Bảo lãnh tại NHCTVN, đặc biệt là bảo lãnh trong nước, chủ yếu vẫn được coi là lĩnh vực của tín dụng, cho vay chứ chưa phải là một hoạt động tài trợ. Chỉ có các bảo lãnh có yếu tố nước ngoài là do bộ phận TTTM trước đây và nay là phòng Bảo lãnh thuộc Sở giao dịch thực hiện dựa trên sự phê duyệt của bộ phận tín dụng, vì vậy bảo lãnh trong hoạt động TTTM tại NHCTVN không phát triển như hình thức thư tín dụng. Nghiệp vụ bảo lãnh tại NHCTVN hiện nay được phân chia như sau: đối với các bảo lãnh phát hành trong nước sẽ được phòng Khách hàng thẩm định và tự phát hành trực tiếp cho khách hàng tại tất cả các chi nhánh; riêng bảo lãnh có yếu tố nước ngoài do phòng Khách hàng của chi nhánh thẩm định và chuyển hồ sơ cho phòng Bảo lãnh - Sở giao dịch thực hiện. Trong nghiệp vụ bảo lãnh, mới chỉ có tái bảo lãnh là nghiệp vụ thực sự mang đầy đủ các đặc tính của một giao dịch TTTM, tức là căn cứ vào tính chất của giao dịch, vào khả năng của tổ chức tài chính yêu cầu tái bảo lãnh, phòng bảo lãnh thực hiện phát hành bảo lãnh theo yêu cầu đề ra.
Khách hàng giao dịch bảo lãnh đa dạng hơn so với khách hàng giao dịch L/C. Vì ngoài các khách hàng có nhu cầu thực hiện xuất nhập khẩu trực tiếp, còn có các khách hàng thực hiện các loại hình giao dịch khác như đấu thầu, thực hiện hợp đồng dịch vụ trong nước…
Về mặt hình thức, tại NHCTVN thực hiện hầu như toàn bộ các hình thức bảo lãnh từ đấu thầu, đặt cọc, thực hiện hợp đồng, thanh toán, bảo hành, vay vốn… tới bảo lãnh hải quan; từ thông báo, phát hành bảo lãnh trực tiếp tới phát hành bảo lãnh gián tiếp (bảo lãnh lại các bảo lãnh đối ứng). Căn cứ vào quyết định cung cấp dịch vụ bảo lãnh cho khách hàng và hồ sơ gửi lên từ phòng Khách hàng, phòng Bảo lãnh - Sở giao dịch tiến hành xử lý nghiệp vụ bảo lãnh theo các yêu cầu của chi nhánh/ khách hàng đồng thời tư vấn/ hỗ trợ kỹ thuật nghiệp vụ và phối hợp với các chi nhánh giải quyết các vướng mắc trong quá trình thực hiện, đảm bảo nghiệp vụ bảo lãnh tuân thủ đúng các chế độ quy định của NHCTVN, quy tắc/tập quán quốc tế (trường hợp bảo lãnh nước ngoài) và pháp luật Việt Nam, hạn chế rủi ro cho NHCTVN.
Bảng 2.4: Doanh số thực hiện bảo lãnh.
Đơn vị tính : Triệu USD
Thời điểm trƣớc cổ phần hoá Sau CPH
Năm 2006 2007 2008 6T/2009 2009
Trong nƣớc 431,19 417,00 515,04 367,17 790,74
Ngoài nƣớc 15,05 23,00 24,97 40,29 101,08
Tái bảo lãnh 1,31 1,97 2,45 1,13 2,86
(Nguồn: Báo cáo thường niên NHCT VN)
Quan sát bảng 2.4 nhận thấy: Từ năm 2006 đến năm 2008, doanh số thực hiện bảo lãnh tuy có tăng, nhưng còn quá nhỏ bé, chưa xứng tầm là một trong các hình thức tài trợ chính của NHCTVN. Điển hình là phát hành bảo lãnh ra nước ngoài và tái bảo lãnh cho các ngân hàng nước ngoài. Trung bình một năm trước cổ phần hoá, NHCTVN phát hành khoảng 15 món và tái bảo lãnh khoảng 35 món. Sở dĩ có hiện tượng như vậy là do: tập quán của các doanh nghiệp Việt Nam là ưa thích hình thức L/C, uy tín của các ngân hàng Việt Nam chưa cao, thực tế khách quan Việt Nam là một nước nhập siêu…Nhưng do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2009 và quan điểm của các doanh nghiệp thay đổi khi gia nhập WTO, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đa dạng hóa việc sử dụng các hình thức TTTM nên doanh số phát hành bảo lãnh trong và ngoài nước của NHCTVN tăng mạnh, đặc biệt doanh số phát hành bảo lãnh nước ngoài năm 2009 tăng gấp 2,5 lần năm 2008, điều này cho thấy việc cơ cấu lại mô hình tổ chức hoạt động TTTM, hình thành nên các phòng nghiệp vụ tại Sở giao dịch trong đó có phòng Bảo lãnh, đón đầu việc cổ phần hoá của NHCTVN đạt hiệu quả tốt.
Để chỉ đạo công tác bảo lãnh, trước thời điểm cổ phần NHCTVN căn cứ trên Quyết định số 26/2006/QĐ-NHNN ngày 26/06/2006 của Thống đốc NHNN ban hành Quy chế bảo lãnh ngân hàng, NHCTVN đã xây dựng cho mình Qui trình xử lý nghiệp vụ bảo lãnh, mã số Qđ.22.04 kèm theo Quyết định số 2000/QĐ-NHCT22 do Tổng giám đốc ký ngày 17/11/2006. Để thuận tiện cho khách hàng, ngày
14/07/2008 Tổng giám đốc đã ký Quyết định số 311/QĐ-HĐQT-NHCT35, mã số Qđ.35.02 ban hành quy định bảo lãnh đối với khách hàng trong hệ thống NHCTVN và ngày 26/12/2008 Tổng giám đốc đã ban hành Quyết định số 2937/QĐ-NHCT35 về quy trình bảo lãnh, mã số QT.35.06 hướng dẫn thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh trong hệ thống NHCTVN theo đề nghị của khách hàng (không áp dụng đối với bảo lãnh dưới hình thức L/C trả chậm). Căn cứ vào tình hình thực tế của khách hàng sau thời điểm cổ phần, NHCTVN ban hành Quyết định số 3212/QĐ-NHCT-SGD ngày 24/12/2009 về Qui trình xử lý nghiệp vụ bảo lãnh, mã số QT.SGD.04 trong đó có chỉnh sửa và thay đổi một số điều khoản so với Quyết định số 2000/QĐ-NHCT22 để phù hợp với nhu cầu gia tăng của khách hàng.
Các giao dịch bảo lãnh có yếu tố nước ngoài của NHCTVN, ngoài việc tuân thủ các văn bản nêu trên, nó còn được điều chỉnh bởi các quy định của quốc tế như: Quy tắc thống nhất về bảo lãnh theo yêu cầu - Uniform Rules for Demand Guarantee, No.458, ICC 1992; Thực hành SBLC – International Standby Practices, Pub No.590, ICC 1998; Quy tắc thống nhất và thực hành L/C – The Uniform Customs and Practice for Documentary Credits, Pub No. 600, ICC 1993 của Phòng thương mại Quốc tế tại Paris phát hành.
2.2.3 Cam kết đồng tài trợ:
Với thế mạnh là một ngân hàng có bề dày hoạt động, công nghệ hiện đại và nguồn tài chính dồi dào, NHCTVN đã thể hiện vai trò chủ chốt trên thị trường tài chính Việt nam bằng việc tham gia cam kết đồng tài trợ cho nhiều dự án lớn, trọng điểm của quốc gia. Từ năm 2006 đến năm 2009, NHCTVN đã cung ứng nguồn ngoại tệ lớn hàng trăm triệu USD, đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế quốc gia, điều này thể hiện rõ trong bảng 2.5
Bảng 2.5: Doanh số thực hiện cam kết tài trợ.
Đơn vị tính: Triệu USD
Tiêu chí/Năm
Thời điểm trƣớc cổ phần hoá Sau CPH
2006 2007 2008 6T/2009 2009
Dự án 23 85 56 25 61
Trị giá 620 635 596 367 665
(Nguồn: Báo cáo thường niên NHCT VN)
Một trong những dự án điển hình của NHCTVN là: Sân bay Quốc tế Nội bài, cụm khí điện đạm Phú Mỹ, khu đô thị Nam Sài Gòn, dự án xây dựng khách sạn 5 sao tại Trung tâm Hội nghị quốc gia, dự án vệ tinh VINASAT 1, đường dẫn khí Nam Côn Sơn, Cảng biển Cái Mép, Nhà máy lọc dầu Dung Quất, xi măng Hải Phòng, 04 dự án thuỷ điện của Tổng công ty Điện lực Việt nam …. Bên cạnh tham gia cam kết đồng tài trợ, NHCTVN còn làm đầu mối thu xếp cho vay đồng tài trợ, hợp vốn được thực hiện theo quy chế đồng tài trợ của ngân hàng Nhà nước và hướng dẫn của NHCT. Như vậy vốn tín dụng của NHCTVN đã trở thành nguồn vốn tài trợ quan trọng cho nhiều dự án mang lại lợi ích cho doanh nghiệp và quốc gia, khẳng định thế mạnh của ngân hàng về mặt tài chính, kỹ năng thẩm định, quản lý và giám sát các dự án lớn.
2.3 Đánh giá thực trạng hoạt động tài trợ thƣơng mại tại NHCTVN sau cổ phần hoá.