Doanh số cho vay hộ nuôi tôm theo thời hạn

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động cho vay hộ nuôi tôm tại nhno& ptnt huyện đầm dơi (Trang 31 - 33)

Đầm Dơi là huyện mà thủy sản là một ngành kinh tế mũi nhọn và chủ lực, đa phần nguồn vốn của ngân hàng đều tập trung vào đây. Đa số người dân có nhu cầu sản xuất nhưng không có vốn để phát triển. Vì vậy, NHNo&PTNT huyện Đầm Dơi đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp vốn.

Nhìn vào bảng 3.3 ta thấy DSCV hộ nuôi tôm của ngân hàng tăng qua 3 năm với tỷ lệ như sau: năm 2009 DSCV hộ nuôi tôm là 236.007 triệu đồng, sang năm 2010 DSCV hộ nuôi tôm đạt 266.368 triệu đồng tăng 30.361 triệu đồng tức 12,86%. đến năm 2011 DSCV tiếp tục tăng lên 343.200 triệu đồng tăng 76.832 triệu đồng tương đương 28,84%. DSCV hộ nuôi tôm tăng là do nguyên nhân là do thực hiện chủ trương chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Nhà nước từ nuôi tôm quảng canh truyền thống sang nuôi tôm công nghiệp và quảng canh cải tiến góp phần làm cho diện tích nuôi tôm được tăng lên làm cho nhu cầu vốn để mở rộng diện tích, mua con giống, thức ăn,… cũng tăng. Điều này giải thích vì sao DSCV nuôi tôm tăng lên trong thời gian qua.

Bảng 3.3 Doanh số cho vay hộ nuôi tôm theo thời hạn qua 3 năm (2009 – 2011) Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Chênh lệch 2010/2009 2011/2010 Số tiền % Số tiền % Ngắn hạn 208.518 254.503 318.926 45.985 22,05 64.423 25,31 Trung hạn 27.489 11.866 24.274 -15.623 -56,83 12.408 104,57 Dài hạn 0 0 0 0 0 0 0 Tổng cộng 236.007 266.36 8 343.200 30.361 12,86 76.832 28,84

(Nguồn: Từ phòng kế hoạch kinh doanh của NHNo&PTNT huyện Đầm Dơi)

Biểu đồ 3.2 Doanh số cho vay hộ nuôi tôm theo thời hạn qua 3 năm (2009 -2011)

Nhìn vào biểu đồ 3.2 ta thấy DSCV hộ nuôi tôm của ngân hàng chủ yếu là ngắn hạn. Cụ thể: năm 2009 DSCV hộ nuôi tôm ngắn hạn đạt 208.518 triệu đồng chiếm tỷ trọng 88,35% trong tổng DSCV hộ nuôi tôm. Năm 2010 DSCV hộ nuôi tôm ngắn hạn tăng lên 254.503 triệu đồng tăng 45.985 triệu đồng tương đương 22,05% so với năm 2009. Sang năm 2011 tình hình nuôi tôm đạt hiệu quả tốt thể hiện qua DSCV tăng lên 318.926 triệu đồng tương đương 25,31% so với năm 2010. DSCV hộ nuôi tôm ngắn hạn tăng nhanh là do đặc thù của ngành thủy sản là theo mùa vụ. Một năm người dân thường làm từ 1 đến 2 vụ do đó nguồn vốn người dân cần chủ yếu là ngắn hạn nên người dân chủ yếu vay vốn của ngân hàng theo thời gian trên để có thể trả lãi và gốc trùng với thời gian thu hoạch và tái sản xuất. Ngoài ra ngân hàng áp dụng hình thức cho vay ngắn hạn nhằm làm giảm bớt được rủi ro, thời gian đầu tư ngắn sẽ thu hồi vốn nhanh và người dân sẽ trả lãi ít hơn là vay trung hạn.

DSCV hộ nuôi tôm trung hạn của ngân hàng không ổn định do huyện chưa tập trung nhiều vào hình thức này nhiều, cho vay trung hạn chủ yếu đáp ứng nhu cầu mua công cụ, máy móc thiết bị cải tạo ao đầm, phục vụ cho nuôi tôm. Cụ thể: DSCV trung hạn năm 2010 đạt 11.866 triệu đồng giảm 15.623 triệu đồng so với năm 2009 tương đương giảm 56,83%. Nguyên nhân giảm là do nuôi tôm gặp khó khăn như: dịch bệnh, thời tiết bất ổn,.... hơn nữa người dân chưa được đầu tư phương tiện cơ giới, máy móc thiết bị, chủ yếu là thực hiện thủ công nên cho vay trung hạn chưa nhiều. Sang năm 2011 tình hình tương đối ổn định đã khắc phục được phần nào khó khăn công nghệ cũng phát triển hơn nên cho vay trung hạn tăng lên 24.274 triệu đồng tăng 12.408 triệu đồng tức 104,57%. Bên cạnh đó, là do tỉnh cũng có nhiều chính sách ưu đãi hỗ trợ nông dân trong việc đầu tư máy móc, thiết

bị, đầu tư các hạng mục công trình phục vụ cho nuôi tôm như hệ thống lưới điện 3 pha, đường và hệ thống thủy lợi.

Cho vay dài hạn chưa phát sinh trong thời gian này. Do trong huyện người dân chưa có nhu cầu vốn, điều kiện kinh tế xã hội của huyện chưa có đủ điều kiện để có thể phát triển được. Và ngân hàng chưa có sức mạnh tài chính đủ để đáp ứng nhu cầu này của người dân nếu như nhu cầu này phát sinh.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động cho vay hộ nuôi tôm tại nhno& ptnt huyện đầm dơi (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(55 trang)
w