Xu thế của hoạt động TTTM:

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh hoạt động tài trợ thương mại của ngân hàng Công thương Việt Nam sau cổ phần hóa (Trang 86 - 87)

Factor Chain International (FCI) được thành lập năm 1968 như là một tổ chức chỉ đạo các công ty độc lập hoạt động trong lĩnh vực bao thanh toán. Ngày nay, FCI đã phát triển thành mạng lưới bao thanh toán lớn nhất thế giới. Khi FCI mới thành lập, hoạt động bao thanh toán mới chỉ giới hạn tại Bắc Mỹ và một số nước châu Âu, nhưng hiện nay số thành viên của FCI đã là 188 thành viên tại 58 quốc gia, chiếm hơn 50% doanh số bao thanh toán quốc tế toàn cầu.

Thống kê của FCI chỉ ra như sau: tổng doanh số bao thanh toán của năm 2007 tăng 13%, ước khoảng 860 tỷ Euro (hoặc 22%, ước khoảng 1,161 tỷ đô la Mỹ). Như vậy con số tăng trưởng doanh số của hoạt động bao thanh toán vẫn đạt trên hai con số, nhưng ấn tượng hơn nữa là con số thống kê tăng trưởng của doanh số bao thanh toán quốc tế đạt khoảng trên 40% (tính theo đồng Euro) hoặc trên 50% (tính theo đồng đô la Mỹ). Điều đó chứng tỏ các nhà xuất nhập khẩu trên thế giới

đang ngày càng nhận thấy những lợi thế mà hình thức bao thanh toán mang lại: vốn lưu động, tránh được những rủi ro tín dụng và thực hiện thu hộ người xuất khẩu, trong khi người nhập khẩu không phải mở L/C hay sử dụng các hình thức thanh toán có tính hạn chế khác.

Các thị trường phát triển mạnh nhất phải kể đến Nhật Bản (+20%), Đài Loan (+40%), Hongkong (+40%) và Trung Quốc (+63%). Tại Việt Nam, bao thanh toán đang từng bước được giới thiệu một cách đầy đủ và hứa hẹn sẽ là một thị trường tiềm năng lớn như là Trung Quốc. Tiềm năng của thị trường bao thanh toán đã được thể hiện trong rất rõ đánh giá của FCI thông qua phát biểu của ông Jeroen Kohnstamm, Tổng thư ký của FCI khi trả lời về nguyên nhân của sự phát triển nói trên và triển vọng của bao thanh toán. Nội dung đó được tóm lại thành 3 điểm sau:

- Sự phát triển tổng thể của kinh tế thế giới, bất chấp mức giá cao của năng lượng và các nguyên liệu thô, ví dụ như mặt hàng thép.

- Sự phổ biến tại các thị trường cùng với các tiện ích và tính linh hoạt của bao thanh toán, tạo ra nhu cầu tăng trưởng vững chắc.

- Bao thanh toán được giới thiệu tại các thị trường mới như Peru, Ai Cập, Ucraina, các nước Nam Tư cũ, và điển hình là thị trường hứa hẹn như Việt Nam.

Theo con số thống kê của các ngân hàng nước ngoài, đặc biệt là các ngân hàng Mỹ, tỷ lệ lợi nhuận thu được từ hoạt động dịch vụ rất cao, tương đương hoặc có khi vượt cả lợi nhuận thu được từ đầu tư, cho vay. Ví dụ như ngân hàng American Express năm 2007 có mức tăng trưởng lợi nhuận thu được từ phí dịch vụ của TTTM là 12%, trong khi mức tăng trưởng lợi nhuận chung chỉ đạt 3%, Bank America năm 2007 có mức tăng trưởng lợi nhuận thu được từ phí dịch vụ của TTTM là 41% đạt mức 2,833 triệu đô la Mỹ, trong khi mức tăng trưởng lợi nhuận chung là 31% đạt 14,143 triệu đô la Mỹ.

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh hoạt động tài trợ thương mại của ngân hàng Công thương Việt Nam sau cổ phần hóa (Trang 86 - 87)