Tình hình huy động vốn của NHNo&PTNT huyện Đầm Dơi qua 3 năm (2009-2011)

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động cho vay hộ nuôi tôm tại nhno& ptnt huyện đầm dơi (Trang 26 - 28)

qua 3 năm (2009-2011)

3.1.1 Tình hình huy động vốn của NHNo&PTNT huyện Đầm Dơi qua 3 năm (2009-2011) (2009-2011)

Trong những năm gần đây tình hình cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng gay gắt các ngân hàng đua nhau tăng lãi suất tiền gửi vì thế đã gây khó khăn trong công tác huy động vốn của ngân hàng. Tuy vậy, với truyền thống gắn bó, am hiểu về khách hàng ở nông thôn và được sự ủng hộ rất nhiệt tình của chính quyền địa phương vì vậy nguồn vốn huy động tại ngân hàng đạt ở mức cao có số dư bình quân hàng năm tương đối ổn định.

Bảng 3.1 Tình hình huy động vốn của NHNo&PTNT huyện Đầm Dơi qua 3 năm Đơn vị tính: Triệu đồng

( Nguồn: Từ phòng kế hoạch kinh doanh của NHNo&PTNT huyện Đầm Dơi) Với: - VHĐ: Vốn huy động

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Chênh lệch 2010/2009 2011/2010 Số tiền % Số tiền % Tổng nguồn VHĐ 210.000 315.000 522.800 105.000 50 207.800 65,97 TG không kỳ hạn 17.840 23.650 17.800 5.810 32,57 -5.850 -24,74 TG có kỳ hạn 192.160 291.350 505.000 99.190 51,62 213.650 73,33 Vốn điều chuyển 128.350 99.486 1.485 -28.864 -22,49 -98.001 -98,51 Tổng nguồn vốn 338.350 414.486 524.285 76.136 22,50 109.799 26,49

- TG: Tiền gửi

Qua bảng 3.1 ta thấy, Tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng tăng dần qua 3 năm. Cụ thể: năm 2009 đạt 210.000 triệu đồng sang năm 2010 tổng nguồn vốn huy động tăng lên đạt 315.000 triệu đồng tương ứng tăng 105.000 triệu đồng tức tăng 50%. Đến năm 2011 đạt 522.800 triệu đồng tương ứng tăng 207.800 triệu đồng tức tăng 65,97%.

Nguyên nhân dẫn đến tăng chỉ tiêu này là do người dân địa phương có phương án sản xuất kết hợp giữa trồng trọt và chăn nuôi sử dụng tốt nguồn vốn vay, tạo nguồn thu rất cao từ đó nguồn tiền nhàn rỗi trong dân ngày càng tăng. Ngoài ra về phí ngân hàng đã có chính sách huy động vốn bằng cách tạo ra sự đa dạng cho sản phẩm tiền gửi, chương trình khuyến mãi rộng khắp, tặng quà trong những ngày lễ tết, dự thưởng....Từ đó dẫn đến nguồn tiền của khách hàng gửi vào trong ngân hàng ngày càng tăng.

Đây là một dấu hiệu đáng mừng bởi nguồn vốn huy động tại địa phương mang tính chất ổn định góp phần không nhỏ vào việc tăng đầu tư tín dụng tại địa phương. Tuy nhiên nếu xét về cơ cấu của các thành phần thì tỷ trọng đạt được có sự biến động khác nhau của từng chỉ tiêu như sau:

 TG có kỳ hạn:

Trong thời gian qua ta thấy khoản tiền gửi tiết kiệm tăng đều lên số tiền năm sau cao hơn năm trước tuy nhiên TG có kỳ hạn luôn chiếm tỷ lệ cao hơn so với tiền gửi không kỳ hạn. Cụ thể: năm 2009 TG có kỳ hạn đạt 192.160 triệu đồng chiếm 91,50% vốn huy động. Điều này cho thấy ngân hàng đã tích cực trong việc huy động lượng tiền nhàn rỗi có từ trong dân cư, đây là điểm mạnh của ngân hàng vì TG tiết kiệm mang tính chất ổn định giúp cho ngân hàng thuận lợi trong việc sử dụng vốn vay một cách có hiệu quả.

Năm 2010 TG có kỳ hạn tăng lên đáng kể đạt 291.350 triệu đồng tăng 99.190 triệu đồng tức 51,62% so với năm 2009. Đồng thời chiếm tỷ trọng 92,49% tổng vốn huy động của năm. Nguyên nhân tăng là do trong thời gian này ngoài hình thức huy động truyền thống thì ngân hàng đã triển khai các hình thức huy động mới như: phát hành giấy tờ có giá dưới dạng chứng chỉ tiền gửi, huy động tiết kiệm tích lũy, bậc thang, gửi góp, dự thưởng,...với các mức lãi suất hấp dẫn. Đây là điều đáng khích lệ và đánh giá được tình hình hoạt động có bước tiến triển của ngân hàng cũng như lòng tin của người dân đối với ngân hàng ngày càng cao.

Đến năm 2011 TG có kỳ hạn tiếp tục tăng mạnh đạt 505.000 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 96,60% tổng vốn huy động, số tiền tăng lên là 213.650 triệu đồng tương đương 73,33% so với năm 2010. Đây là năm mà ngân hàng có nguồn vốn huy động tiền gửi cao nhất trong 3 năm từ 2009 – 2011. Với tốc độ gia tăng tiền gửi như vậy, ta thấy được uy tín của ngân hàng càng lúc càng tăng lên, khi khách hàng có tiền nhàn rỗi thì họ sẳn sàng gửi vào ngân hàng, vừa đảm bảo an toàn lại vừa có được tiền lãi. Số tiền này làm tăng thu nhập của hộ gia đình, ổn định và cải thiện đời sống vật chất cho chính họ.

TG không kỳ hạn chiếm tỷ lệ thấp hơn TG có kỳ hạn. Năm 2009 huy động được 17.840 triệu đồng chiếm tỷ trọng có 8,50% tổng vốn huy động. Sang năm 2010 đạt 23.650 triệu đồng tăng 5.810 triệu đồng tương đương 32,57 triệu đồng so vơi năm 2009. Đến năm 2011 tình hình không khả quan khi lượng vốn huy động ở loại tiền này đã giảm xuống còn 17.800 triệu đồng giảm 5.850 triệu đồng tương đương giảm 24,74% so với năm 2010. nguyên nhân là do tình hình lãi suất đã được điều chỉnh. Bên cạnh đó lãi suất không kỳ hạn thấp hơn rất nhiều so với lãi suất có kỳ hạn vì thế khách hàng chủ yếu là gửi có kỳ hạn. Tuy nhiên mặc dù tiền gửi không kỳ hạn có giảm nhưng cũng không ảnh hưởng gì nhiều đến nguồn vốn huy động của ngân hàng.

 Vốn điều chuyển:

Đây là nguồn vốn được chuyển từ hội sở về để đảm bảo cho hoạt động của ngân hàng được ổn định và có lợi nhuận. Là nguồn vốn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn của ngân hàng.

Nếu như xét về mặt giá trị nguồn vốn có sự tăng giảm qua các năm thì vốn điều chuyển của ngân hàng trong 3 năm lại có sự biến động giảm. Cụ thể: năm 2009 vốn điều chuyển từ hội sở cho NHNo&PTNT là 128.350 triệu đồng chiếm 37,93% trên tổng nguồn vốn. đến năm 2010 nguồn vốn này giảm xuống còn 99.486 triệu đồng chiếm 24% trên tổng nguồn vốn, số tiền giảm là 28.864 triệu đồng tương đương giảm 22,49%. Sang năm 2011 nguồn vốn này tiếp tục giảm đáng kể chỉ còn 1.1485 triệu đồng chiếm 0.28%, số tiền giảm 98.001 triệu đồng tương đương 98,51% so với năm 2010.

Nguyên nhân: năm 2010 nguồn vốn điều chuyển giảm là vì nguồn vốn tự huy động của ngân hàng trong năm tăng, sang năm 2011 nguồn vốn này tiếp tục giảm đáng kể là do nền kinh tế phát triển hơn, ngân hàng hoạt động tốt tăng lãi suất tiền gửi tiết kiệm nên thu hút lượng tiền nhàn rỗi trong nhân dân cao làm cho nguồn vốn tự huy động của ngân hàng tăng lên đáng kể là nguyên nhân chính cho nguồn vốn điều chuyển từ hội sở giảm.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động cho vay hộ nuôi tôm tại nhno& ptnt huyện đầm dơi (Trang 26 - 28)