Bảng 3.4 Doanh số cho vay hộ nuôi tôm theo thành phần kinh tế qua 3 năm Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Chênh lệch 2010/2009 2011/2010 Số tiền % Số tiền % HTX, Tổ hợp tác 46.951 42.278 39.480 -4.673 -9,95 -2.798 -6,62 Hộ gia đình 189.056 224.090 303.720 35.034 18,53 79.630 35,53 Tổng cộng 236.007 266.368 343.200 30.361 12,86 76.832 28,84
(Nguồn: Từ phòng kế hoạch kinh doanh của NHNo&PTNT huyện Đầm Dơi) Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể do các cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân (gọi chung là xã viên) có nhu cầu, lợi ích chung, tự nguyện góp vốn, góp sức lập ra theo quy định của pháp luật để phát huy sức mạnh tập thể của từng xã viên tham gia hợp tác xã, cùng giúp nhau thực hiện có hiệu quả các hoạt động sản xuất, kinh doanh và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Tổ hợp tác được hình thành trên cơ sở hợp đồng hợp tác có chứng thực của UBND, xã, phường, thị trấn của từ 3 cá nhân trở lên cùng đóng góp tài sản công sức để thực hiện những công việc nhất định cùng hưởng lợi và cùng chịu trách nhiệm là chủ thể trong các quan hệ dân sự.Tổ hợp tác là hình thức đơn giản, có quy mô hoạt động, thành viên, tài sản, vốn nhỏ hơn HTX.
Để thực hiện đạt mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ lần thứ 14 tỉnh đề ra, tỉnh đã và đang dồn sức thực hiện đồng bộ các giải pháp trong quy hoạch phát triển sản xuất, nhất là quy hoạch các vùng, cụm nuôi tôm công nghiệp tập trung ở những nơi có điều kiện để mở rộng diện tích. Nhờ đó các HTX, tổ hợp tác nuôi tôm được thành lập nhiều hơn. Tuy nhiên, nhu cầu vay của những đối tượng này là tương đối cao bởi sản xuất với qui mô rộng lớn nhu cầu vốn cao, tập trung nhiều hộ cùng sản xuất dẫn đến rủi ro tương đối cao nếu một trong số hộ trong tổ hợp tác, HTX sản xuất không hiệu quả. Vì thế, DSCV theo đối tượng là HTX, tổ hợp tác giảm dần qua
3 năm. cụ thể: Năm 2009 DSCV tổ hợp tác, HTX đạt 46.951 triệu đồng , năm 2010 doanh số này giảm còn 42.278 triệu đồng giảm 4.673 triệu đồng tương đương giảm 9,95%.Sang năm 2011 doanh số này tiếp tục giảm còn 39.480 triệu đồng giảm 2.798 triệu đồng tương đương giảm 6,62% so với năm 2010.
Biểu đồ 3.3 Doanh số cho vay hộ nuôi tôm theo thành phần kinh tế qua 3 năm (2009 -2011)
Nhìn chung, doanh số cho vay đối với hộ gia đình tương đối cao. Cụ thể: năm 2009 là 189.056 triệu đồng chiếm tỷ trọng 80,12% tổng DSCV nuôi tôm. Năm 2010 DSCV đối tượng này tăng lên 224.090 triệu đồng tăng 35.034 triệu đồng tức tăng 18,53%. Sang năm 2011 DSCV này tiếp tục tăng đạt 303.720 triệu đồng tăng 79.630 triệu đồng tương đương tăng 35,53%. Nguyên nhân là do trong năm 2010 tỉnh nhà đã tổ chức thường xuyên các chương trình khuyến nông, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện đề án lúa – tôm, đã tổ chức nhiều lớp tập huấn kỹ thuật, ứng dụng khoa học – kỹ thuật nhằm khuyến khích bà con đẩy mạnh sản xuất đã làm tăng nhu cầu vốn đầu tư cho lĩnh vực thủy sản, ngoài ra ngân hàng Nhà Nước cũng đã chỉ đạo các tổ chức tín dụng ưu tiên tài trợ tín dụng nông thôn chính điều này đã phần nào giải thích tại sao tỷ trọng của hộ gia đình luôn chiếm tỷ trọng cao trên tổng cơ cấu dư nợ cho vay bởi đây chính là thị trường mục tiêu của ngân hàng.