Thực tế NHCTVN:

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh hoạt động tài trợ thương mại của ngân hàng Công thương Việt Nam sau cổ phần hóa (Trang 88 - 89)

Như đã nói ở phần trước, hiện tại các sản phẩm TTTM của NHCTVN mới chỉ dừng lại ở 3 hình thức cơ bản là thư tín dụng, bảo lãnh và cam kết đồng tài trợ. Không những thế, doanh số và thị phần của cả ba sản phẩm này đều chỉ dừng lại ở mức khiêm tốn, nặng về nhập khẩu là chính.

Do hạn mức tín dụng thấp và chỉ đạo của NHNN khống chế tăng trưởng tín dụng, cho nên khi sử dụng hết hạn mức, các doanh nghiệp sẽ không thể được cho vay tiếp, trong khi các khoản thu của doanh nghiệp chưa được thanh toán. Do đó, bắt buộc doanh nghiệp sẽ phải đi vay các ngân hàng khác. Điều đó dễ dẫn đến mất khách hàng, nhất là những khách hàng chiến lược.

Các khách hàng của NHCTVN có đến 80% là các doanh nghiệp vừa và nhỏ (có tổng mức tài sản dưới 10 tỷ đồng). Việc phát triển các hình thức TTTM theo

đúng nghĩa của nó sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp tăng vòng quay của vốn lưu động, tức là tạo điều kiện cho doanh nghiệp có nguồn vốn để thực hiện các thương vụ mới trong khi thương vụ cũ chưa được thanh toán. Điều đó tất yếu dẫn đến việc tăng giao dịch, tăng doanh số và doanh thu. Và trong dài hạn là một yếu tố hấp dẫn khách hàng khi đến với NHCTVN để giao dịch.

Doanh thu từ hoạt động TTTM chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong tổng doanh thu của NHCTVN. Trong cơ cấu doanh thu, có đến gần 90% là doanh thu từ đầu tư và cho vay, còn lại là doanh thu của TTTM và các loại dịch vụ khác.

Từ đầu năm 2006, NHCTVN đã thành lập Ban nghiên cứu nghiệp vụ Bao thanh toán và đưa ra đề cương xây dựng, nội dung thực hiện dựa trên hướng dẫn của NHNN, đúc rút kinh nghiệm và khuyến cáo từ các NHTM trong nước đã triển khai và FCI tại Hội thảo Ban thanh toán nước ngoài vào tháng 6 năm 2007. Bên cạnh việc hứa hẹn mang lại nhiều lợi nhuận cho ngân hàng, nghiệp vụ này vẫn tiềm ẩn rủi ro mà cho tới thời điểm này chưa lượng hóa được các rủi ro này. Bằng chứng là nghiệp vụ Bao thanh toán đã được triển khai ở một số NHTM trong nước nhưng còn mang tính thử nghiệm, doanh thu từ hoạt động này không cao chỉ chiếm khoảng 1-2% doanh thu ngân hàng. Chưa nhiều thuận lợi khi nghiên cứu và tiếp cận sản phẩm mới nên đến nay NHCTVN vẫn chưa đưa sản phẩm nghiệp vụ Bao thanh toán vào ứng dụng thực tế.

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh hoạt động tài trợ thương mại của ngân hàng Công thương Việt Nam sau cổ phần hóa (Trang 88 - 89)