GIỚI THIỆU TỔNG QUAN TỈNH BẾN TRE

Một phần của tài liệu thực trạng vay tín dụng phi chính thức của nông hộ ở huyện mỏ cày nam, tỉnh bến tre (Trang 34 - 88)

5. Nội dung và kết quả đạt được

3.1.GIỚI THIỆU TỔNG QUAN TỈNH BẾN TRE

Đời vua Minh Mạng, miền Nam Việt Nam chia làm sáu tỉnh Vĩnh Long, Biên Hòa, Gia Định, Định Tường, An Giang và Hà Tiên. Đất Bến Tre bấy giờ là phủ Hoằng Trị gồm các huyện Tân Ninh, Bảo An, Bảo Hậu và trực thuộc tỉnh Vĩnh Long. Tỉnh Bến Tre vốn là một phần của dinh Hoằng Trấn lập ra năm 1803, năm 1804 đổi là dinh Vĩnh Trấn. Năm 1808, dinh này lại đổi là trấn Vĩnh Thanh. Tỉnh Bến Tre chính là vùng đất thuộc huyện Tân An thuộc phủ Định Viễn, nằm trong trấn Vĩnh Thạnh.

Năm 1823, huyện Tân An chia thành hai huyện Tân An và Bảo An, đặt dưới phủ Hoằng An (Bến Tre ngày nay). Năm 1832, vua Minh Mạng bỏ trấn lập tỉnh, trấn Vĩnh Thạnh chia thành hai tỉnh An Giang và Vĩnh Long. Tỉnh Vĩnh Long lúc bấy giờ gồm ba phủ Hoằng An (Bến Tre ngày nay), Định Viễn (Vĩnh Long ngày nay) và Lạc Hóa (Trà Vinh ngày nay).

Cuối năm 1867, Pháp đem quân chiếm ba tỉnh miền Tây là Hà Tiên, An Giang và Vĩnh Long. Sau khi Pháp chiếm xong Nam Kỳ, sáu tỉnh lớn được chia thành 20 tỉnh (về sau thêm tỉnh thứ 21 là Vũng Tàu). Một phần đất của Vĩnh Long được tách ra để lập tỉnh Bến Tre.

3.1.2. Vị trí địa lí

Bến Tre là một tỉnh thuộc Đồng bằng sông Cửu Long, tiếp giáp với biển Đông, có bờ biển dài 60 km. Phía Bắc giáp Tiền Giang, phía Tây và Tây Nam giáp Vĩnh Long, phía Nam giáp Trà Vinh. Thành phố Bến Tre cách thành phố Hồ Chí Minh 85 km. Ngoài thành phố Bến Tre ra, tỉnh Bến Tre có 8 đơn vị hành chính cấp huyện gồm: huyện Ba Tri, huyện Bình Đại, huyện Châu Thành, huyện Chợ Lách, huyện Giồng Trôm, huyện Mỏ Cày Bắc, huyện Mỏ Cày Nam và huyện Thạnh Phú.

Bến Tre là tỉnh có địa hình bằng phẳng, rải rác có những cồn cát xen kẽ với ruộng vườn, không có rừng cây lớn, bốn bề là sông nước được bao bọc bởi nhiều sông rạch. Bốn nhánh sông Tiền Giang là sông Mỹ Tho, sông Ba Lai, sông Hàm Luông và sông Cổ Chiên chia Bến Tre thành các cù lao: cù lao An Hóa (huyện Bình Đại và một phần huyện Châu Thành), cù lao Bảo (gồm một phần huyện Châu Thành, thành phố Bến Tre, các huyện Giồng Trôm, Ba Tri), cù lao Minh (gồm các huyện Chợ Lách, Mỏ Cày Bắc, Mỏ Cày Nam và Thạnh

Phú). Ngoài đường bờ biển dài, Bến Tre còn có các đảo nhỏ như cồn Lợi, cồn Hồ, cồn Phụng,… là các địa điểm hấp dẫn khách du lịch.

3.1.3.Đơn vị hành chính

Bến Tre có 9 đơn vị hành chính cấp huyện gồm:

• Thành phố Bến Tre: 10 phường (1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, Phú Tân, Phú Khương) và 6 xã (Sơn Đông, Bình Phú, Phú Hưng, Mỹ Thạnh An, Phú Nhuận, Nhơn Thạnh)

• Huyện Ba Tri: 1 thị trấn và 23 xã, thành lập thị xã Đồ Chiểu trước năm 2020

• Huyện Bình Đại: 1 thị trấn và 19 xã, thành lập thị xã Bình Đại trước năm 2020

• Huyện Châu Thành: 1 thị trấn và 22 xã

• Huyện Chợ Lách: 1 thị trấn và 10 xã

• Huyện Giồng Trôm: 1 thị trấn và 21 xã

• Huyện Mỏ Cày Bắc: 13 xã

• Huyện Mỏ Cày Nam: 1 thị trấn và 16 xã, thành lập thị xã Đồng Khởi trước năm 2020

• Huyện Thạnh Phú: 1 thị trấn và 17 xã

Bến Tre tổng có 164 xã, phường và thị trấn. Hầu hết các huyện, xã của tỉnh Bến Tre đều đi lên từ truyền thống nông nghiệp, mà đặc biệt là phát triển kinh tế từ cây dừa. Dừa là nguồn lợi hàng đầu của các nông hộ trên địa bàn tỉnh. Ngoài ra, một số huyện của tỉnh Bến Tre vẫn chuyên thêm trồng mía đường. Do đó, nhu cầu về vốn cho sản xuất, phân bón, giống,… cũng rất cao. Đặc biệt, trong tình hình giá dừa, mía và một số nông sản biến động bấp bênh trong một vài năm gần đây làm ảnh hưởng đến nguồn vốn của người nông dân nên nhu cầu vay vốn cũng tăng cao, mà nguồn vốn vay chính thức không thể kịp thời đáp ứng ngay. Các nông hộ chuyển sang vay vốn phi chính thức là điều hiển nhiên.

3.1.4. Dân số

Bảng 3: MỘT SỐ CHỈ TIÊU DÂN SỐ TỈNH BẾN TRE TỪ NĂM 2007 – 2011

Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010 2011

Tỷ suất sinh thô 13,1 12,9 13,5 14,0 12,4

Tỷ suất chết thô 5,6 5,2 7,5 7,4 7,2

Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 7,6 7,8 6,0 6,6 5,2 (Nguồn:Tổng cục thống kê)

Tỷ suất sinh thô tăng trong khoảng năm 2009 và năm 2010, đến năm 2011 con số tỷ suất sinh thô giảm chỉ còn 12,4%0, phần nào cho thấy được công tác dân số của tỉnh có những chuyển biến tốt. Tỷ suất chết thô tăng dần qua các năm, đến năm 2011 là 7,2 %0.

Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên của tỉnh Bến Tre giảm dần qua các năm. Cho thấy, các chính sách dân số và Kế Hoạch Hóa Gia Đình đã được tỉnh Bến Tre thực hiện một cách có hiệu quả. Tỷ lệ tăng dân số giảm đều cho thấy tình hình kinh tế xã hội của tỉnh cũng có nhiều bước tiến mới.

3.1.5. Tài nguyên thiên nhiên

Đất

Trên bức ảnh vũ trụ chụp từ vệ tinh bay cao cả ngàn cây số, Bến Tre hiện ra như một lưỡi phù sa mới của sông Tiền, mang đặc trưng riêng của đồng bằng sông Cửu Long là tính bằng phẳng rất cao. Chênh mức tuyệt đối giữa điểm thấp hơn hết và điểm cao hơn hết là 3,5m, một điều khó biểu diễn trên mặt cắt bình thường của nhà địa chất.

Phần đất cao hơn hết đi từ Chợ Lách đến Châu Thành, nằm về phía bắc và tây bắc của thị xã Bến Tre. Đây là khu vực của cồn sông cổ bị lũ hằng năm đem phù sa phủ lấp lên. Cao độ tuyệt đối có nơi đạt trên 5 m, nhưng đa số đi từ 3 đến 3,5 m. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần đất cao nữa nằm theo các bờ biển cổ, với những gờ bờ biển, gọi là giồng, với độ cao tuyệt đối từ 2 đến 5 m. Đa số địa danh cao đều mang thêm từ giồng ở phía trước, như Giồng Trôm, Giồng Tre, Giồng Mù U...

Phần đất thấp gồm có 2 loại. Trước hết là các lòng máng của những dòng sông cổ và mới, đã bị lấp toàn phần hoặc từng phần bởi trầm tích lũ hiện nay. Ví dụ như Phước An, Phước Tú ở huyện Châu Thành, hoặc Phong Phú, Phú Hòa ở huyện Giồng Trôm. Loại thứ hai là những vũng mặn cổ, nay cũng đã được lấp

Giồng Trôm. Loại này chỉ có độ cao từ 1 đến 1,5 m và đa số bị ảnh hưởng triều rất mạnh. Cuối cùng là đất trũng thật thấp, luôn luôn ngập nước mực triều trung bình, gồm có đất đầm mặn và bãi thủy triều. Loại này khó vượt quá cao độ 0,5 m. Diện tích chung có tính giới hạn, nằm cạnh ven biển. Đất đầm mặn phát triển nhiều ở huyện Bình Đại nhưng trở nên ít đi ở huyện Ba Tri, và kém phát triển ở huyện Thạnh Phú.

Bến Tre nhờ có nhiều thuận lợi về đất đai nên có diện tích trồng lúa khá lớn, đất Bến Tre được phù sa sông Cửu Long bồi đắp, đặc biệt là sông Hàm Luông. Cây công nghiệp mang lại lợi ích nhiều cho tỉnh là cây dừa, mía, ca cao, thuốc lá.

Cây trồng

Tính đến năm 2009, Bến Tre có 45.000 hecta trồng dừa. Dừa Bến Tre rất nhiều trái và lượng dầu rất cao. Ngoài làm nước uống, lấy dầu, dừa còn dùng để sản xuất rất nhiều sản phẩm như: kẹo dừa, hàng thủ công mĩ nghệ, than hoạt tính, chỉ xơ dừa, cơm dừa nạo sấy, thảm dừa,… Hiện nay, Bến Tre đã và đang phát triển Dự án trồng ca cao xen trong vườn dừa đạt hiệu quả cao.

Ngoài dừa, Bến Tre còn có sự đa dạng về cây ăn trái khác như cam, quýt, bưởi, chôm chôm, xoài, nhãn,…cung cấp một lượng lớn cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu mang lại nguồn thu lớn cho tỉnh. Bên cạnh đó, với các con sông lớn, Bến Tre cũng thu lợi được rất nhiều từ đánh bắt và nuôi trồng thủy sản. Một lần nữa nhắc đến Bến Tre thì không khỏi nhắc đến hương vị kẹo dừa ngon ngọt từ các làng nghề kẹo dừa, kế đến là các làng nghề nổi tiếng như: bánh tráng Mỹ Lồng, bánh phồng Sơn Đốc. Làng nghề Cái Mơn, huyện Chợ Lách, hàng năm cung ứng cho thị trường hàng triệu giống cây ăn quả và cây cảnh nổi tiếng khắp nơi.

Bến Tre là một vùng đất vẻ vang, đầy truyền thống. Khi nói đến Bến Tre thì ai cũng tưởng nhớ ngay đến một vùng đất anh hùng với phong trào Đồng Khởi và vị nữ tướng của nước Việt Nam - bà Nguyễn Thị Định. Hằng năm, vào các dịp lễ tết, các ngày kỉ niệm, tỉnh Bến Tre thường tổ chức Lễ Hội Dừa, hội Đình Phú Lễ, lễ hội Nghinh Ông, các cuộc thi người đẹp xứ dừa,…

- Rừng lá là nơi trũng thấp nước mặn lợ, dừa nước chiếm ưu thế xen lẫn vài bụi bần chua. Một phần diện tích này đã được đắp đê rửa mặn, biến thành những ruộng lúa. Một phần diện tích khác ít bị nhiễm mặn hơn, được người dân đào mương, lên liếp để lập các vườn dừa. Đây là đất thích hợp nhất với cây dừa chiếm một phạm vi tương đối rộng trong tỉnh. Dừa trồng trên đất này có hàm lượng dầu cao.

- Rừng tràm ở vùng trũng, đất phèn mặn đã được rửa lâu ngày qua nước mưa và nước sông. Diện tích đã bị khai phá để canh tác lúa, hoặc bị thay thế bởi cỏ năn như trường hợp gặp ở khu vực Đồng Gò của huyện Giồng Trôm.

- Rừng úng nước ngọt không bị ảnh hưởng mặn hoặc phèn, với cấu trúc gồm nhiều loài thảo mộc như cà na, chiếc, gừa, săn máu, bần chua, bình bát, gáo, dứa gai,... xen lẫn ở tầng dưới có các loài chuối nước, dây choại, dây cương, bòng bong, mây nước, mua, tràm bột, dành dành, lau sậy, lác hến, lúa ma, tâm bức, rau dừa, rau mác, sen, súng,…

- Rừng nước mặn chạy dọc theo bờ biển, mang lại cây dừa nước, chà là, bần. Dân chúng lấy rươi ở khu rừng mắm Bình Đại, Thạnh Phú để làm nước mắm.

- Nơi ven biển Bến Tre, động thực vật rất phong phú và đa dạng. Các loài giáp xác tại đây phát triển và cho đến lúc sinh sản mới di cư. Những thảm rừng ngập mặn là nơi các loài chim đến quần cư và sinh sản.

Thủy sản

Do có nhiều điều kiện tự nhiên như khí hậu mát lành, đường bờ biển dài, đặc biệt Bến Tre có nhiều sông rạch. Từ đó, ngành thủy sản Bến Tre phát triển mạnh và lấy đối tượng xuất khẩu làm gốc, đồng thời mở rộng đối tượng tiêu thụ nội địa có giá trị kinh tế cao, có thị trường rộng mở. Hiện nay, tỉnh tập trung 5 đối tượng nuôi chủ yếu như tôm sú, cá tra, nghêu, tôm chân trắng và tôm càng xanh. Ngoài ra còn chú ý phát triển một số đối tượng nuôi khác như cá chẽm, cá mú, cá bống tượng, cá kèo, cá điêu hồng, cá rô phi dòng Gift, cua biển, sò huyết, ba ba, cá sấu,…

Những con sông lớn và vùng biển Đông ở Bến Tre có nhiều loại thủy sản như cá vược, cá dứa, cá bạc má, cá thiều, cá mối, cá cơm, nghêu, cua biển và tôm he.

Ngoài ra, ruộng muối ở Thạnh Phú, Bình Đại, Ba Tri cũng là nguồn lợi khả quan.

Du lịch

Bến Tre là một tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long, với hệ thống kênh rạch chằng chịt, hệ động thực vật phong phú, có không khí thoáng mát quanh năm và một môi trường sinh thái trong lành. Cùng với những di tích lịch sử, văn hóa và làn điệu dân ca được người dân Bến Tre sáng tạo ra trong quá trình khẩn hoang mở đất đã tạo ra, có thể nói tiềm năng phát triển du lịch văn hóa ở Bến Tre là rất lớn. Trước hết, phải xác định du khách là chủ thể du lịch, còn du lịch văn hóa xác định chủ thể du lịch chính là địa phương, tức là tài nguyên du lịch, ý thức và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du khách của địa phương đó. Như vậy, du lịch văn hóa tỉnh Bến Tre là tổ chức cho du khách tiếp cận với văn hóa Bến Tre giàu bản sắc, hiếu khách và an toàn.

Bến Tre được thiên nhiên ưu đãi rất nhiều so với các vùng lân cận, có bờ biển dài 65 km, có rừng ngập mặn, lắm sông nhiều rạch, cù lao, cồn bãi, nên bốn mùa khí hậu ôn hòa, mát mẻ, có những vườn cây ăn trái bốn mùa trĩu quả cùng với các sản phẩm từ dừa nổi tiếng trong và ngoài nước. Người dân Bến Tre đã tận dụng tất cả các thành phần của cây dừa như thân, cọng, vỏ, gáo dừa, … để làm ra nhiều sản phẩm thủ công mỹ nghệ độc đáo, được nhiều du khách ưa chuộng. Làng nghề này được tập trung nhiều ở Cồn Phụng (huyện Châu Thành) và Hưng Phong (huyện Giồng Trôm). Không chỉ về mặt tự nhiên phù hợp với du lịch khám phá sông nước, du lịch miệt vườn, chiêm ngưỡng và mua sắm những sản phẩm từ dừa về làm quà cho người thân, bạn bè,… du khách còn được hòa mình vào cuộc sống của người dân nơi đây, họ luôn được đón tiếp bởi sự nhiệt tình, thân thiện, và hiếu khách của người dân Bến Tre.

Văn hóa

Đặc biệt phải nói đến Festival Dừa - một lễ hội về dừa được tổ chức tại tỉnh Bến Tre. Lễ hội đã được tổ chức qua 3 kỳ vào các năm 2009, 2010 và 2012. Hai kỳ đầu tiên được tổ chức với quy mô địa phương trong khi đó năm 2012 được tổ chức với quy mô quốc gia. Festival Dừa năm 2012 mang nhiều ý nghĩa hơn với mục đích mở rộng thị trường cho các sản phẩm dừa, giao lưu công nghệ sản xuất, chế biến dừa, khuyến khích, hỗ trợ nông dân trồng dừa, xúc tiến

thương mại và du lịch, quảng bá thương hiệu các sản phẩm dừa Bến Tre trong và ngoài nước. Đây vừa mang lại lợi ích kinh tế cho sản phẩm dừa Bến Tre, đồng thời cũng là điều kiện thu hút khách du lịch gần xa.

3.1.6. Tình hình kinh tế - xã hội năm 2010, 2011 và 6 tháng đầu năm 2012

Một số chỉ tiêu báo cáo kinh tế - xã hội tỉnh Bến Tre năm 2010, 2011

VỀ KINH TẾ

Bảng 4: MỘT SỐ CHỈ TIÊU PHÁT TRIỂN KINH TẾ TỈNH BẾN TRE NĂM 2010, 2011 Chỉ Tiêu 2010 SO VỚINGHỊ QUYẾT 2011 SO VỚINGHỊ QUYẾT GDP (%) 10,19  trên 10 8,74 so với 2010  2.76 Giá trị sản xuất nông-

lâm-ngư nghiệp (%) 5,08 3,8 7,5 so với2010 2.7 Giá trị sản xuất công

nghiệp-xây dựng (%) 19,37 19,5 18,3 so với 2010 4.2 Giá trị các ngành dịch vụ (%) 15,73 14,5 8,7 so với2010 6,6 Tổng kim ngạch xuất

khẩu (triệu USD) 230 15 363,931 103,931 Tổng vốn đầu tư toàn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

xã hội (tỷ đồng) 9.340 560 9.923 577 Thu ngân sách trên địa

bàn (tỷ đồng) 843  55,47 1.120 119 Tổng chi ngân sách địa phương (tỷ đồng) 2.528,8 253,09 3.560,702 (chưa kể vốn CTMTQG* là 169,054) 359,066

*: Chương trình mục tiêu quốc gia

: tăng, : giảm (Nguồn:Tự tổng hợp từ Báo cáo của Uỷ Ban Nhân Dân Tỉnh Bến Tre)

Nhìn chung, tình hình kinh tế của tỉnh trong năm 2010 đạt và vượt chỉ tiêu ở nhiều lĩnh vực. Đặc biệt, tốc độ tăng trưởng GDP khá cao, vượt chỉ tiêu của nghị quyết trên 10%. Bên cạnh đó, các chỉ tiêu kinh tế của tỉnh năm 2011 tăng liên tục so với năm 2010, tuy vẫn có một số chỉ tiêu không đạt so với nghị quyết, nhưng tình hình kinh tế tổng quan vẫn tốt và có nhiều bước tiến mới.

VỀ VĂN HÓA – XÃ HỘI

Bảng 5: MỘT SỐ CHỈ TIÊU PHÁT TRIỂN VĂN HÓA – XÃ HỘI TỈNH BẾN TRE NĂM 2010, 2011

Chỉ tiêu Năm2010 SO VỚINGHỊ

QUYẾT Năm 2011 SO VỚI NGHỊ QUYẾT

Tỷ lệ lao động qua đào tạo (%) 40 Đạt 44 2 Giảm tỷ suất sinh (%0) 0,1 Đạt 0,05 Đạt

Giảm tỷ lệ hộ nghèo (%) 9 Đạt 13 2

Giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng dưới

5 tuổi (%) 17 Đạt 16 Đạt

Giường bệnh/vạn dân 20,4 0.09 21,79 0.33 Tỷ lệ hộ sử dụng điện (%) 96,8 0,03 98 Đạt

: tăng, : giảm

(Nguồn:Tự tổng hợp từ Báo cáo của Uỷ Ban Nhân Dân Tỉnh Bến Tre)

Về mặt chỉ tiêu xã hội: năm 2010 đều đạt vượt chỉ tiêu do nghị quyết đề

Một phần của tài liệu thực trạng vay tín dụng phi chính thức của nông hộ ở huyện mỏ cày nam, tỉnh bến tre (Trang 34 - 88)