Tiếp tục hoàn thiện chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội hưu trí bắt buộc làm

Một phần của tài liệu Luân văn tốt nghiệp: Phân tích tình hình thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội hưu trí bắt buộc ở Việt Nam (Trang 89 - 98)

buộc làm cơ sở cho việc thực hiện tốt chế độ này

Quốc hội đã có Nghị quyết về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh nhiệm kỳ Khóa 13 (2011 - 2016) trong đó có Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội. Đây là một thuận lợi cơ bản để Nhà nước tiếp tục hoàn thiện chế độ, chính sách BHXH hưu trí bắt buộc.

Việc sửa đổi, bổ sung Luật BHXH cần phải được tiến hành trên cơ sở quán triệt các nguyên tắc sau:

- Mức hưởng BHXH được tính trên cơ sở mức đóng, thời gian đóng BHXH và có chia sẻ giữa những người tham gia BHXH; chính sách BHXH phù hợp với từng nhóm đối tượng thực hiện.

- Lương hưu được điều chỉnh trên cơ sở của chỉ số giá sinh hoạt và tăng trưởng kinh tế, từng bước cải thiện đời sống của người về hưu.

- Việc thực hiện BHXH phải đơn giản, dễ dàng, thuận tiện, bảo đảm kịp thời và đầy đủ quyền lợi của người tham gia BHXH.

- Quỹ BHXH được quản lý công khai, minh bạch, được sử dụng đúng mục đích, được hạch toán độc lập theo các quỹ thành phần.

Riêng đối với chế độ hưu trí, từ kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam đã được tác giả chỉ ra trong Chương 1, cần thiết phải nghiên cứu điều chỉnh công thức tình lương hưu cho phù hợp, công bằng giữa các nhóm đối tượng: NLĐ nam - NLĐ nữ; NLĐ làm việc trong khu vực tư nhân - NLĐ làm việc trong khu vực nhà nước. Đồng thời nghiên cứ, ban hành quy định nhằm hạn chế việc nghỉ hưu sớm, hoặc nâng dần tuổi nghỉ hưu.

Bên cạnh đó, nghiên cứu, xây dựng chính sách hưu trí bổ sung, tăng cường thêm trụ cột hưu trí mới song song với chế độ hưu trí cơ bản hiện hành.

3.2.2. Quản lý chặt chẽ đối tượng đang nghỉ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội hưu trí bắt buộc

Thực tế thực hiện chế độ BHXH hưu trí bắt buộc cho thấy hiện nay có hơn 2 triệu người đang nghỉ hưởng lương hưu nhưng hồ sơ, cơ sở dữ liệu về nhóm đối tượng này hiện được quản lý rất thủ công, mất nhiều thời gian mà không hiệu quả.

Theo báo cáo nhanh của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bảo hiểm xã hội Việt Nam trong quá trình thanh tra, kiểm tra tại một số địa phương phát hiện ra những đối tượng đang nghỉ hưởng lương hưu hàng tháng bị chết nhưng không có báo cáo, cơ quan BHXH vẫn tiếp tục trả lương hưu trong khoảng thời gian dài sau đó gây thất thoát lớn cho Quỹ hưu trí và tử tuất cũng như Ngân sách nhà nước (đối với nhóm đối tượng nghỉ hưu trước năm 1995.

BHXH Việt Nam là cơ quan thuộc chính phủ,được tổ chức và quản lý theo hệ thống dọc từ Trung ương đến địa phương. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của thị trường lao động đã hình thành các dòng dịch chuyển, lao động từ khu vực nông thôn ra các đô thị và các khu công nghiệp tập trung. Vì vậy, về tổ chức bộ máy và biên chế của BHXH Việt Nam cần được tiếp tục nghiên, cứu, có thể thí điểm tổ chức theo mô hình vùng hoặc cụm, không nhất thiết gắn với, từng đơn vị hành chính để vừa thuận lợi cho việc bố trí, phân công, điều động, luân chuyển cán bộ trong hệ thống BHXH Việt Nam, vừa tiết kiệm kinh phí quản lý, và tạo điều kiện để từng bước tổ chức tinh gọn, linh hoạt, thích ứng với sự thay,đổi của cơ chế thị trường.

Hoàn thiện hệ thống chính sách về BHXH cho đồng bộ là, một điều kiện cần thiết, để mở rộng đối tượng tham gia BHXH, nhất là lao động,nông nghiệp cần có chế sộ ưu tiên thỏa đáng, thực hiện xã hội hóa về BHXH nhằm góp, phần ổn định đời sống nhân dân.

- Ngành BHXH không ngừng xây dựng một cơ chế gọn nhẹ, thông thoáng, thuận tiện để người lao động làm việc ở mọi ngành nghề, mọi lĩnh vực, mọi tổ chức đều được tham gia BHXH.

- BHXH Việt Nam phải xây dựng được đội ngũ, cán bộ công chức có chuyên môn giỏi, có kiến thức nghề nghiệp vững vàng, có đạo, đức tốt, tổ chức các công tác về thu, chi, quản lý sổ sách đạt kết quả cao, thực hiện, công việc chi trả các chế độ BHXH chu đáo, an toàn.

- BHXH Việt Nam nên có một hệ thống cán bộ,thanh kiểm tra hoạt động của BHXH các cấp để kịp thời phát hiện những sai phạm về, BHXH để nhanh chóng đưa ra các biện pháp giải quyết, xử lý cho phù hợp.

- Với tình hình phát triển kinh tế, lạm phát làm đồng, tiền mất giá; màđời sống của người dân nói chung của người lao động nói riêng,ngày càng được nâng cao đòi hỏi số tiền chỉ trả các chế độ chính sách BHXH cũng, cần được điều chỉnh cho phù hợp. Vì vậy mà vấn đề đầu từ quỹ BHXH nhàn rỗi,của BHXH Việt Nam cần được nghiên cứu và đẩy mạnh trong thời gian tới để,đảm bảo đời sống cho người lao động và tránh mất cân đối quỹ qua thời gian.

- Tăng cường quản lý Nhà nước về BHXH bằng,cách thể chế hóa được đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước trong, thời kỳ mới, làm rõ trách nhiệm của người sử dụng lao động, người lao động, và sự hỗ trợ của Nhà nước, từng bước thực hiện nguyên tắc hưởng trên cơ sở, mức đóng, thời gian đóng; tiếp tục góp phần ổn định đời sống cho người thụ hưởng, BHXH; xác định được các mối quan hệ trong BHXH, trong đó đặc biệt là quan hệ,tài chính BHXH; từng bước giảm dần sự bao cấp của Nhà nước và đa dạng hóa các,hoạt động của BHXH.

Để thực hiện được đề xuất này, điều kiện tiên quyết là quyết tâm của các cơ quan quản lý nhà nước cũng như cơ quan trực tiếp tổ chức thực hiện là Bảo hiểm xã hội Việt Nam. Cơ quan này đã có nhiều nỗ lực nhằm hiện đại hóa hệ thống công nghệ thông tin nhưng hiện giờ hệ thống phần cứng cũng như phần mềm chưa hoàn

thiện, chưa có cơ chế liên thông từ trung ương đến địa phương nên hiệu quả quản lý là không đáng kể.

Trong thời gian tới cần thiết có văn bản quy phạm pháp luật (có thể là Thông tư của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) hướng dẫn chi tiết vấn đề hiện đại hóa công nghệ thông tin BHXH nói chung và quản lý đối tượng hưởng hưu trí nói riêng. Song song với việc đó là tập hợp hồ sơ bằng giấy trong quá khứ, mã hóa vào phần mềm và đào tạo cán bộ ngành BHXH vận hành hệ thống.

3.2.3. Hoàn thiện cơ chế thu - chi bảo hiểm xã hội

Nội dung chủ yếu của công tác thu chi BHXH,Việt Nam hiện nay là vấn đề hoàn thiện mức thu, chống nợ đọng phí và hoàn thiện, cơ chế quản lý chi BHXH. Trong tình trạng mà quỹ BHXH vẫn luôn dư thừa, nếu, chúng ta chỉ nhìn vào con số thuần tuý, bỏ qua việc xây dựng chương trình dự báo, tính toán, nhìn vào tình hình quỹ trong tương lai thì thật sự chúng ta đã phạm phải một, sai lầm lớn.

Tuy rằng, quỹ BHXH đang còn số dư tương đối lớn, song thực tế đó bắt nguồn từ yếu tố sâu xa là trong những năm qua BHXH, Việt Nam mới chủ yếu thực hiện công tác thu, số đối tượng tham gia tương đối,lớn và ngày càng tăng. Công tác chi của BHXH Việt Nam chỉ mới thực hiện với,một số nhỏ trong số đối tượng này, số này thực tế vẫn do NSNN chi trả qua hệ,thống BHXH, tuy nhiên trong thời gian tới số đối tượng này sẽ giảm đi, số đối tượng mới đang tăng lên đồng thời thời gian hưởng mà họ cũng dài tương ứng với, tuổi thọ tăng cao. Theo tính toán mà chúng ta cứ giữ nguyên mức thu tỷ lệ hưởng,như hiện nay thì đến năm 2030 Việt Nam hoàn toàn mất khả năng chi trả. Như vậy,phải chăng cần có một sự cải thiện mới về mức đóng và cách tính toán mức hưởng, điều kiện hưởng vần đề này không phải là mới, nó đã được các nhà chuyên môn, các chuyên gia bàn luận rất nhiều song vẫn chưa đem lại lời giải thiết thực. Bởi, vì, thực tế mức sống của người dân Việt Nam là thấp thậm chí nhiều đối tượng,không dám tham gia bảo hiểm xã hội, nếu chúng ta nâng mức đóng lên thì lương,của họ không đủ đáp ứng nhu cầu tối thiểu của cuộc

sống. Nên chăng chúng ta thực, hiện nâng cao một cách dần dần theo từng bước một. Như thế vẫn đảm bảo khả năng, chi trả tạm thờicủa quỹ, đồng thời nó cũng phù hợp khả năng của người tham gia,. Ngoài ra, để quỹ BHXH không còn hiện tượng nợ đọng cũng là một biện pháp cấp bách của BHXH.

3.3.4. Tăng cường kiểm tra giám sát đối với người sử dụng lao động

Như đã phân tích ở Chương 2, những hạn chế trong việc thực hiện chế độ hưu trí có nguyên nhân không nhỏ từ việc không tuân thủ quy định về BHXH của NSDLĐ như việc trốn đóng, nợ đóng dẫn đến tình trạng NLĐ đủ điều kiện về hưu không được giải quyết chế độ hay tình trạng trục lợi, giả mạo hồ sơ.

Theo báo cáo của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thì số đợt thanh tra, kiểm tra hàng năm về lĩnh vực BHXH là rất hạn chế. Đội ngũ thanh tra chuyên ngành về BHXH ở trung ương mỏng. Không có đội ngũ thanh tra chuyên ngành về BHXH ở địa phương. Công tác thanh tra, kiểm tra chưa được quan tâm đúng mức dẫn đến quyền lợi hưu trí của NLĐ không được bảo đảm đầy đủ.

Thời gian tới, việc sửa đổi chính sách BHXH cần nghiên cứu bổ sung đội ngũ thanh tra chuyên ngành BHXH cho cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội ở trung ương và địa phương hoặc cho phép cơ quan BHXH Việt Nam được quyền thanh tra các đơn vị sử dụng lao động.

3.3.5. Tăng cường công tác tuyên truyền về bảo hiểm xã hội đến các tầng lớp nhân dân

Là đơn vị tổ chức thực hiện chính sách Bảo hiểm xã hội, các cơ quan BHXH sẽ thay mặt Đảng và Nhà nước phổ biến các chính sách liên quan đến BHXH đến người dân. Công tác truyền thông trong BHXH là một công tác rất quan trọng trong thực hiện BHXH. Tuyên truyền để giúp người dân nói chung và người lao động nói riêng hiểu biết về mục đích mà BHXH hướng tới, qua đó thấy được quyền lợi, lợi ích của mình. Nhận thức được điều này sẽ làm cho đối tượng tham gia BHXH tự ý

thức trong việc tuân thủ về đóng góp BHXH, giúp mở rộng đối tượng tham gia. Mở rộng đối tượng tham gia có ý nghĩa quan trọng trong việc cân đối quỹ BHXH trong thời gian tới. Hiện nay ngành BHXH nói chung còn chưa dành sự quan tâm tới hoạt động này.

Đối với những chính sách mới có liên quan đến các đối tượng thì phải tổ chức những buổi để tuyên truyền, giải thích và hướng dẫn thực hiện những chính sách này để người lao động hiểu và yên tâm vào chính sách BHXH nói chung, tránh để gây hoang mang, mất lòng tin vào hệ thống BHXH nói chung. Và cũng qua những đối tượng đã và đang tham gia BHXH cũng là một kênh truyền thông gián tiếp đến những người dân

Trong việc tổ chức đưa chính sách, pháp luật về BHXH vào cuộc sống, đến với mọi người dân, báo chí không chỉ phổ biến, mà qua thực tiễn thực thi pháp luật ở địa phương, cơ sở, báo chí còn phát hiện những vấn đề, những quy định không phù hợp; kiến nghị các cơ quan thẩm quyền xem xét, sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện. Vì vậy, vai trò của công tác tuyên truyền là vô cùng quan trọng, BHXH Việt Nam cùng các ban ngành chức năng cần phải quan tâm chú trọng hơn nữa đến việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến chính sách BHXH đến với NLĐ, với mọi tầng lớp nhân dân.

3.3.6. Giải quyết triệt để tình trạng nợ đọng

Tình trạng trốn đóng, nợ đóng BHXH diễn ra thường xuyên do nhiều nguyên nhân khác nhau như nhận thức của NSDLĐ, NLĐ còn hạn chế hoặc NSDLĐ cố tình chiếm dụng vốn từ quỹ BHXH; cơ chế, chế tài xử phạt còn chưa nghiêm.

Trong thời gian tới, cần thiết phải thực hiện nghiêm minh các chế tài xử phạt, đồng thời kiến nghị bổ sung quy định trong Bộ Luật Hình sự về hành vi của cá nhân NSDLĐ khi vi phạm pháp luật BHXH (trốn đóng hoặc nợ đóng BHXH dẫn tới không có khả năng đóng BHXH với số tiền lớn; trích tiền đóng BHXH của NLĐ nhưng không nộp cho cơ quan BHXH,..).

3.2.7. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội

Ở Việt Nam hiện nay, những người được đào tạo, chuyên sâu về BHXH chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng số cán bộ của ngành. Nhu cầu,nguồn nhân lực để thực hiện chính sách BHXH của nước ta vẫn còn yếu về chất lượng và thiếu về số lượng. Đây là một thực tế và đồng thời cũng là bất cập lớn nhất khi, tổ chức thực hiện chính sách BHXH ở nước ta. Một vấn đề lớn đặt ra là phải đào tạo và đào tạo lại, nguồn nhân lực cho ngành BHXH. Đây là nhu cầu cấp thiết, vừa là trước mắt, vừa,là chiến lược lâu dài đối với toàn ngành mà chúng ta phải nhận thức được trong bối,cảnh chung hiện nay.

Việc giải quyết chế độ cho người lao động có,được thực hiện tốt hay không được thể hiện ít nhiều ở chất lượng phục vụ của,cán bộ nhân viên trong ngành BHXH. Là một bộ phận quan trọng trong hệ thống,các chính sách xã hội của nước ta, BHXH ra đời nhằm đem lại lợi ích cho người lao, động, đảm bảo cuộc sống cho người lao động khi không may gặp phải rủi ro hoặc,những sự kiện bảo hiểm. Để đạt được những mục đích đó thì công tác phục vụ cần, phải được chú ý, có như thế quyền lợi của người lao động mới được đảm bảo. Chất lượng phục vụ của cán bộ nghiệp vụ trong ngành thể hiện ở công tác thu chi, quản lý đối tượng ở các chế độ chính sách BHXH, giải quyết kịp thời, đúng quy định. Chất lượng phục vụ cao tức là thu chi đúng, kịp thời, thủ tục giải quyết nhanh chóng, thái độ phục vụ tận tâm, nhiệt tình… tạo được lòng tin của các đơn vị và người, lao động đối với cơ quan BHXH.

Để nâng cao chất lượng phục vụ, BHXH cần phải, tạo điều kiện cho cán bộ nghiệp vụ học tập, rèn luyện, nâng cao trình độ,về mọi mặt, nhận thức và nghiệp vụ về BHXH ngày càng được nâng lên để mỗi,cán bộ đều có đủ khả năng đảm nhận tốt nhiệm vụ của mình, đặc biệt với tình,hình khối lượng công việc đang không ngừng tăng lên. Không chỉ rèn luyện về,nghiệp vụ, tự bản thân các cán bộ nghiệp vụ phải thường xuyên tu luyện về đạo đức.

Ngoài ra, chăm lo cho đội ngũ cán bộ cơ sở, là chăm lo để “cái gốc của mọi công việc” ngày càng bền vững vì vậy chính sách,đãi ngộ hợp lý, kịp thời sẽ là động lực quan trọng giúp cán bộ cơ sở yên tâm công, tác, cống hiến cho sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước

PHẦN KẾT LUẬN

Chế độ hưu trí nói riêng và chế độ bảo hiểm xã hội nói chung đã thể hiện sự quan tâm của đảng và nhà nước ta đối với cuộc sống của người lao động, trong đó chế độ hưu trí là một chế độ hết sức nhân văn, bảo đảm tương trợ cho người người lao động khi họ không còn đủ khả năng lao động và đồng thời thể hiện sự quan tâm của xã hội đối với người cao tuổi góp phần quan trọng trong việc thực hiện chính sách an sinh xã hội của Chính phủ.

Xuất phát từ những bối cảnh thực tiễn đòi hỏi bức thiết, tác giả luận văn đã chọn đề tài về

Luận văn đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về chế độ bảo hiểm xã hội nói chung và trọng tâm vào chế độ hưu trí, Phân tích tình hình thực hiện chế

Một phần của tài liệu Luân văn tốt nghiệp: Phân tích tình hình thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội hưu trí bắt buộc ở Việt Nam (Trang 89 - 98)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(98 trang)
w