Tình hình sử dụng vốn của NHNo&PTNT huyện Đầm Dơi qua 3 năm (2009 – 2011)

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động cho vay hộ nuôi tôm tại nhno& ptnt huyện đầm dơi (Trang 28 - 31)

(2009 – 2011)

Bảng 3.2 Tình hình sử dụng vốn của NHNo&PTNT huyện Đầm Dơi qua 3 năm Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Chênh lệch 2010/2009 2011/2010 Số tiền % Số tiền %

Doanh số cho vay 297.800 341.300 453.500 43.500 14,61 112.200 32,87 Doanh số thu nợ 310.300 322.300 448.000 12.000 3,87 125.700 39

Dư nợ cho vay 249.520 268.520 274.020 19.000 7,61 5.500 2,05 Nợ quá hạn 14.070 11.650 6.590 -2.420 -17,20 -5.060 -43,43 (Nguồn: Từ phòng kế hoạch kinh doanh của NHNo&PTNT huyện Đầm Dơi)

 Doanh số cho vay

Doanh số cho vay là tổng số tiền vay KH đã nhận qua các lần giải ngân trong vòng 1 năm. DSCV phản ánh kết quả về việc phát triển, mở rộng hoạt động cho vay và tốc độ tăng trưởng tín dụng của ngân hàng.

Nhìn vào bảng 3.2 ta thấy doanh số cho vay của ngân hàng tăng liên tục qua 3 năm. Cụ thể: năm 2009 DSCV đạt 297.800 triệu đồng, năm 2010 DSCV tăng lên 341.300 triệu đồng cao hơn năm 2009 là 43.500 triệu đồng tức 14,61% so với năm 2009. Đến năm 2011 DSCV của ngân hàng là 455.300 triệu đồng, tăng 112.200 triệu đồng, tương ứng mức tăng 32,87% so với năm 2010. Nguyên nhân tăng mạnh là do năm 2009 – 2010 người dân trong huyện chủ yếu chuyển qua nuôi tôm công nghiệp, bán công nghiệp, diện tích khá lớn nên cần một lượng vốn lớn để phục vụ cho sản xuất vì thế người dân tìm đến vốn vay của ngân hàng. Bên cạnh đó, năm 2011 là năm được xem như cột mốc đánh dấu sự thành công của đề án lúa - tôm. Theo đó, diện tích tôm công nghiệp, tôm quảng canh cải tiến tăng đột biến góp phần làm tăng DSCV của ngân hàng. Điều này chứng tỏ, hướng đi đúng đắn của ngân hàng huyện Đầm Dơi bởi kinh tế trên khu vực tập trung vào thủy sản. DSCV chỉ phản ánh được về mặt số lượng, quy mô hoạt động cho vay chứ chưa phản ánh được hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng và khách hàng vì hiệu quả sử dụng tốt hay xấu còn thể hiện ở việc khách hàng trả nợ vay nhanh hay chậm.

 Doanh số thu nợ

Doanh số thu nợ là tổng số tiền vay KH đã trả trong vòng 1 năm. DSTN là nguồn tái đầu tư tín dụng để đảm bảo nguồn vốn hiện có và đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn trong lưu thông. DSTN càng cao thì ngân hàng hoạt động càng hiệu quả.

Nhìn chung qua 3 năm tình hình thu nợ của ngân hàng khá tốt. Cụ thể: năm 2009 DSTN là 310.300 triệu đồng, đến năm 2010 tăng lên 322.300 triệu đồng tăng 12.000 triệu đồng, tương đương tăng 3,87%. Sang năm 2011 thu nợ tiếp tục tăng đạt 448.000 triệu đồng cao hơn năm 2010 là 125.700 triệu đồng, tương đương tăng 39%. Nguyên nhân là do sau khi thực hiện chủ trương chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Nhà nước, nông dân trong tỉnh đã từng bước chuyển từ nuôi tôm quảng canh truyền thống năng suất thấp sang nuôi tôm công nghiệp và quảng canh cải tiến năng suất cao. Hầu hết người nuôi tôm đều tự tin với hình thức nuôi công nghiệp, bởi sản lượng thu hoạch và giá thành đều tăng cao. Năm 2011, huyện đã đầu tư xây dựng hệ thống thủy lợi; đồng thời triển khai các giải pháp phát triển những vùng sản xuất chuyên canh tôm công nghiệp; vùng lúa - tôm kết hợp như đầu tư kết cấu hạ tầng xây dựng nông thôn mới; đẩy mạnh hơn nữa đưa khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, xây dựng và nhân rộng các tổ hợp tác sản xuất... bước đầu mang lại hiệu quả sản xuất nên họ đã trả được nợ vay cho ngân hàng một cách đáng kể. Mặt khác công tác thu nợ và xử lý rủi ro của ngân hàng khá tốt góp phần làm tăng DSTN.

Bên cạnh doanh số thu nợ thì dư nợ cũng phản ánh một phần hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng.

 Dư nợ cho vay

Dư nợ là khoản vay của khách hàng qua các năm mà chưa đến thời điểm thanh toán, hoặc đến thời điểm thanh toán mà khách hàng không có khả năng trả do nguyên nhân khách quan hoặc nguyên nhân chủ quan. Ngân hàng có mức dư nợ cao thì có quy mô hoạt động rộng, nguồn vốn mạnh mẽ và kinh doanh đa dạng.

Nhìn vào biểu đồ 3.1 ta thấy tình hình dư nợ của ngân hàng tăng qua 3 năm. Cụ thể: năm 2009 dư nợ đạt 249.520 triệu đồng, năm 2010 là 268.520 triệu đồng tăng 19.000 triệu đồng tương đương tăng 7,61% so với năm 2009. Đến năm 2011 dư nợ tiếp tục tăng 274.020 triệu đồng tăng 5.500 triệu đồng tương ứng 2,05%. Với chính sách hỗ trợ lãi suất của chính phủ cùng với sự phục hồi mạnh mẽ của nền kinh tế, giá cả sản phẩm tôm trên thị trường thế giới đang tăng ở mức cao, người nuôi có lời, nhiều hộ tham gia vào lĩnh vực chăn nuôi thủy sản, nhiều diện tích ao đầm được mở rộng, nhờ có sự hỗ trợ giúp đỡ của các trạm khuyến nông về con giống có năng suất cao cũng góp phần làm cho dư nợ của ngân hàng tăng trong những năm qua.

 Nợ quá hạn

NQH là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc hoặc lãi đã quá hạn. Hay nói cách khác, NQH là những khoản tín dụng không hoàn trả đúng hạn, không được phép và không đủ điều kiện gia hạn nợ.

Qua bảng 3.2, ta thấy tình hình NQH của ngân hàng giảm dần qua 3 năm. cụ thể: Năm 2010 NQH 11.650 triệu đồng giảm 2.420 triệu đồng so với năm 2009 tương đương giảm 17,20% so với năm 2009. Đến năm 2011 NQH tiếp tục giảm còn 6.590 triệu đồng tương đương giảm 43,43% đây là một điều đáng khích lệ. Mặc dù năm 2009 - 2010 thị trường có nhiều biến động tuy nhiên với sự điều chỉnh đúng đắn và khả năng quản lý rủi ro của ngân hàng rất tốt góp phần làm cho tỷ lệ NQH giảm đáng kể.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động cho vay hộ nuôi tôm tại nhno& ptnt huyện đầm dơi (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(55 trang)
w