Giải pháp nâng cao hoạt động cho vay

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động cho vay hộ nuôi tôm tại nhno& ptnt huyện đầm dơi (Trang 47 - 48)

- Tăng tỷ lệ đầu tư vốn trung và dài hạn. Hiện nay trong cơ cấu cho vay thì trung hạn chỉ chiếm khoảng 30% tổng doanh số cho vay. Ngân hàng chưa đầu tư cho vay dài hạn. Hơn nữa Các hộ nuôi tôm hiện nay rất cần vốn để đổi mới công nghệ, mở rộng quy mô,.... Chi nhánh cần nghiên cứu các nhu cầu của khách hàng, tính toán thời hạn cho vay hợp lý, chú ý trong công tác cho vay trung và dài hạn, góp phần cùng các hộ đưa nền kinh tế huyện Đầm Dơi ngày càng phát triển, nâng cao năng lực cạnh tranh với các huyện bạn trên phạm vi cả nước. Qua đó, phần nào hạn chế tỷ lệ NQH ở chi nhánh và phản ánh đúng chất lượng của khoản vay.

- Cần đa dạng hóa các hình thức tín dụng cả về phương thức cho vay và thời hạn cho vay. Hiện nay, chi nhánh NHNo&PTNT Đầm Dơi chỉ áp dụng 2 trong các phương thức cho vay theo quy định của NHNo&PTNT Việt Nam là: cho vay từng lần và cho vay theo hạn mức tín dụng. Vì thế, chi nhánh cần phấn đấu hơn trong việc đẩy mạnh hoạt động cho vay theo các phương thức còn lại, đặc biệt là phương thức cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng nhằm thích ứng với xu hướng phát triển của xã hội ngày nay, tăng cường khả năng cạnh tranh với các ngân hàng thương mại khác.

- Thực hiện lãi suất cho vay linh hoạt, đơn giản hóa thủ tục vay vốn, rút ngắn thời gian ký kết hợp đồng mà vẫn đảm bảo tính pháp lý của hợp đồng tín dụng.

- Đối với khách hàng truyền thống, vay trả có uy tín, hoạt động sản xuất có hiệu quả thì ngân hàng nên dùng một mức cho vay ưu đãi giúp khách hàng phấn đấu tạo được lợi nhuận cao hơn.

- Mở rộng và đa dạng hóa đối tượng cho vay vốn nhằm phân tán được rủi ro cho ngân hàng đồng thời doanh số cho vay của ngân hàng cũng được tăng lên.

- Chấp nhận cho vay vốn đảm bảo bằng tín chấp nếu xét thấy khách hàng có đủ điều kiện trả nợ hay phương án sản xuất kinh doanh có hiệu quả cao để thu hút khách hàng mới.

- Giảm tỷ lệ NQH. Tuy NHNo&PTNT huyện Đầm Dơi có tỷ lệ NQH thấp nhưng vẫn phải cố gắng giảm tỷ lệ NQH ở mức thấp nhât để hạn chế rủi ro cho ngân hàng thì ngân hàng mới có thể hoạt động tốt được. Vì thế, CBTD của ngân hàng cần phải xét duyệt chặt chẽ trước, trong và sau khi cho vay định kỳ hạn trả nợ linh hoạt phù hợp với chu kỳ nuôi tôm của từng hộ. CBTD cần bám sát địa bàn, phân tích kỹ tình hình kinh tế tài chính của các hộ để quyết định đúng mức vốn cần thiết, thời hạn cho vay và kỳ hạn trả nợ. CBTD không được lãng quên các khoản vay sau khi được giải ngân mà phải tiến hành kiểm tra định kỳ hay bất thường đến khi khoản vay đó được hoàn trả hết.

- Ngân hàng nên tạo điều kiện cho người đi vay gia hạn nợ, đầu tư bổ sung khi NQH do thiên tai, dịch bệnh,...

- Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chính quyền địa phương trong công tác thu hồi và xử lý NQH vì đa số khách hàng của ngân hàng là những người dân .

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động cho vay hộ nuôi tôm tại nhno& ptnt huyện đầm dơi (Trang 47 - 48)