Giải pháp đẩy mạnh hoạt động TTTM tại NHCTVN sau cổ phần hoá

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh hoạt động tài trợ thương mại của ngân hàng Công thương Việt Nam sau cổ phần hóa (Trang 89 - 92)

3.4.1. Giải pháp hoàn thiện mô hình điều hành, quy trình hoạt động TTTM, các biện pháp mang tính nghiệp vụ:

Điều chỉnh và hoàn thiện mô hình quản lý điều hành, quy trình hoạt động TTTM mang tính tập trung thống nhất từ Trụ sở chính, Sở giao dịch đến các chi nhánh trên phạm vi toàn quốc. Đây là điều NHCTVN bắt buộc phải làm vì đó là yêu cầu của thực tế kinh doanh và cũng đồng thời là yêu cầu bắt buộc đối với hệ thống ngân hàng khi Việt Nam gia nhập WTO.

Sở giao dịch được thành lập vào tháng 4 năm 2008 trước thời gian cổ phần hoá với chức năng thực hiện nhiệm vụ TTQT&TTTM trong toàn hệ thống

NHCTVN. Do mới thành lập, thiếu từ chỗ làm việc, cơ sở vật chất cũng như nguồn lực nên Sở giao dịch đã đưa ra lộ trình tập trung hóa dần hoạt động TTQT&TTTM của các chi nhánh. Sau hơn 01 năm hoạt động, đến nay Sở giao dịch đã hoàn tất việc tập trung hóa hoạt động Tài trợ thương mại cho các chi nhánh trong hệ thống NHCT về xử lí tập trung tại Sở giao dịch. Hiện tại các chi nhánh không thực hiện chức năng xử lý về mặt kỹ thuật các giao dịch TTQT&TTTM, mà tập trung vào nhiệm vụ chính chăm sóc khách hàng, tiếp thị bán sản phẩm TTTM cho khách hàng, thu hút khách hàng, tư vấn, cung cấp các giải pháp TTTM đáp ứng yêu cầu của khách hàng. Mọi giao dịch được “Scan” tại chi nhánh và chuyển qua hệ thống mạng nội bộ tới Sở giao dịch để xử lý. Nhìn chung, việc xử lý các giao dịch TTQT&TTTM thực hiện được đảm bảo chất lượng và có tính chuyên môn hóa cao. Tuy nhiên thời gian đầu, do sự phối hợp giữa các bộ phận nghiệp vụ và chi nhánh chưa nhịp nhàng nhất là khâu gửi hồ sơ từ chi nhánh lên nên thời gian xử lý chứng từ nghiệp vụ TTTM còn dài chưa thật cạnh tranh với các ngân hàng nước ngoài khác; một số phòng của Sở giao dịch chưa thực hiện hết chức năng và nhiệm vụ đề ra; quy trình luân chuyển hồ sơ chưa khoa học; việc sắp xếp và phân công cán bộ tại một số phòng chưa hợp lý.…tạo ra hiệu suất làm việc chưa cao và chưa xứng tầm với NHCTVN. Trong xu thế hoạt động kinh doanh ngày càng năng động và cạnh tranh gay gắt giữa các NHTM, đòi hỏi NHCTVN phải đầu tư trang bị đầy đủ về công nghệ, máy móc hiện đại, con người để sẵn sàng đáp ứng nhu cầu của bước chuyển đổi mới. Bên cạnh việc hình thành Sở giao dịch đặt tại Hà nội, NHCTVN phải nghiên cứu xây dựng Trung tâm xử lý hoạt động TTQT&TTTM dự phòng tại một thành phố khác trong nước hoặc nước ngoài giống như mô hình hiện đại của các ngân hàng nước ngoài để phòng ngừa sự cố xảy ra mà hoạt động của NHCTVN vẫn diễn ra trôi chảy.

NHCTVN cần có chương trình chỉ đạo mạnh mẽ, sát sao về công tác kinh doanh đối ngoại trong thời gian tới, thành lập nhóm nghiên cứu để xây dựng chiến lược phát triển hoạt động tài trợ thương mại – trọng tâm chính của chiến lược tổng thể về phát triển các nghiệp vụ kinh doanh đối ngoại cho toàn hệ thống, trong Chiến

lược phát triển NHCTVN đến năm 2015 và tầm nhìn đến 2020. Đảm bảo từ Trụ sở chính đến các chi nhánh thấy được thực trạng và thách thức trong hoạt động TTTM của NHCTVN, coi hoạt động TTTM là một trong những mục tiêu quan trọng trong công tác kinh doanh của NHCTVN. Hàng năm, Ban Lãnh đạo NHCTVN giao chỉ tiêu cụ thể về phát triển hoạt động TTTM cho từng chi nhánh để thực hiện mục tiêu chung của NHCTVN. Sắp xếp lại cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý kinh doanh gọn nhẹ, hoạt động có hiệu quả.

Sở giao dịch cần thành lập các nhóm dự án, tiến hành nghiên cứu tính khả thi, xây dựng quy trình, quy hoạch cán bộ để phát triển, đa dạng hoá và khai thác triệt để các sản phẩm nghiệp vụ TTTM mới như chia sẻ rủi ro, tài trợ kho hàng, tài trợ đảm bảo bằng các hợp đồng phân phối, tài trợ dự án thông qua hiệp định khung, biên lai tín thác, trade card…mà hiện nay NHCTVN chưa thực hiện. Đây phải được coi là nhiệm vụ trọng tâm, cấp thiết và phải tiến hành ngay, vì nếu không sẽ bị thụt lùi so với các ngân hàng khác và có thể sẽ dẫn đến mất thị phần.

Bộ phận tín dụng sẽ dần thoát ly với việc quyết định cho một món vay. Vai trò của họ sẽ dần chuyển sang quản lý rủi ro với nhiệm vụ thẩm định kỹ tình hình tài chính của khách hàng để đưa ra các hạn mức tín dụng hợp lý đối với từng đối tượng khách hàng. Đồng thời, kết hợp với thông tin về tình hình thị trường, tỷ giá, lãi suất của các đồng tiền sẽ đưa ra mức khung lãi suất cho vay trong từng giai đoạn cụ thể. Căn cứ trên hạn mức đã được cấp, các cán bộ TTTM sẽ cấp tài trợ từng món cho khách hàng. Do đó, để tránh rủi ro, ngân hàng quyết định về việc có chấp nhận tài trợ hay không, quy định tỷ lệ ký quỹ cần thiết, kiểm tra kỹ các điều khoản trong hợp đồng ngoại thương trước khi tiến hành giao dịch, nếu có yếu tố tiềm ẩn rủi ro tư vấn yêu cầu khách hàng sửa đổi hợp đồng, hoặc tăng tỷ lệ ký quỹ... Thường xuyên có liên hệ với khách hàng để kịp thời nắm bắt thông tin về hàng hoá. Ngân hàng phải tư vấn cho khách hàng để họ được thuận lợi nhất, nhưng không vi phạm các quy định hiện hành cả trong nước lẫn quốc tế.

Sớm đưa loại hình giao dịch Bao thanh toán triển khai tại hệ thống ngân hàng Công thương. Do chỉ là một ngân hàng nội địa, chưa có hệ thống chi nhánh

ngoài nước, nên khi thực hiện bao thanh toán tương đối – tuyệt đối, NHCTVN nên thực hiện theo mô hình Bao thanh toán quốc tế đa phương. Như vậy, NHCTVN phải tiến hành lựa chọn để tìm ra cho mình những đối tác thích hợp vừa đảm bảo thực hiện tốt các giao dịch hiện tại, vừa đảm bảo phát triển thị phần trong và ngoài nước.

Yêu cầu các chi nhánh nâng cao chất lượng và đa dạng hoá các loại hình dịch vụ TTQT&TTTM. Khuyến khích các chi nhánh thực hiện nghiệp vụ chiết khấu chứng từ hàng xuất khẩu theo quyết định số 3211/QĐ-NHCT-SGD ngày 24/12/2009 của Tổng Giám đốc NHCTVN về việc ban hành qui trình nghiệp vụ chiết khấu chứng từ xuất khẩu,mã số QT.SGD.03. NHCTVN nên đưa ra các tiêu chuẩn cho việc xác định hạn mức chiết khấu chứng từ xuất khẩu và cải tiến sản phẩm thế chấp LC xuất khẩu theo hướng cởi mở hơn, phù hợp với thực tế ở từng giai đoạn để thu hút khách hàng xuất khẩu đến với NHCTVN đồng thời tăng nguồn ngoại tệ phục vụ hoạt động nhập khẩu, giảm mất cân đối xuất – nhập khẩu. Tiếp tục phát triển và hoàn thiện nghiệp vụ cho vay ứng trước bộ chứng từ xuất khẩu tạo điều kiện quay vòng vốn sản xuất kinh doanh, phát huy đến mức tối đa các hình thức tài trợ cho người xuất khẩu. Khi nhận được L/C xuất khẩu, ngân hàng cần nghiên cứu tư vấn cho khách hàng xem xét các điều khoản bất lợi để đề nghị khách hàng nước ngoài sửa đổi, đồng thời hướng dẫn khách hàng lập bộ chứng từ hoàn hảo để tránh rủi ro không đòi được tiền.

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh hoạt động tài trợ thương mại của ngân hàng Công thương Việt Nam sau cổ phần hóa (Trang 89 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)