Các nhân tố bên ngoài ngân hàng:

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh hoạt động tài trợ thương mại của ngân hàng Công thương Việt Nam sau cổ phần hóa (Trang 44 - 47)

- Các chính sách vĩ mô của nhà nước: đây là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, các khách hàng của ngân hàng. + Chính sách kinh tế đối ngoại: ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động TTTM. Các định hướng mang tính chiến lược về bảo hộ hay tự do hoá mậu dịch có ảnh hưởng rất lớn đến hành vi của các doanh nghiệp. Chính phủ các nước cũng thường sử dụng biện pháp này trong quản lý và điều hành vĩ mô nền kinh tế. Trong hoạt động ngoại thương, ngân hàng với vai trò trung gian thanh toán, cung cấp các sản phẩm và dịch vụ TTTM không thể bị thiếu. Đồng thời cũng nhờ hoạt động TTTM phát triển đã tác động ngược trở lại, tạo điều kiện mở rộng phạm vi của hoạt động ngoại thương, làm cho hoạt động này diễn ra một cách sôi động, trôi chảy, góp phần phát triển kinh tế đất nước.

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (năm 1986) đánh dấu bước ngoặt trong tiến trình phát triển kinh tế xã hội Việt Nam, đó là thời điểm khởi đầu cho công cuộc đổi mới toàn diện nền kinh tế xã hội nói chung và hoạt động kinh tế đối ngoại nói riêng. Việc đổi mới tư duy về kinh tế, thực hiện nền kinh tế mở là phù hợp với quy luật phát triển của nền kinh tế thế giới, phù hợp với xu hướng khu vực hoá và toàn cầu hoá nền kinh tế đang diễn ra nhanh chóng. Nhờ vậy, hoạt động thương mại của Việt Nam đạt được những thành tựu to lớn, kim ngạch xuất nhập khẩu tăng lên không ngừng, khuyến khích được các thành phần kinh tế tham gia sản xuất kinh doanh. Trong đó, hoạt động xuất nhập khẩu được mở rộng sang các thị trường mới

như Mỹ, EU... Điều đó đòi hỏi ngân hàng phải phát huy vai trò của mình là người tài trợ cho các hoạt động thương mại và đồng thời đa dạng hoá các hình thức tài trợ.

+ Chính sách thuế: Các chính sách thuế của Nhà nước có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Đặc biệt khi Việt nam gia nhập WTO, việc áp dụng mức thuế xuất nhập khẩu cao hay thấp sẽ hạn chế hay khuyến khích sản xuất hay nhập khẩu hàng hóa đó. Cụ thể khi Việt Nam bắt đầu phải thực hiện một số cam kết quốc tế, đặc biệt là các hiệp định thương mại tự do giữa Việt nam với ASEAN, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc. Đối với các quốc gia này thì thuế quan của hầu hết các mặt hàng Việt Nam xuất và nhập khẩu sẽ là 0%. Điều đó đồng nghĩa với việc thị trường nội địa sẽ có sự thâm nhập rất mạnh của hàng hóa nhập khẩu, đặc biệt là từ ASEAN và Trung Quốc làm ảnh hưởng đến giá của một số mặt hàng sản xuất tiêu thụ trong nước. Các doanh nghiệp xuất khẩu sang các nước ASEAN và Trung Quốc đứng trước một bài toán khó, làm sao sản phẩm của mình sản xuất ra cạnh tranh được và có chỗ đứng trên thị trường nước bạn ?

+ Chính sách quản lý ngoại hối: Nhà nước thực hiện quản lý ngoại hối thông qua việc đề ra các chính sách kiểm soát luồng vận động của ngoại hối vào ra và các qui định về trạng thái ngoại tệ của các tổ chức tín dụng. Căn cứ vào tình hình cụ thể và những biến động trên thị trường mà nhà nước áp dụng chính sách quản lý ngoại hối tự do hay thắt chặt. Việc làm này sẽ ảnh hưởng đến cung cầu ngoại hối trên thị trường và do đó ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế của quốc gia, trước hết là ảnh hưởng đến ngoại thương và trạng thái ngoại hối của ngân hàng. Công tác quản lý ngoại hối của nước ta những năm gần đây được thực hiện tương đối đồng bộ và phối hợp tốt với các chính sách khác, làm cho thị trường ngoại tệ sôi động hơn. Tỷ giá được vận hành tương đối linh hoạt theo quy luật cung cầu ngoại tệ và tín hiệu thị trường trong và ngoài nước, tỷ giá đã phản ánh tốt hơn sức mua đối ngoại của đồng Việt Nam góp phần khuyến khích xuất khẩu. Việc NHNN mở rộng thu hẹp biên độ, điều hành tỷ giá linh hoạt và đưa ra các quy định mới về quản lý trạng thái ngoại tệ đã tạo cho các NHTM tăng mua ngoại tệ từ thị trường, đáp ứng tốt hơn nhu cầu ngoại tệ của khách hàng xuất nhập khẩu.

- Sự thay đổi chế độ kinh tế, chính trị của nước bạn hàng: Do liên quan đến nhiều lĩnh vực, ngành nghề và đối tượng kinh tế của nhiều quốc gia khác nhau, hoạt động TTTM chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi tác động của môi trường kinh tế, chính trị, xã hội của các quốc gia. Một sự biến động về chế độ chính trị của nước bạn hàng sẽ ảnh hưởng đến khả năng và sự sẵn sàng đáp ứng các cam kết đã thoả thuận giữa các bên. Sự suy thoái kinh tế, thay đổi chính trị sẽ ảnh hưởng bất lợi đến sự vận động của tự do thương mại, đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và từ đó ảnh hưởng đến kết quả hoạt động tài trợ. Một ví dụ điển hình về ảnh hưởng của sự thay đổi chế độ kinh tế, chính trị của nước bạn hàng là gần đây, các doanh nghiệp xuất khẩu các mặt hàng tôm đông lạnh sang thị trường Mỹ gặp khó khăn do phía Mỹ cho rằng một số nước châu Á bán phá giá mặt hàng này sang thị trường của họ, nên đã đánh thuế cao hơn so với các nước khác. Việc làm này đã ảnh hưởng xấu đến việc xuất khẩu mặt hàng này vào thị trường Mỹ, tác động không tốt đến sản xuất kinh doanh của một số doanh nghiệp. Hiện nay, để thực hiện việc xuất tôm đông lạnh từ Việt Nam sang Mỹ, ngoài việc phải chịu thuế suất cao, các doanh nghiệp Việt Nam còn phải mở thư bảo lãnh, để các công ty bảo hiểm Mỹ (theo danh sách do Hải quan Mỹ chỉ định) căn cứ vào đó mở thư bảo lãnh hải quan cho các đối tác nhập khẩu của mình. Hay cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu trong thời gian vừa qua đã khiến cả các ngân hàng lẫn các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh đều phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức. Ngoài sức ép từ thị trường thì những biến động quá nhanh và quá lớn của lãi suất năm qua đã khiến cho hoạt động của các ngân hàng luôn ở thế bị động. Những tháng đầu năm 2008, và đặc biệt sau Tết Nguyên đán, nguồn vốn của ngân hàng giảm sút nghiêm trọng đã đẩy mức lãi suất tăng liên tục với mức đỉnh lãi suất cho vay đạt 23%-24%/năm và đỉnh lãi suất huy động cũng đạt 20%/năm vào thời điểm giữa năm. Nhưng đến cuối năm, lãi suất lại “trượt dốc” một cách nhanh chóng. Mức lãi suất cơ bản liên tục được điều chỉnh buộc các NHTM cũng phải liên tục thay biểu lãi suất của mình. Chỉ riêng trong năm 2008, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã 8 lần điều chỉnh lãi suất cơ bản sau 2 năm 2 tháng duy trì lãi suất cơ bản ở mức 8,25% (từ 1/12/2005 đến 1/2/2008). Lãi suất

tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu cũng có tần suất điều chỉnh tương ứng. Như vậy, sau 3 lần tăng và 5 lần giảm, mức lãi suất cơ bản hiện nay là 7%, bằng một nửa so với mức 14% mà NHNN đã duy trì suốt từ ngày 11/6/2008 đến 20/10/2008. Điều đó đã tạo nên sức ép rất lớn đối với hoạt động kinh doanh nhất là trong lĩnh vực xuất nhập khẩu của các ngân hàng, đặc biệt trong bối cảnh khủng hoảng như hiện nay.

- Các yếu tố từ phía khách hàng như: Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, khả năng tài chính, trình độ nghiệp vụ kinh doanh, hành vi đạo đức của khách hàng. Như đã phân tích, so với các loại hình cho vay khác, hoạt động TTTM trong lĩnh vực xuất nhập khẩu phức tạp hơn, đòi hỏi cả khách hàng và ngân hàng phải có một trình độ nhất định về thông lệ quốc tế, thị trường thế giới... Khách hàng khi ký kết hợp đồng phải có các điều khoản không bất lợi để dễ dàng nhận được chấp nhận tài trợ của ngân hàng. Việc khách hàng giả mạo chứng từ đòi tiền là hoàn toàn có thể xảy ra. Do vậy, yếu tố về hành vi đạo đức của khách hàng cũng ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của phương thức thanh toán này.

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh hoạt động tài trợ thương mại của ngân hàng Công thương Việt Nam sau cổ phần hóa (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)