Giải pháp về công tác tín dụng và nguồn ngoại tệ thực hiện tài trợ:

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh hoạt động tài trợ thương mại của ngân hàng Công thương Việt Nam sau cổ phần hóa (Trang 95 - 96)

Xuất phát từ thực tế hầu hết các giao dịch do khách hàng yêu cầu đều được thực hiện bằng nguồn vốn vay NHCTVN hoặc do NHCTVN bảo lãnh nên làm tốt công tác tín dụng là một yếu tố quan trọng để phát triển tài trợ nhập khẩu. Trước mắt cần quy định lại tỷ lệ ký quỹ và hạn mức mở L/C nhập khẩu bằng vốn tự có nhằm tạo điều kiện cho các chi nhánh thu hút khách hàng về giao dịch tại chi nhánh, mức ký quỹ chỉ nên ở mức 5-10% trị giá LC đối với trường hợp TSBĐ khác và 15 - 20% trị giá LC đối với trường hợp TSBĐ là lô hàng mua theo LC đối với các khách hàng bình thường, kể cả doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Đối với các Tổng công ty, tập đoàn tài chính lớn và đơn vị thành viên không nên đòi hỏi ký quỹ. Đối với các khách hàng hoạt động thường xuyên, tình hình tài chính lành mạnh, hạn mức mở L/C có thể tăng lên 2,5 triệu - 3 triệu USD/ món tuỳ theo loại hình, quy mô, tình hình tài chính của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, định kỳ bộ phận tín dụng nên tiến hành nghiên cứu, tìm hiểu, thẩm định tình hình doanh nghiệp, thị trường, xu hướng kinh doanh… để xây dựng giới hạn tín dụng phù hợp cho từng khách hàng riêng biệt. Giới hạn này sẽ được sử dụng thống nhất trong toàn hệ thống. Dần tách việc cho vay ra khỏi bộ phận tín dụng, bộ phận này sẽ đóng vai trò kiểm soát rủi ro, chỉ chuyên thẩm định tình hình khách hàng, cấp hạn mức tín dụng, kết hợp với các bộ phận liên quan để đưa ra mức lãi suất áp dụng trong từng thời điểm cho sát với thị trường. Bộ phận tín dụng chỉ can thiệp vào hoạt động tài trợ khi số tiền của giao dịch lớn, khoảng trên 2.000.000 USD. Có chiến lược khách hàng đúng đắn để xây dựng giới hạn tín dụng cho các khách hàng truyền thống, chủ chốt và tiềm năng.

Để đảm bảo nguồn ngoại tệ thanh toán, cần đẩy mạnh huy động vốn ngoại tệ, khai thác tốt các nguồn vốn tài trợ, nâng cao chất lượng tín dụng ngoại tệ. Để chủ động được nguồn ngoại tệ phục vụ khách hàng trong điều kiện cung cầu ngoại tệ chưa ổn định, NHCTVN cần đẩy mạnh hơn nữa các hình thức kinh doanh ngoại tệ,

cho phép các chi nhánh được chủ động mua bán ngoại tệ với các NHTM khác ngoài hệ thống kể cả mua bán giao ngay, mua bán hoán đổi và mua bán kỳ hạn, tạo mối quan hệ để khi có nhu cầu cấp bách về nguồn vốn thanh toán thì có thể mua được từ những ngân hàng này. Không nên áp dụng trạng thái ngoại hối trong ngày cứng nhắc như hiện nay cho mỗi chi nhánh mà phải căn cứ vào khối lượng và nhu cầu giao dịch của từng chi nhánh mà có những điều chỉnh thích hợp. Đẩy mạnh thu hút vốn ngọai tệ qua các kênh như kiều hối, đại lý thu đổi ngoại tệ... Thực hiện tốt nghiệp vụ bảo lãnh quốc tế cho các nhà thầu tham gia xây dựng các công trình có vốn tài trợ hoặc có sự tham gia của các đối tác nước ngoài vì tiềm lực về ngoại tệ của các đối tác này rất lớn, đây là nguồn lực để NHCTVN đảm bảo cân đối ngoại tệ trong toàn bộ hệ thống.

Một nguồn ngoại tệ có tính ổn định và chủ động mà có thể khai thác là từ hoạt động xuất khẩu. Để có thể phát triển nghiệp vụ này, giảm sự mất cân đối giữa nhập khẩu – xuất khẩu và tạo nguồn ngoại tệ, cần chú trọng mở rộng các hình thức cho vay thu mua và sản xuất hàng xuất khẩu. Đối với những khách hàng xuất khẩu thực hiện giao dịch tài trợ tại NHCTVN có thể xem xét áp dụng lãi suất ưu đãi. Áp dụng chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất hoặc bộ chứng từ nhờ thu xuất khẩu theo quyết định số 3211/QĐ-NHCT-SGD ngày 24/12/2009. Trong thời gian qua đã áp dụng nghiệp vụ chiết khấu miễn truy đòi (mua đứt bộ chứng từ) đối với những bộ chứng từ hàng xuất hoặc bộ chứng từ nhờ thu xuất khẩu hoàn hảo và có ngân hàng phát hành là ngân hàng uy tín đáng tin cậy. Tuy nhiên, trong thời gian tới cần nghiên cứu áp dụng rộng rãi hơn nghiệp vụ này. Có như vậy mới đảm bảo khả năng cạnh tranh với các ngân hàng khác ở Việt Nam về nghiệp vụ xuất khẩu.

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh hoạt động tài trợ thương mại của ngân hàng Công thương Việt Nam sau cổ phần hóa (Trang 95 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)