PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH VAY

Một phần của tài liệu thực trạng vay tín dụng phi chính thức của nông hộ ở huyện mỏ cày nam, tỉnh bến tre (Trang 69 - 75)

5. Nội dung và kết quả đạt được

4.3. PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH VAY

VAY VỐN TÍN DỤNG PHI CHÍNH THỨC CỦA CÁC NÔNG HỘ

Tín dụng phi chính thức ở huyện Mỏ Cày Nam vẫn tồn tại, phát triển và tiềm ẩn những bất cập khó lường. Thực trạng vay tín dụng phi chính thức của nông hộ huyện Mỏ Cày Nam chịu ảnh hưởng bởi quyết định vay tín dụng phi chính thức của nông hộ. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến quyết định vay tín dụng phi chính thức của các nông hộ. Tuy nhiên, mô hình không thể bao trùm hết tất cả các nhân tố đó. Mô hình đưa vào kiểm định 10 nhân tố ảnh hưởng đến quyết định vay tín dụng phi chính thức đã được đề cập ở phần cơ sở lý luận.

Thực trạng tín dụng phi chính thức được quyết định bởi các yếu tố tác động được phân tích như sau:

Bảng 20: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH MÔ HÌNH PROBIT VỀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG QUYẾT ĐỊNH VAY TÍN DỤNG PHI CHÍNH THỨC

CỦA CÁC NÔNG HỘ Ở HUYỆN MỎ CÀY NAM

STT Biến giải thích Hệ số Giá trị P-value

1 GIOITINH -2,010309 0,004***

2 HOCVAN -3,524528 0,000***

5 DIENTICHDAT 0,0001015 0,422 6 THUNHAP -0,0015689 0,727 7 GIATRITAISAN 0,0027833 0,359 8 NGHENGHIEP -1,294896 0,047** 9 MUCDICHVAY 0,1489896 0,832 10 KHOANGCACHNH 0,1382469 0,066* 11 Hằng số 2,106132 0,359 12 Tổng số quan sát: 80

Giá trị log của hàm gần đúng: -16,35 Giá trị P> chi bình phương: 0.0000 Hệ số R2 : 70,39%

(Nguồn: Phân tích hồi quy từ số liệu phỏng vấn thực tế ở huyện Mỏ Cày Nam) Ghi chú:*, mức ý nghĩa 10%; **, mức ý nghĩa 5%; ***, mức ý nghĩa 1%

Kết quả mô hình Probit với 10 biến đưa vào thì có 5 biến có ý nghĩa. Đó là các biến giới tính, học vấn, quen biết, nghề nghiệp, khoảng cách tới ngân hàng.

 Kết quả cho thấy biến GIOITINH có hệ số âm, ở mức ý nghĩa 1%, nên có tác động ngược chiều đến quyết định vay tín dụng chính thức của các nông hộ trên địa bàn nghiên cứu. Cụ thể, những chủ hộ nào có chủ hộ là nữ thì nhu cầu vay cao hơn chủ hộ là nam. Điều này cho thấy, đa số những người nữ tìm các tiếp cận đến nguồn vốn thông qua thị trường phi chính thức là rất cao.

HOCVAN: biến học vấn có ý nghĩa hoàn toàn ở mức 1%, và có tương quan nghịch chiều với quyết định vay tín dụng phi chính thức, như kì vọng ban đầu. Có nghĩa là học vấn của chủ hộ càng cao thì quyết định vay tín dụng phi chính thức càng giảm xuống. Còn nếu như học vấn của chủ hộ càng thấp thì hộ càng vay phi chính thức. Vừa một phần là khả năng tiếp cận các thủ tục vay chính thức càng thấp, một phần là ở suy nghĩ của chủ hộ, nhận biết được sự nhanh gọn, kịp thời mà vốn phi chính thức mang lại nhưng bên cạnh đó lại không thấy được những nguy cơ khó lường mà nguồn tín dụng này đem lại.

QUEN BIET: biến quen biết xã hội ảnh hưởng ngược chiều đến quyết định vay tín dụng phi chính chính thức của nông hộ đúng như kì vọng, và có ý nghĩa ở mức 5%. Như vậy, những hộ nào không có người thân làm trong các tổ chức xã hội đoàn thể hay làm trong ngân hàng thì quyết định vay tín dụng từ nguồn phi chính thức càng cao. Cũng có thể do họ lo sợ từ không biết thủ tục

NGHENGHIEP: là biến có ảnh hưởng ngược chiều với quyết định vay phi chính thức. Biến này có ý nghĩa ở mức 5%, điều này nói lên rằng các chủ hộ làm nông thì có quyết định vay thấp hơn các chủ hộ làm nghề khác.

 Biến KHOANGCACHNH (Khoảng cách ngân hàng) có hệ số dương và có ý nghĩa ở mức 10%, có tác động thuận chiều đến quyết định vay phi chính thức, các hộ có vị trí càng xa ngân hàng thì có quyết định vay tín dụng phi chính thức cao hơn so với các hộ ở gần ngân hàng. Nguyên do là nếu ở gần ngân hàng thì hộ sẽ có khả năng tiếp cận và quyết định chọn vay ở ngân hàng, do đó quyết định vay phi chính thức không còn phù hợp.

Các biến còn lại là TUOI, DIENTICHDAT, THUNHAP, GIATRITAISAN, MUCDICHVAY có giá trị P-value lớn hơn 10% nên không có ý nghĩa về mặt thống kê nên không đề cập nhận xét trong mô hình.

Nhìn chung, 10 biến được đưa vào mô hình kiểm định có 5 biến có ý nghĩa, chứng tỏ hầu hết quyết định vay tín dụng phi chính thức của các nông hộ huyện Mỏ Cày Nam chịu ảnh hưởng của 5 yếu tố là giới tính, học vấn, quen biết, nghề nghiệp và khoảng cách từ nông hộ đến ngân hàng. Vì vậy, các biện pháp đưa ra nhằm hạn chế việc vay tín dụng phi chính thức nên chú trọng quan tâm đến các yếu tố liên quan đó.

CHƯƠNG 5

MỘT SỐ GIẢI PHÁP HẠN CHẾ VAY TÍN DỤNG PHI CHÍNH THỨC Ở KHU VỰC NÔNG THÔN

HUYỆN MỎ CÀY NAM, TỈNH BẾN TRE

Nhìn chung, tín dụng phi chính thức ở nông thôn huyện Mỏ Cày Nam, tỉnh Bến Tre vẫn còn chiếm một tỷ trọng đáng kể trong quyết định vay tín dụng. Mặt khác, những rủi ro không lành mạnh trong việc vay tín dụng phi chính thức vẫn tồn tại ở mức cao. Các phân tích trên cho thấy việc nhiều người dân nông thôn phải phụ thuộc vào tín dụng phi chính thức là do các tổ chức tín dụng chính thức hạn chế cho vay ở nông thôn bởi gặp rủi ro và chi phí giao dịch quá cao trong khi không thể điều chỉnh lãi suất cho thích hợp do bị ràng buộc bởi quy định của chính phủ hay do hệ quả của hiện tượng thông tin bất đối xứng.

Do đó, giải pháp hạn chế tín dụng phi chính thức cũng đồng thời là giải pháp tăng cường hoạt động của các tổ chức tín dụng chính thức ở nông thôn.

Song, có thể nói không thể gạt phăng được những lợi ích mà vốn phi chính thức đem lại, nó bù đắp vốn khi các kênh chính thức thiếu hụt, do vậy chỉ có thể áp dụng biện pháp hạn chế những mặt rủi ro mà nó mang lại chứ không hoàn toàn lành mạnh hóa thị trường này được.

Hạn chế những bất cập tồn tại trong việc vay tín dụng từ thị trường phi chính thức bằng các giải pháp sau:

- Trong bài nghiên cứu, thực trạng tồn tại là lãi suất từ tín dụng phi chính thức rất cao và các thủ tục vay đều được thực hiện ngầm. Vì vậy, giải pháp đưa ra là hạn chế những mặt tiêu cực mà thị trường tín dụng phi chính thức mang lại, đặc biệt là từ lãi suất cũng như việc công khai trong thủ tục vay bằng việc từng bước hoàn thiện khung pháp lý về tín dụng phi chính thức. Để kiềm chế lãi suất trên thị trường tín dụng phi chính thức vượt lên quá cao, cơ quan có thẩm quyền cần có những văn bản giao dịch thừa nhận các giao dịch phi chính thức với các quy định rõ ràng về lãi suất, cho phép cho vay ở một mức tối đa quy định, cách thực hiện các tình huống giao dịch. Tuy nhiên, các quy định phải hợp lý và ở mức vừa phải nhằm hạn chế những món vay phát sinh ngầm hay bắt đầu chuyển sang chi phí vay.

- Bài nghiên cứu có đến 13,75% các nông hộ không được tiếp cận các nguồn tín dụng. Vì vậy, các ngân hàng cần chủ động hơn nữa trong công tác tuyên truyền cũng như phổ biến thông tin về tín dụng chính thức cho các nông hộ. Việc phổ biến thông tin về tín dụng chính thức là một cách tác động hiệu quả làm cho khả năng vay tín dụng phi chính thức của nông hộ càng giảm, đồng thời khả năng gởi tiết kiệm, vay vốn từ ngân hàng và các tổ chức tín dụng chính thức càng cao.

- Huyện Mỏ Cày Nam đang trên đà phát triển kinh tế từ một huyện mới tách cho nên nhu cầu về vốn của huyện nói chung và nhu cầu về vốn của nông hộ huyện nói riêng là hết sức cấp thiết. Vay vốn từ ngân hàng để đầu tư cho sản xuất cũng như đời sống là lựa chọn hàng đầu. Tuy nhiên, hộ muốn vay vốn từ ngân hàng nhưng vẫn còn trở ngại rất nhiều từ thủ tục đến yêu cầu tài sản thế chấp. Chứng minh trong đề tài nghiên cứu có tới 24,19% ý kiến nông hộ cho

rằng thủ tục vay và xin vay từ ngân hàng là rườm rà, 12,9% ý kiến cho rằng ngân hàng yêu cầu tài sản thế chấp gây cản trở trong việc vay vốn của nông hộ. Do dó, giải pháp đưa ra để tăng cường khả năng vay vốn của nông hộ là ngân hàng nên điều chỉnh những bất cập còn tồn tại như giảm sự rườm rà trong thủ tục vay và xin vay cũng như điều chỉnh sự hợp lý trong việc yêu cầu tài sản đảm bảo, ngân hàng nên mở rộng hình thức cho vay theo nhóm để tăng cường khả năng vay cũng như khả năng trả nợ cho các nông hộ ít tài sản thế chấp. Bên cạnh đó, ngân hàng nên đa dạng hoá các dịch vụ tín dụng của các chi nhánh ngân hàng hoạt động trên địa bàn nông thôn sao cho có thể đáp ứng những nhu cầu đa dạng về thời hạn vay, về quy mô món vay, về cách thức giải ngân, về các điều kiện ràng buộc.

- Khoảng cách đến ngân hàng vẫn còn là một trở ngại cho các nông hộ không đến được với tín dụng chính thức. Một nguyên nhân dẫn đến thực trạng tín dụng phi chính thức. Nhằm khắc phục sự tiếp cận yếu của nông hộ đối với tín dụng chính thức do ngăn trở về khoảng cách địa lý, các tổ chức tín dụng chính thức nên mở rộng phạm vi bao phủ của mình. Các tổ chức tín dụng chính thức nên đẩy mạnh phổ biến kiến thức về nguồn tín dụng chính thức cho các nông hộ thông qua các phương tiện báo, đài, các tổ chức tín dụng địa phương,..

- Trong mô hình hồi quy chứng tỏ phụ nữ là người chịu tác động mạnh của việc vay tín dụng phi chính thức, cho nên tổ chức tín dụng chính thức cũng như Hội phụ nữ cần có các chính sách tuyên truyền cũng như hướng dẫn những người phụ nữ nông thôn có một định hướng tích cực trong việc vay tín dụng, tránh hiện tượng sa lầy vào vay tín dụng phi chính thức.

- Một vấn đề nữa cần quan tâm trong bài nghiên cứu là trình độ học vấn của các thành viên trong gia đình nói chung và học vấn của chủ hộ nói riêng, học vấn là biến có ý nghĩa hoàn toàn trong mô hình nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định vay vốn phi chính thức. Điều này nói lên rằng chủ hộ có học vấn càng thấp thì có quyết định vay phi chính thức càng cao. Do đó, học vấn của nông hộ ở vùng nông thôn là hết sức quan trọng trong quyết định vay tín dụng cũng như sự phát triển kinh tế gia đình nói riêng và sự phát triển kinh tế huyện Mỏ Cày Nam nói chung. Vì vậy, học vấn của nông hộ cần được đầu tư

và chú trọng bằng việc phổ cập cũng như nâng cao kiến thức văn hóa và kiến thức nông nghiệp cho nông hộ.

- Bên cạnh đó, cần tăng cường mối quan hệ giữa các tổ chức tín dụng chính thức với các tổ chức xã hội mà khả quan nhất là thành lập hợp tác xã tín dụng.

Thứ nhất, người vay sẽ được thẩm định bởi các thành viên trong ban quản lý hợp tác xã, mà các thành viên này sống ngay ở địa phương nên có đầy đủ thông tin về tài sản, rủi ro và cách thức sử dụng vốn vay của người vay. Thông tin địa phương sẽ giúp các hợp tác xã tín dụng ước lượng được rủi ro của người vay cũng như giảm chi phí giao dịch.

Thứ hai, các hợp tác xã tín dụng sẽ giúp làm giảm tính không hiệu quả của thị trường tín dụng do thông tin không hoàn hảo. Chẳng hạn, việc một xã viên giàu bảo lãnh cho một xã viên nghèo vay sẽ tạo ra sự gắn kết chặt chẽ hơn ở địa phương và cũng là dấu hiệu về uy tín của người vay. Hợp tác xã tín dụng cũng hiệu quả hơn trong việc kiểm soát và cưỡng chế các hợp đồng tín dụng bằng cách kết hợp thông tin địa phương với quan hệ cộng đồng, qua đó nâng cao tỷ lệ trả nợ. Do người vay sống gần nhau và hiểu biết lẫn nhau nên năng lực và hành vi của từng người có thể được theo dõi một cách sát sao và chịu ảnh hưởng rất lớn của các quy ước đạo đức xã hội ở địa phương.

Các hợp tác xã tín dụng còn có một đặc thù quan trọng nữa là cung cấp dịch vụ tiền gửi để huy động các khoản tiết kiệm nhỏ. Việc huy động tiết kiệm của các hợp tác xã tín dụng là điểm mấu chốt để đảm bảo rằng việc trả nợ được quan tâm và kiểm soát một cách đầy đủ. Nếu các khoản cho vay chủ yếu là từ tiền tiết kiệm ngay tại địa phương thì người gửi tiền tiết kiệm sẽ tham gia (mặc dù có thể là gián tiếp) vào quá trình kiểm soát cách thức sử dụng vốn của người vay và quyết định cho vay của các hợp tác xã tín dụng. Khi đó, nguồn tiền tiết kiệm sẽ được sử dụng tốt hơn, làm lợi cho cả người tiết kiệm và người vay. [7]

CHƯƠNG 6

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu thực trạng vay tín dụng phi chính thức của nông hộ ở huyện mỏ cày nam, tỉnh bến tre (Trang 69 - 75)