnh, An Thới, Bình Khánh Đông, Bình Khánh Tây, Cẩm Sơn, Đa Phước Hội, Định Thủy, Hương Mỹ, Minh Đức, Ngãi Đăng, Phước Hiệp, Tân Hội, Thành Thới A, Thành Thới B, Tân Trung. Huyện Mỏ Cày Nam có phía Đông giáp huyện Giồng Trôm; Tây giáp tỉnh Trà Vinh; Bắc – Đông giáp huyện Mỏ Cày Bắc và huyện Giồng Trôm; Nam – Tây Nam giáp huyện Thạnh Phú và tỉnh Trà Vinh.
3.2.4. Tài nguyên thiên nhiên
Được hình thành từ nguồn phù sa của hai con sông lớn Hàm Luông và Cổ Chiên bồi đắp qua nhiều thế kỷ, Mỏ Cày Nam có địa hình tương đối bằng phẳng, gồm những cánh đồng lúa, những ruộng mía và vườn cây ăn trái thỉnh thoảng xen kẽ một số cồn cát. Ngoài hai con sông lớn cặp hai bên bờ cù lao, Mỏ Cày Nam còn có nhiều sông nhỏ và vừa (có sông rộng từ 100 đến 200m như sông Cái Cấm, sông Mỏ Cày, sông Thom) và những con rạch chia cắt dọc ngang, rất thuận lợi về mặt giao thông thủy.
Đất đai Mỏ Cày Nam rất thích hợp cho sự tăng trưởng của 3 loại cây chính: lúa, dừa và mía. Hai loại cây sau tạo thành thế mạnh về cây công nghiệp của huyện, mang lại cho nền kinh tế Mỏ Cày Nam hàng năm một nguồn thu to lớn.
Là một huyện có số dân đông nhất tỉnh, có tiềm năng đất đai phong phú, có nguồn nhân lực dồi dào, nhân dân có trình độ giác ngộ và có truyền thống yêu nước, lại nằm trên một địa bàn có nhiều thuận lợi trong giao lưu kinh tế với bên ngoài, huyện Mỏ Cày Nam có đầy đủ những yếu tố để đẩy nhanh tốc độ xây dựng kinh tế và phát triển văn hóa. Những thành tích đã đạt được là quan trọng, cần được ghi nhận.
3.2.5. Tình hình kinh tế - xã hội năm 2010, 2011 và 6 tháng đầu năm 2012
Một số chỉ tiêu báo cáo kinh tế - xã hội tỉnh Bến Tre năm 2010, 2011
Trên địa bàn huyện gặp nhiều khó khăn do khô hạn, nước mặn xâm nhập sâu và kéo dài, dịch tai xanh ở heo, dịch bệnh tiêu chảy cấp nguy hiểm, tình trạng cắt điện liên tục trong thời gian dài, sự biến động tăng giá hàng hóa trong những tháng cuối năm,…đã ảnh hưởng đến sinh hoạt đời sống nhân dân và phát triển sản xuất. Tuy nhiên, với tinh thần cách mạng tiến công, cùng với sự tập
trung cao trong chỉ đạo, điều hành của Huyện ủy, Ủy ban nhân dân huyện; sự hỗ trợ kịp thời của các Sở, ngành tỉnh; sự nổ lực của các ngành, các địa phương; sự phối hợp của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể và nhân dân đã giúp huyện nhà vượt qua khó khăn, thách thức, tiếp tục đưa kinh tế - xã hội phát triển, đảm bảo an sinh xã hội. Kết quả đạt được trên một số lĩnh vực chủ yếu như sau:
VỀ KINH TẾ
Hình 2. CƠ CẤU KINH TẾ HUYỆN MỎ CÀY NAM NĂM 2011
(Nguồn:Tự tổng hợp từ Báo cáo của Uỷ Ban Nhân Dân Huyện Mỏ Cày Nam)
Tuy cơ cấu kinh tế huyện Mỏ Cày Nam vẫn chiếm tỉ trọng lớn ở ngành nông nghiệp với 42,56%. Nhưng các ngành khác như công nghiệp – xây dựng, thương mại và dịch vụ đang có sự chuyển biến và cũng dần chiếm tỉ trọng lớn. Đây là một bước tiến mới cho nền kinh tế huyện Mỏ Cày Nam. Với xu hướng giảm dần khu vực I, tăng khu vực II và III; các lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, thương mại - dịch vụ tiếp tục phát triển. Công tác xây dựng chợ trên địa bàn được quan tâm; công tác bảo vệ và khắc phục ô nhiễm môi trường có sự chuyển biến tích cực. Nhìn chung cơ cấu kinh tế huyện có chuyển biến tích cực so với những năm trước. Cũng có thể do mục tiêu phấn đấu phát triển kinh tế và tiến đến thành lập thị trấn Đồng Khởi vào năm 2020. Ngoài ra, một số chỉ tiêu đánh giá phát triển kinh tế của huyện Mỏ Cày Nam được thống kê trong bảng sau:
CỦA HUYỆN MỎ CÀY NAM NĂM 2010, 2011 Chỉ tiêu Năm2010 SO VỚI NGHỊ QUYẾT Năm 2011 SO VỚI NGHỊ QUYẾT GDP (%) 11,9 1,07 14,67 2,21
Giá trị sản xuất nông-lâm-ngư
nghiệp (%) 7,90 0,03 9,96 1,34
Giá trị sản xuất công nghiệp-
xây dựng (%) 18,98 2,64 24,04 3,99 Giá trị các ngành dịch vụ (%) 12,12 1 23,79 3,48 Tổng vốn đầu tư toàn xã hội
(tỷ đồng) 189,821 21,49 527,539 Đạt Thu ngân sách trên địa bàn
(tỷ đồng) 28,69 5,87 36,116 9,816
: tăng, : giảm (Nguồn:Tự tổng hợp từ Báo cáo của Uỷ Ban Nhân Dân Huyện Mỏ Cày Nam)
Nhìn chung, kinh tế - xã hội năm 2011, tiếp tục phát triển, một số chỉ tiêu quan trọng thực hiện đạt và vượt so với Nghị quyết đề ra. Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt mức khá cao, vượt chỉ tiêu đề ra. Chứng tỏ huyện Mỏ Cày Nam đã thực hiện thành công một số chính sách, nghị quyết mà nhà nước và Đảng bộ đề ra. Một số chỉ số tiêu biểu như GDP tăng nhanh, đến năm 2011 là 14,67% , giá trị sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp cũng tăng nhanh, năm 2011 tăng 9,96%.
Tổng vốn đầu tư toàn xã hội tăng mạnh, ở mức 189,821 tỷ đồng năm 2010, năm 2011 đã đạt mức 527,539 tỷ đồng. Những con số chứng tỏ chi tiêu đầu tư cho xã hội của huyện tăng mạnh. Có thể thấy rằng sự quan tâm của các cấp chính quyền đến địa phương là ngày càng cao, mong đợi sự quan tâm này sẽ ngày càng có hiệu quả và bền vững lâu dài.
VỀ XÃ HỘI
HUYỆN MỎ CÀY NAM NĂM 2010, 2011 Tiêu chí Năm2010 SO VỚI NGHỊ QUYẾT Năm 2011 SO VỚI NGHỊ QUYẾT
Số lao động được giải quyết việc
làm (lao động) 3.092 92 3.150 150
Giảm tỷ suất sinh (%) 0,6 Đạt 0,6 Đạt
Giảm tỷ lệ hộ nghèo (%) 2 Đạt 12 0,19 Giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng dưới 5
tuổi (%) 12,46 0,34 11,97 Đạt
Thu nhập bình quân đầu người
(triệu đồng/người/năm) 14,21 0,16 18,85 1,85 Tỷ lệ hộ sử dụng điện (%) 99,7 Đạt 99,75 0.15 Tỷ lệ hộ dân nông thôn sử dụng
nước sinh hoạt hợp vệ sinh (%) 87,15 2,15 90 Đạt
: tăng, : giảm (Nguồn: Tự tổng hợp từ Báo cáo của Uỷ Ban Nhân Dân Huyện Mỏ Cày Nam )
Các chỉ tiêu văn hóa của huyện có sự chuyển biến tốt, tuy nhiên vẫn còn giảm ở một số chỉ tiêu, so với nghị quyết không đạt như chỉ tiêu hộ sử dụng điện năm 2011, nghị quyết đề ra là 99,9%, thực tế chỉ đạt 99,75%, con số này cũng rất đáng khen, phấn đấu đạt đến 99,9% là điều không khó trong một vài năm tới đây. [9], [10]
Khái quát tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm 2012
Sản xuất nông nghiệp
- Cây lúa: vụ Đông Xuân diện tích thu hoạch 100 ha, đạt 100% so kế hoạch, và so với cùng kỳ; năng suất bình quân 45 tạ/ha, sản lượng 450 tấn.
- Cây mía: diện tích 1.300 ha, đạt 100% so với kế hoạch, giảm 7,14% (giảm 100 ha) so cùng kỳ; hiện mía đang trong giai đọan vươn lóng và phát triển.
- Cây dừa: diện tích 13.340 ha đạt 98,81% kế hoạch và bằng 103,57% so với cùng kỳ; trong đó có 10.805 ha cho trái; sản lượng 50,2 triệu trái.
- Cây ca cao: trồng xen trong vườn dừa đến nay đạt 1.298,7 ha; trong đó, có 480 ha cho trái.
- Cây ăn trái các loại: diện tích 1.350 ha, đạt 103,85% so kế hoạch và bằng 88,17% so với cùng kỳ.
- Chăn nuôi: tổng đàn heo 259.700 con, đạt 129,85% so kế hoạch, bằng 151,95% so cùng kỳ; sản lượng 26.130 tấn. Hiện nay, giá heo hơi giảm còn 3,8 đến 4 triệu đồng/tạ. Đàn bò 13.600 con, đạt 73,51% so kế hoạch và bằng 87,26% so cùng kỳ; sản lượng 900,32 tấn. Đàn gia cầm 570.000 con đạt 67,05% so kế hoạch và bằng 140,39% so cùng kỳ; sản lượng 1.529 tấn. Công tác quản lý phòng chống dịch bệnh và kiểm dịch xuất nhập huyện được triển khai thực hiện khá tốt; từ đó đã hạn chế tình hình dịch bệnh xảy ra trên địa bàn.
- Kinh tế trang trại – hợp tác xã: phát triển mới 01 hợp tác xã, tổng số toàn huyện có 11 hợp tác xã. Toàn huyện có 45 trang trại đang hoạt động. Trong đó, có 25 trang trại đạt tiêu chí theo Thông tư 27/TT-BNN&PTNT ngày 27/3/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Thủy sản: tình hình nuôi thủy sản tiếp tục được duy trì; diện tích nuôi thủy sản 6 tháng đầu năm 1.580 ha, trong đó diện tích nuôi tôm 600 ha, đạt 100% kế hoạch; nuôi cá 980 ha, đạt 98% kế hoạch. Sản lượng nuôi thủy sản đạt trên 6.129 tấn tôm cá các loại; đạt 33,47% kế hoạch. Về khai thác thủy sản: tổng số tàu thuyền là 339 chiếc, sản lượng khai thác ước thực hiện 1.160 tấn, đạt 44% kế hoạch.
- Thủy lợi – Phòng chống lụt bão: triển khai các giải pháp phòng chống hạn mặn trong mùa khô; gia cố, khắc phục các tuyến đê bao xung yếu xã Minh Đức, An Định; Thi công xây dựng 2 đê bao Minh Đức, An Định; Khảo sát thiết kế chuẩn bị đầu tư cống Bà Linh xã An Định và cống cánh đồng Ruộng Cạn xã An Thới, cống kênh Cùng dưới đê Tân Trung. Triển khai dự án Bờ kè chống xói lở bờ sông Mỏ Cày. Triển khai kế hoạch phòng chống lụt bão năm 2012 và kế hoạch hỗ trợ di dời hộ dân bị sạt lở năm 2012.
- Công tác khuyến nông: tổ chức 20 lớp tập huấn và 37 cuộc sinh hoạt câu lạc bộ nông dân chuyển giao kỹ thuật nuôi heo, bò, trồng và chăm sóc ca cao, nuôi cá nước ngọt,… có 1.248 lượt nông dân tham dự. Khảo sát chọn hộ dân các xã thực hiện mô hình nuôi tôm càng xanh trong mương vườn thuộc dự án FSPS II.
Giá trị sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp thực hiện 236 tỉ đồng (theo giá so sánh), đạt 45,74% so kế hoạch và bằng 110,28% so với cùng kỳ. Công tác khuyến công tiếp tục được quan tâm; khảo sát để hỗ trợ vốn khuyến công năm 2012 cho cơ sở sản xuất Nguyễn Thanh Sơn xã An Định. Tham gia trưng bày tại Hội chợ công nghiệp – thương mại và Festival dừa Bến Tre năm 2012.
Thương mại-Dịch vụ-Vận tải
Tổng mức luân chuyển hàng hóa ước thực hiện 450 tỉ đồng, đạt 52,9% so kế hoạch và bằng 102% so với cùng kỳ. Trong đó, tổng mức bán lẻ đạt 362 tỉ đồng, đạt 48,2% so kế hoạch. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát các hoạt động kinh doanh, bình ổn giá cả thị trường, góp phần kiềm chế lạm phát. Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch khảo sát lập quy hoạch chung xây dựng Làng Du kích tỉnh Bến Tre tại xã Định Thủy.
Vận tải: kiểm tra, duy tu, sửa chữa cầu đường, hệ thống chiếu sáng; lập lại trật tự trong giao thông, đảm bảo an toàn phục vụ lễ, tết và nhu cầu hoạt động vận chuyển hành khách và hàng hóa trên địa bàn. Vận chuyển hành khách ước thực hiện 976 nghìn lượt khách, đạt 51% so kế hoạch. Vận chuyển hàng hoá ước thực hiện 114 nghìn tấn, đạt 54% so kế hoạch. [11]
3.3. CÁC NGUỒN VỐN VAY CỦA NÔNG HỘ HUYỆN MỎ CÀY NAM
Tín dụng chính thức là loại tín dụng lý tưởng và phổ biến nhất trong các loại hình tín dụng nông thôn, bao gồm các ngân hàng thương mại, những định chế chuyên ngành như ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn, ngân hàng chính sách xã hội. Tuy nhiên, thực trạng tồn tại là ở các nước đang phát triển là các tổ chức tài chính ở khu vực chính thức chưa phát huy được hết vai trò của mình trong việc cung cấp dịch vụ tài chính. Những thủ tục rắc rối cũng như những quy định nghiêm ngặt như yêu cầu thế chấp tài sản khiến các đối tượng cần vay vốn ở nông thôn (nhất là các đối tượng nghèo) không tiếp cận được với tín dụng phi chính thức. Để lấp đầy những khoảng trống mà tín dụng chính thức chưa đáp ứng được, người nông dân phải tìm đến người thân, bạn bè, người cho vay nặng lãi, thương lái, các tổ hụi,… để vay. Các tổ chức trên được nói chung là phi vực tín dụng phi chính thức.
Tại các nước đang phát triển, đặc biệt là Việt Nam, khu vực tín dụng phi chính thức đóng vai trò hết sức quan trọng và kịp thời trong việc đáp ứng nhu cầu về vốn cho sản xuất và tiêu dùng của người nông dân. Tín dụng phi chính thức góp phần làm giảm tính bấp bênh trong kinh tế của nông hộ, giúp hộ đối phó kịp thời với các tình huống cấp bách như dịch bệnh, mất mùa, bệnh tật hay ma chay trong gia đình. Huyện Mỏ Cày Nam cũng là một vùng nông thôn tiêu biểu sử dụng đầy đủ các nguồn vốn vay từ các nguồn tín dụng. Đặc biệt là vay tín dụng phi chính thức.
Các nguồn vốn vay của nông hộ ở nông thôn huyện Mỏ Cày Nam:
- Tín dụng chính thức: các ngân hàng thương mại và các ngân hàng chính sách xã hội. Hiện nay các ngân hàng thương mại đã mở chi nhánh, phòng giao dịch đến các huyện trong cả nước, vấn đề địa lý có thể ít trở ngại lắm trong việc tiếp cận tín dụng chính thức, trở ngại lớn nhất là thủ tục và tài sản thế chấp.
Các tổ chức tín dụng chính thức chủ đạo ở huyện Mỏ Cày Nam, tỉnh Bến Tre
+ Ngân Hàng Thương Mại Nhà Nước: Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn, chi nhánh huyện Mỏ Cày Nam (quốc lộ 60, khu phố 2, Thị Trấn Mỏ Cày Nam, tỉnh Bến Tre).
+ Chi nhánh của các Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Công Thương Việt Nam, chi nhánh huyện Mỏ Cày Nam (Thị Trấn Mỏ Cày, huyện Mỏ Cày Nam, tỉnh Bến Tre).
+ Ngân hàng chính sách xã hội huyện Mỏ Cày Nam (ấp Phú Qưới, xã Tân Hội, huyện Mỏ Cày Nam, tỉnh Bến Tre).
- Tín dụng bán chính thức: Các tổ chức phi chính thức, các tổ hùn vốn ở địa phương, thông qua các hội nghề nghiệp như: hội phụ nữ, hội nông dân, hợp tác xã,… Hình thức này có tính tương trợ cao, vốn từ nguồn này lãi suất rất thấp, có khi là không.
- Tín dụng phi chính thức: Đa dạng, phong phú với nhiều loại hình cho vay, nhiều mức lãi suất khác nhau. Hình thức này đối với một số gia đình là hình thức tín dụng chính, giải quyết các nhu cầu cụ thể.
CHƯƠNG 4
THỰC TRẠNG VAY TÍN DỤNG PHI CHÍNH THỨC CỦA NÔNG HỘ Ở HUYỆN MỎ CÀY NAM, TỈNH BẾN TRE
4.1. MÔ TẢ MẪU KHẢO SÁT
Cuộc khảo sát được thực hiện tại địa bàn 4 xã thuộc huyện Mỏ Cày Nam, bao gồm: Tân Hội, Đa Phước Hội, Định Thủy và An Thạnh.
Bảng 8: PHÂN BỐ TỶ TRỌNG HỘ TRONG CÁC XÃ KHẢO SÁT
Xã Số hộ Tỷ trọng (%)
Tân Hội 41 51,25
Đa Phước Hội 12 15
Định Thủy 12 15
An Thạnh 15 18,75
Tổng cộng 80 100,00
( Nguồn: Phỏng vấn trực tiếp 80 nông hộ Huyện Mỏ Cày Nam, Tỉnh Bến Tre)
Bốn xã phỏng vấn trên có cơ cấu sản xuất nông nghiệp cao, có thể dùng để mô tả tổng thể cho các nông hộ sản xuất nông nghiệp. Từ đó cũng có thể suy ra nhu cầu vốn cho nông nghiệp của nông hộ ở các xã này cũng cao. Đặc biệt, có thể dùng để khảo sát thực trạng vay vốn tín dụng phi chính thức.
Mô tả về giới tính cũng như nghề nghiệp của chủ hộ cũng là cách khơi nên cách nhìn tổng quan và đậm nét hơn thông tin về các nông hộ.
Bảng 9: GIỚI TÍNH VÀ NGHỀ NGHIỆP CHÍNH CỦA CHỦ HỘ
Tiêu chí Số lượng Tỷ trọng (%) Giới tính chủ hộ Nam 62 77,5 Nữ 18 22,5 Tổng 80 100 Nghề nghiệp chủ hộ Nông nghiệp 59 73,75
Phi nông nghiệp 21 26,25
Tổng 80 100
(Nguồn: Phỏng vấn trực tiếp 80 nông hộ huyện Mỏ Cày Nam, Bến Tre)
Bảng trên cho ta thấy đa phần chủ hộ là nam, chiếm 77,5%. Cũng rất dễ hiểu, vì các nông hộ vẫn còn suy nghĩ nam là trụ cột, người nam thường đưa ra các quyết định khách quan và chính xác hơn nữ. Và bên cạnh đó, công việc nông nghiệp này thường nặng nhọc, chỉ thích hợp với nam giới. Ngoài ra, trên