Xây dựng chính sách khách hàng và hệ thống tiếp thị nhằm thu hút

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh hoạt động tài trợ thương mại của ngân hàng Công thương Việt Nam sau cổ phần hóa (Trang 96 - 98)

khách hàng đến với ngân hàng:

* Lựa chọn khách hàng để ưu đãi tín dụng xuất khẩu: đặt ra các tiêu chuẩn trong từng thời kỳ về khả năng tài chính, kim ngạch xuất khẩu, thị trường xuất khẩu theo hướng sau:

- Khách hàng có khả năng tài chính lành mạnh. Có uy tín trong quan hệ tín dụng, thanh toán và đặc biệt ưu đãi nhiều hơn đối với khách hàng chỉ quan hệ tín dụng duy nhất với NHCTVN, có kim ngạch xuất khẩu cao.

- Ngành hàng xuất khẩu có lợi thế so sánh và khả năng cạnh tranh cao trên thị trường quốc tế như: dầu khí, thu mua và chế biến nông sản, thuỷ sản.

- Chú trọng khách hàng có đầu tư công nghệ cao, hiện đại để sản xuất, chế biến hàng xuất khẩu và xuất khẩu hàng hoá đã qua chế biến, có giá trị gia tăng cao.

- Trong từng thời kỳ, NHCTVN và các chi nhánh cần nghiên cứu và có chiến lược đầu tư tín dụng xuất nhập khẩu đối với từng ngành, từng địa phương, từng doanh nghiệp cụ thể.

Tuy nhiên, trong thời gian trước mắt, do mất cân đối lớn về ngoại tệ mua bán trong hệ thống nên có thể mở rộng ưu đãi tín dụng xuất nhập khẩu cho mọi đối tượng kinh doanh xuất nhập khẩu, mọi ngành hàng và thị trường. Trước hết, lựa chọn một số khách hàng xuất khẩu lớn và có uy tín để thực hiện ưu đãi, tài trợ toàn diện.

* Tăng cường mạnh mẽ công tác tiếp thị: từ Trụ sở chính đến chi nhánh phải coi đây là một công việc quan trọng trong hoạt động kinh doanh, duy trì được khách hàng đang quan hệ và thu hút được nhiều khách hàng mới. Trong từng thời kỳ, có kế hoạch cụ thể tìm kiếm và tiếp cận với các khách hàng mới có tiềm năng, đáp ứng được yêu cầu của khách hàng. Trước mắt, cần tập trung tiếp thị và thu hút các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh xuất khẩu lớn ở các bộ, ngành, Tập đoàn tài chính lớn và các đơn vị thành viên, các doanh nghiệp địa phương, các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài… thường xuyên có hoạt động xuất nhập khẩu. Thường xuyên tổ chức hội nghị khách hàng và các buổi toạ đàm, giao lưu nhằm củng cố mối quan hệ tốt giữa ngân hàng và khách hàng, đồng thời qua đó phổ biến các thông tin về hoạt động của ngân hàng, nghĩa vụ và quyền lợi của ngân hàng và khách hàng trong hoạt động TTTM. Cần nghiên cứu cơ cấu lại bộ phận tiếp thị tại từng chi nhánh. Trước mắt phòng NCPTSP&DVKH của Sở giao dịch, phòng Định chế Tài chính và Ban thông tin tuyên truyền nghiên

cứu và sớm đưa ra các kế hoạch tiếp thị, đảm bảo doanh nghiệp trong và ngoài nước đặc biệt là các doanh nghiệp xuất nhập khẩu biết được về chức năng, khả năng thực hiện các dịch vụ TTTM của NHCTVN.

* Chấn chỉnh tác phong giao dịch: Chú trọng xây dựng văn hóa kinh doanh và phong cách phục vụ khách hàng chuyên nghiệp được quy định cụ thể trong Sổ tay Văn hoá doanh nghiệp của NHCTVN để nâng cao hơn nữa chất lượng phục vụ khách hàng, đặc biệt là với các khách hàng có khối lượng tín dụng và thanh toán quốc tế lớn cần bố trí cán bộ vững vàng về chuyên môn nghiệp vụ, giỏi về ngoại ngữ, khả năng giao tiếp tốt để phục vụ và tư vấn cho khách hàng.

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh hoạt động tài trợ thương mại của ngân hàng Công thương Việt Nam sau cổ phần hóa (Trang 96 - 98)