Giải pháp về cơ chế chính sách:

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh hoạt động tài trợ thương mại của ngân hàng Công thương Việt Nam sau cổ phần hóa (Trang 92 - 93)

Thực hiện có hiệu quả hơn chính sách ưu đãi tín dụng xuất khẩu ở từng thời kỳ (ưu đãi về lãi suất cho vay, phí dịch vụ, điều kiện tín dụng...) và trao quyền chủ động tối đa cho chi nhánh. NHCTVN cần phải xây dựng chính sách lợi ích tổng thể (lãi suất cho vay xuất nhập khẩu, phí mở L/C, phí thanh toán, lãi suất chiết khấu...) gắn liền với từng khách hàng. Nếu khách hàng thực hiện dịch vụ xuất nhập khẩu trọn gói thì có mức phí thấp nhất cho từng nghiệp vụ, nhưng xét về tổng thể thì ngân hàng vẫn có lợi.

Có cơ chế khuyến khích đối với chi nhánh và cán bộ hoàn thành tốt công tác kinh doanh đối ngoại. Khen thưởng đối với các chi nhánh phát triển tốt nghiệp vụ kinh doanh đối ngoại, tạo nguồn thu ngoại tệ cho NHCTVN. Có cơ chế về tiền lương, tiền thưởng khuyến khích đối với cán bộ làm công tác kinh doanh đối ngoại trong toàn hệ thống, thu hút những chuyên gia giỏi trong lĩnh vực thanh toán quốc tế.

Giải quyết tốt việc hỗ trợ tài chính của Trụ sở chính cho chi nhánh khi thực hiện ưu đãi tín dụng xuất khẩu cũng như mua ngoại tệ: giảm lãi suất điều hoà vay vốn nội bộ, hỗ trợ tài chính bằng biện pháp trực tiếp cho từng trường hợp cụ thể nhằm duy trì, thu hút khách hàng mà tạm thời khả năng tài chính của chi nhánh chưa đáp ứng được.

Tại Trụ sở chính nên thành lập bộ phận chuyên nghiên cứu, tiếp thu các ý kiến phản hồi từ chi nhánh về các vướng mắc liên quan đến cơ chế chính sách, văn bản, những tranh chấp thực tế phát sinh khi thực hiện nghiệp vụ để giúp Ban lãnh đạo trong việc tổng hợp, chỉnh sửa kịp thời các quy định chưa rõ ràng, bổ sung những gì còn thiếu giúp cho việc tác nghiệp được tiến hành trôi chảy hơn. Ngoài ra, việc tập hợp các kinh nghiệm trong xử lý nghiệp vụ là rất cần thiết, hỗ trợ cho các chi nhánh có được các quyết định đúng đắn trong trường hợp có tranh chấp xảy ra, bảo vệ được quyền lợi của ngân hàng và khách hàng.

Tìm hướng đi đúng cho mình, lựa chọn hình thức hợp lý để thiết lập quan hệ với khách hàng mới, mở rộng thị trường thâm nhập sang làm dịch vụ cho các ngân hàng thương mại cổ phần khác ngoài hệ thống NHCTVN, các NHTM khác ở Lào, Campuchia…và không ngừng gia tăng về số lượng, chất lượng cũng như tiện ích của các sản phẩm TTTM mới.

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh hoạt động tài trợ thương mại của ngân hàng Công thương Việt Nam sau cổ phần hóa (Trang 92 - 93)