Bao thanh toán tuyệt đối (Forfaiting):

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh hoạt động tài trợ thương mại của ngân hàng Công thương Việt Nam sau cổ phần hóa (Trang 36 - 41)

Bao thanh toán tuyệt đối là việc các tổ chức tài chính mua bán miễn truy đòi người bán các khoản thu. Người mua các khoản thu đó chấp nhận rủi ro tín dụng của người có nghĩa vụ thanh toán, nếu như người có nghĩa vụ thanh toán không thể thanh toán khoản thu đó. Theo các điều khoản và điều kiện của hợp đồng bao thanh toán, người bán phải chịu trách nhiệm đối với tính hiệu lực pháp lý và được tuân thủ của quyền đòi tiền cho đến khi khoản thu được thanh toán đầy đủ. Tuy nhiên, người bán không phải chịu trách nhiệm cho việc khoản thu đó có được thanh toán thực sự vào ngày đáo hạn hay không. Người mua các khoản thu chấp nhận rủi ro thương mại và rủi ro chính trị đi kèm với các khoản thu đó (rủi ro không thanh toán vào ngày đáo hạn và rủi ro của quốc gia), nhưng đổi lại có một hình thức đầu tư tài chính mới đem lại lợi nhuận cho họ.

Ngay từ những năm 60, bao thanh toán tuyệt đối đã trở thành một trong các hình thức tài trợ trung dài hạn quan trọng cho các giao dịch thương mại của các công ty. Đây là hình thức đơn giản và ngắn nhất để tài trợ các khoản thu có được từ các giao dịch thương mại trong và ngoài nước, trong đó việc thanh toán cho các hàng hoá và dịch vụ đã giao sẽ được thực hiện vào một ngày đáo hạn trong tương lai. Vì lý do đó, bao thanh toán tuyệt đối đã dành được một vai trò quan trọng đáng kể và tạo ra một số lợi thế cho công ty như: tăng khả năng thanh toán bằng tiền, làm giảm sự căng thẳng trên bảng cân đối bằng cách chuyển các khoản thu thành tiền, hạn chế rủi ro tỷ giá, rủi ro chính trị và rủi ro không thanh toán vào ngày đáo hạn...

1.4.5.1 Các yêu cầu cơ bản để thực hiện bao thanh toán tuyệt đối:

Những yêu cầu của người mua các khoản thu đặt ra đòi hỏi các nhà cung cấp phải thực hiện nếu như họ muốn bán các khoản thu từ các giao dịch thương mại trên cơ sở miễn truy đòi.

+ Sự tồn tại của các khoản thu: điều kiện tiên quyết để thực hiện nghiệp vụ

bao thanh toán tuyệt đối là sự tồn tại một cách hợp pháp và không có bất kỳ một sự phản đối nào của các khoản thu. Điều đó có nghĩa là bất kỳ một sự chiết khấu miễn truy đòi nào chỉ được thực hiện sau khi hàng hoá đã được giao hay dịch vụ đã được thực hiện.

+ Các chứng từ phù hợp: Các khoản thu phải có các chứng từ phù hợp. Sau

khi nhà cung cấp giao hàng hay thực hiện dịch vụ, các chứng từ chính là phương tiện thể hiện quyền lợi đối với những khoản thu từ giao dịch đó. Điều đó giải thích tại sao những yêu cầu đặt ra rất chặt chẽ. Ngoài chứng từ được sử dụng chủ yếu là giấy nhận nợ, danh mục các khoản thu cũng có thể mua bán được (các khoản thu có được từ các giao dịch thương mại nhưng không được thể hiện bằng hối phiếu hay tín phiếu).

+ Có sự bảo đảm: Trong trường hợp tình trạng tín dụng của người mua

không đủ tạo ra sự đảm bảo, bao gồm cả rủi ro quốc gia và thời hạn trả chậm thường được đảm bảo bằng những phương tiện như hối phiếu có sự chấp nhận thanh toán của ngân hàng (Avals), thư bảo lãnh hay L/C. Các phương tiện đảm bảo đó thường được các ngân hàng thay mặt cho người mua phát hành.

+ Thời hạn: thông thường, thời hạn chậm trả không nên vượt quá 5 năm.

Thường thì các hợp đồng thương mại quy định thời hạn thanh toán nửa năm một, nhưng cũng có thể có các thoả thuận khác.

+ Giới hạn tối thiểu của khoản thu và thời hạn hoàn trả: Có một mối quan hệ

cân đối giữa giá trị hợp đồng, loại hàng và thời hạn hoàn trả. Các hàng hoá tiêu dùng thường được tài trợ ngắn hạn, trong khi những hàng hoá vốn thích hợp đối với tài trợ trung và dài hạn.

+ Đồng tiền sử dụng: Đồng tiền của các khoản thu phải là đồng tiền đang lưu hành và tự do chuyển đổi.

1.4.5.2 Các phương tiện đảm bảo chính được sử dụng trong bao thanh toán tuyệt đối:

Một khi thời hạn trả chậm được thông qua, các nhà cung cấp thường yêu cầu một vài sự đảm bảo cần thiết để chắc chắn rằng người mua sẽ thanh toán vào ngày đáo hạn được ghi trong hợp đồng. Nếu người cam kết hay là người mua là một công ty lớn, có uy tín với tình hình tài chính đảm bảo, thì không cần phải có thêm những sự đảm bảo thêm khác.

+ Hối phiếu có sự chấp nhận thanh toán của ngân hàng (Avals): đây là một

phương tiện đảm bảo được ngân hàng tạo ra bằng cách ngân hàng sẽ gắn chấp nhận lên hối phiếu dựa trên yêu cầu của người cam kết. Chấp nhận thường được viết lên mặt trước của hối phiếu hay giấy nhận nợ và đó là phương tiện đảm bảo ít phức tạp nhất. Cùng với sự chuyển nhượng của hối phiếu hay giấy nhận nợ trên cơ sở ký hậu, chấp nhận thanh toán của ngân hàng cùng được tự động chuyển theo mà không cần bất kỳ một thông báo nào trước đó.

Khi đã ký chấp nhận thanh toán thì nghĩa vụ của người bảo lãnh là thanh toán vô điều kiện và không huỷ ngang bất kể một sự phản đối hay lý lẽ nào trên cở sở hợp đồng cung cấp đã ký. Người mua các khoản thu yêu cầu sự đảm bảo đó không phải là một phần của hợp đồng cung cấp có liên quan: bản chất cơ bản của ký chấp nhận thanh toán là tự do chuyển nhượng cho bên thứ ba và là thanh toán không huỷ ngang. Đó thực sự là một phương tiện lý tưởng cho hoạt động bao thanh toán tuyệt đối. Ký chấp nhận thanh toán có thể gắn trên cả giấy nhận nợ lẫn hối phiếu. Đối với hối phiếu, cần phải chỉ ra là việc ký chấp nhận thanh toán được dựa trên yêu cầu của người bị ký phát. Tại một số quốc gia, việc ký chấp nhận thanh toán không có cơ sở pháp lý, và như thế không được coi là một cam kết nghĩa vụ thanh toán có tính pháp lý, cần phải có thêm một bảo lãnh thư đi kèm.

+ Bảo lãnh thư (Letter of Guarantee): thư bảo lãnh là một phương tiện được

truy đòi, bất chấp một thực tế là các chứng từ phụ thêm được yêu cầu (thông báo chuyển nhượng). Tuy nhiên, có một yêu cầu tiên quyết là bảo lãnh thư phải được một ngân hàng có uy tín phát hành.

Bảo lãnh thư được phát hành phải là vô điều kiện và không huỷ ngang, cũng như tự do chuyển nhượng, không phải là một bộ phận của giao dịch liên quan và thanh toán ngay khi có một yêu cầu thanh toán đầu tiên bằng đồng tiền của bảo lãnh thư. Các nhà cung cấp cần phải nhận biết điều đó khi ký kết hợp đồng hoặc quyết định các chi tiết hoàn trả.

+ Tín dụng thư (Letter of Credit): các khoản thanh toán của L/C trả chậm có

thể được bán trên cơ sở miễn truy đòi. Nghĩa vụ của ngân hàng phát hành L/C là thanh toán vào ngày đáo hạn. Nghĩa vụ thanh toán của ngân hàng phát hành tuân thủ theo điều kiện phải có một sự chấp nhận vô điều kiện các chứng từ được xuất trình theo các điều khoản của L/C và ngân hàng phát hành đã xác nhận sự chấp nhận đó.

1.4.5.3 Các bước tiến hành một giao dịch bao thanh toán tuyệt đối:

Sơ đồ bao thanh toán tuyệt đối dưới đây (Hình 1.13) mô tả trình tự các bước tiến hành một giao dịch bao thanh toán bao gồm từ việc ký kết hợp đồng cho tới việc nhận khoản thanh toán có được từ việc bán các khoản thu. Sơ đồ này minh họa cho một giao dịch bao thanh toán đa phương điển hình và chứng từ là giấy nhận nợ đã được ký chấp nhận của ngân hàng.

Hình 1.12: Sơ đồ bao thanh toán tuyệt đối.

Nhà cung cấp – Người xuất khẩu

Người mua các khoản thu / Ngân hàng của nhà cung cấp

Ngân hàng ký chấp nhận thanh toán của người

mua Người mua/ Người nhập khẩu 1 9 8 7 6 5 4 3 2 4 4

1.Nhà cung cấp yêu cầu ngân hàng của mình thực hiện bao thanh toán các khoản thu. Người mua các khoản thu sẽ kiểm tra yêu cầu đó và gửi một thông báo tới nhà cung cấp. Dựa vào đó, nhà cung cấp sẽ tính toán mức phí phải trả, hoặc người mua các khoản thu sẽ đưa ra các hình thức tính phí để nhà cung cấp lựa chọn.

2.Nhà cung cấp và người mua ký kết hợp đồng thương mại, thoả thuận các điều khoản về thanh toán, hình thức chứng từ sẽ được sử dụng (phương tiện ký quỹ sẽ được người mua thực hiện).

3.Hàng hoá, dịch vụ được giao/ thực hiện.

4.Ngân hàng của người mua ký chấp nhận thanh toán hối phiếu và giao cho trả cho người mua hoặc có thể giao thẳng cho nhà cung cấp.

5.Hợp đồng bao thanh toán đươc ký kết giữa nhà cung cấp và ngân hàng của mình (người mua các khoản thu).

6.Xuất trình chứng từ được chấp nhận trong hợp đồng bao thanh toán.

7.Người mua các khoản thu chiết khấu khoản thu và thanh toán khoản tiền được bao thanh toán cho nhà cung cấp.

8.Giấy nhận nợ sẽ được người mua các khoản thu gửi cho ngân hàng ký chấp nhận thanh toán.

9.Vào ngày đáo hạn, tài khoản của người mua các khoản thu sẽ được ghi Có số tiền trên giấy nhận nợ.

* Chú ý:

Trước khi ký kết hợp đồng thương mại, nhà cung cấp nên biết chắc là khoản thu của mình sẽ được bao thanh toán và tính toán khoản phí mà mình sẽ phải chịu trong giao dịch bao thanh toán đó.

Trong giai đoạn dự thầu, nhà cung cấp nên mua một quyền chọn từ người mua các khoản thu vì nhà cung cấp chưa chắc chắn rằng đơn xét thầu của họ sẽ được người mua chấp nhận. Tất nhiên, với quyền chọn này, nhà cung cấp chắc chắn rằng họ sẽ tính toán chính xác được giá trị hợp đồng (bao gồm cả chi phí tài trợ sẽ phải trả) trong trường hợp hợp đồng được ký kết. Thời hạn của quyền chọn không nên kéo dài quá 2 tháng.

Mặt khác, thông báo do người mua các khoản thu gửi cho nhà cung cấp thông tin về việc khoản thu sẽ được chấp nhận và các chi phí cho giao dịch bao thanh toán vào thời điểm đó, không phải là một cam kết cụ thể. Nhà cung cấp nên có một điều khoản trong hợp đồng thương mại là: hợp đồng này chỉ có hiệu lực khi vấn đề tài trợ được đảm bảo.

Trong khi nhà cung cấp được người mua chấp nhận một mức lãi suất theo như hợp đồng thương mại với các khoản thanh toán định kỳ (thường là cuối mỗi 6 tháng), nhà cung cấp phải trả trước lãi cho người mua các khoản thu bằng hình thức chiết khấu. Vì lý do đó, nhà cung cấp cần phải chú ý tới lãi suất của người mua và tổng giá trị hợp đồng được thống nhất với họ.

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh hoạt động tài trợ thương mại của ngân hàng Công thương Việt Nam sau cổ phần hóa (Trang 36 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)