Nguồn hình thành và sử dụng quỹ bảo hiểm xã hội hưu trí

Một phần của tài liệu Luân văn tốt nghiệp: Phân tích tình hình thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội hưu trí bắt buộc ở Việt Nam (Trang 36 - 41)

Quỹ BHXH hình thành và hoạt động, đã tạo ra khả năng giải quyết hiệu quả những rủi ro cho tất cả những người tham gia, với tổng dự trữ ít nhất, làm cho việc phân tán rủi ro được thực hiện theo cả không gian và thời gian, đồng thời giúp giảm tối thiểu thiệt hại kinh tế cho NSDLĐ, tiết kiệm chi cho NSNN và ngân sách gia đình. Cơ sở hình thành quỹ BHXH do chính sách BHXH của mỗi quốc gia quy định. Nếu thực hiện theo mô hình BHXH Nhà nước, quỹ BHXH không tồn tại độc

lập, nói cách khác, các khoản chi BHXH đều do Nhà nước đài thọ. Mô hình BHXH theo cơ chế đóng góp thì quỹ BHXH do các bên tham gia đóng góp theo những quy định của Luật. Theo cơ chế này, quỹ BHXH bắt buộc hình thành từ các nguồn sau:

Thứ nhất, đó là phần đóng góp của NSDLĐ, NLĐ và sự đóng góp hoặc hỗ trợ của nhà nước trong một số trường hợp. Phần đóng góp này gọi chung là phí BHXH, là nguồn chiếm tỷ trọng lớn nhất và cơ bản của quỹ. Sự đóng góp của các bên phụ thuộc vào chính sách BHXH, vào điều kiện kinh tế- xã hội của mỗi nước và phụ thuộc vào việc thiết kế các chế độ BHXH.

- NLĐ đóng BHXH để bảo hiểm cho chính mình trên cơ sở trích một phần từ tiền lương hoặc thu nhập nhận được trong quá trình làm việc.

- NSDLĐ hàng tháng trích từ quỹ lương của cơ quan, doanh nghiệp để đóng góp BHXH cho tổng số lao động mà họ thuê mướn. Sự đóng góp của NSDLĐ do luật định, thể hiện trách nhiệm của họ đối với NLĐ. Mặt khác, sự đóng góp của NSDLĐ còn vì chính lợi ích của họ. Ở đây, những NSDLĐ đã thực hiện chia sẻ rủi ro lẫn nhau, để khi rủi ro xảy ra đối với NLĐ mà họ thuê mướn, thì họ không phải chi phí những khoản tiền lớn để bồi thường cho NLĐ, mà những chi phí này đã chuyển sang cơ quan BHXH và vì vậy tiến trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp không bị ảnh hưởng.

- Trong một số hệ thống BHXH, Nhà nước có thể đóng góp BHXH trực tiếp hoặc gián tiếp. Trường hợp Nhà nước tham gia trực tiếp vì Nhà nước cũng là người sử dụng số lượng lớn lao động là công chức làm việc ở khu vực quản lý nhà nước, khu vực sự nghiệp và được nhận lương từ ngân sách. Ngoài ra, với tư cách quản lý nền kinh tế, quản lý xã hội, Nhà nước có trách nhiệm đảm bảo giá trị của quỹ BHXH và hỗ trợ cho quỹ trong những trường hợp cần thiết.

Thứ hai, là phần tăng thêm do bộ phận nhàn rỗi tương đối của quỹ, được tổ chức BHXH chuyên trách đưa vào hoạt động đầu tư để sinh lợi. Do tính chất của các rủi ro xã hội và các sự kiện xã hội phát sinh không đồng đều theo thời gian và không gian, nên trong quá trình hoạt động, có một bộ phận của quỹ chưa sử dụng đến. Phần nhàn rỗi tương đối được đầu tư vào thị trường tài chính hoặc thị trường bất động sản hoặc các hoạt động đầu tư khác để sinh lợi.

Thứ ba, là phần thu từ tiền nộp phạt của những cá nhân và tổ chức kinh tế, do vi phạm pháp luật về BHXH. Theo quy định của pháp luật về BHXH ở nhiều nước, đến một thời hạn quy định, nếu doanh nghiệp và NSDLĐ không nộp phí BHXH, sẽ phải chịu một khoản tiền phạt bằng một tỷ lệ nào đó trên tổng số tiền phải nộp; đồng thời vẫn phải nộp phần phí BHXH theo quy định. Như vậy, tiền nộp phạt cũng là bộ phận tạo ra nguồn thu cho quỹ BHXH.

Thứ tư, là các khoản thu khác.

Như vậy, nếu gọi Ft là tổng quỹ BHXH thì cơ cấu của quỹ BHXH bao gồm các nguồn thu như sau:

Ft = Wlđ + Wsdlđ + Wnn + Pđt + Pnp + Pk

Trong đó:

Wlđ: là khoản đóng góp của NLĐ Wsdlđ: là khoản đóng góp của NSDLĐ

Wnn: là khoản đóng góp hoặc hỗ trợ của Nhà nước

Pđt: là khoản lợi nhuận do hoạt động đầu tư sinh lời phần nhàn rỗi của quỹ BHXH

Pnp: là khoản tiền nộp phạt của các cơ quan, doanh nghiệp chậm nộp BHXH theo quy định của pháp luật

Pk: là các khoản thu hợp pháp khác cho quỹ BHXH

Nhìn chung, quỹ BHXH của nhiều nước đều theo cơ chế trên và trong cơ cấu thu quỹ, phần chủ yếu được hình thành từ sự đóng góp của NLĐ, NSDLĐ.

Phần lớn các nước trên thế giới đều lập quỹ tài chính BHXH từ nguồn đó. Tuy nhiên, mỗi nước quy định tỷ lệ mức đóng góp có khác nhau. Một số nước quy định NSDLĐ chịu toàn bộ chi phí cho chế độ TNLĐ, Chính phủ chi phí y tế và trợ cấp gia đình, còn các chế độ khác NLĐ và NSDLĐ cùng chịu trách nhiệm. Một số

nước quy định, Chính phủ chỉ bù phần thiếu cho quỹ BHXH hoặc chi trả toàn bộ chi phí quản lý BHXH.

Chẳng hạn, ở Cộng hoà Liên bang Đức, Chính phủ bù phần thiếu hụt, còn NSDLĐ phải đóng góp vào quỹ BHXH khoảng từ 16,3 đến 22,6% so với quỹ lương của tổ chức hay doanh nghiệp; mỗi NLĐ đóng góp từ 14,8 đến 18,8% tiền lương cá nhân. Ở Malaysia, Chính phủ chi trả toàn bộ trợ cấp ốm đau, thai sản, còn NSDLĐ đóng góp 12,75% so với quỹ lương, NLĐ đóng góp 9,5% tiền lương của mình… Theo số liệu thống kê năm 1999 của ILO về sự phân bố nguồn thu quỹ BHXH và an sinh xã hội của một số nước thuộc khối OECD như Bảng 1.3.

Bảng 1.3: Mức đóng BHXH của các quốc gia thuộc khối OECD (1999)

Đơn vị: %

Stt Quốc gia Hưu trí, tàn tật, tử tuất

Tất cả các chương trình BHXH1 NLĐ NSDLĐ Tổng số NLĐ NSDLĐ Tổng số 1 Áo 10,25 12,55 22,80 17,20 27,70 44,90 2 Bỉ 7,50 8,86 16,36 13,07 17,87 30,94 3 Canada 3,50 3,50 7,00 6,05 8,25 14,302 4 Phần Lan 4,70 12,74 17,44 11,70 15,74 27,442 5 Pháp 6,65 9,80 16,45 15,66 34,23 49,89 6 Đức 9,75 9,75 19,50 19,90 21,30 41,202 7 Hy Lạp 6,67 13,33 20,00 11,95 23,90 35,85 8 Ý 8,89 23,81 32,70 8,89 33,91 42,80 9 Nhật Bản 8,67 8,67 17,34 13,47 14,53 28,00 10 Hàn Quốc 4,50 4,50 9,00 6,14 7,79 13,93 11 Lucxămbua 8,00 8,00 16,00 15,17 13,17 28,342 12 Hà Lan 27,72 10,00 37,72 45,62 19,85 65,472 13 Ba Lan 16,26 16,26 35,52 25,71 20,88 46,592 14 Thụy Sỹ 4,90 4,90 9,80 6,40 8,44 14,84 15 Thổ Nhĩ Kỳ 9,00 11,00 20,00 14,00 20,50 34,50

16 Hoa Kỳ 6,20 6,20 12,40 7,65 10,50 18,15

Nguồn: Chính sách BHXH của các quốc gia trên Thế giới

Ghi chú:

(1) Bao gồm hưu trí, tàn tật, tử tuất; ốm đau và thai sản; tai nạn làm việc; thất nghiệp và trợ cấp gia đình. Ở một số nước, tỷ lệ đóng góp có thể không bao gồm tất cả các chế độ này. Trong một số trường hợp, chỉ một số nhóm đối tượng như người làm công ăn lương là đối tượng tham gia.

(2) Chính phủ chi trả toàn bộ các khoản chi trợ cấp gia đình.

Ở nước ta, giai đoạn đầu Nhà nước hỗ trợ tài chính với tư cách là NSDLĐ của công chức, đồng thời với tư cách là người quản lý xã hội. Từ năm 1961 (theo Điều lệ tạm thời về các chế độ BHXH đối với công nhân,viên chức Nhà nước) đến năm 1986, quỹ BHXH được hình thành từ hai nguồn: các xí nghiệp sản xuất vật chất đóng góp 4,7% so với quỹ lương của xí nghiệp, còn lại do NSNN đài thọ. Từ tháng 7/1986 đến 31/4/1993, các đơn vị sản xuất kinh doanh đóng 15% so với quỹ lương của đơn vị. Cơ chế nguồn quỹ này không xác định rõ quan hệ tài chính của BHXH, không thể hiện được trách nhiệm của NLĐ trong việc tự bảo hiểm cho mình, đồng thời là gánh nặng cho NSNN. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong cơ chế mới theo Điều lệ BHXH ban hành kèm theo Nghị định số 12/CP ngày 26/01/1995 và theo Điều lệ BHXH đối với sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ quân đội nhân dân và công an nhân dân ban hành kèm theo Nghị định số 45/CP ngày 15/7/1995 của Chính phủ; quỹ BHXH là quỹ tài chính độc lập nằm ngoài NSNN do:

- Đóng góp của NLĐ tham gia bảo hiểm: Quỹ HTTT được hình thành từ đóng góp của NLĐ có HĐLĐ từ 3 tháng trở lên với 5% mức tiền lương, tiền công làm căn cứ tính đóng BHXH.

- Đóng góp của NSDLĐ: NSDLĐ đóng bằng 10% tổng quỹ lương của NLĐ tham gia BHXH vào Quỹ HTTT, 5% vào quỹ trợ cấp để chi cho các chế độ BHXH ngắn hạn.

- Đóng góp và hỗ trợ của Nhà nước: Nhà nước có trách nhiệm đóng BHXH (với vai trò là NSDLĐ) cho đối tượng hưởng lương từ NSNN với tỷ lệ đóng theo quy định hiện hành. Ở Việt Nam do yếu tố lịch sử, Nhà nước chi trả các loại trợ cấp

cho tất cả số người được bảo hiểm đã nghỉ hưu trước năm 1995, đồng thời hỗ trợ và chi trả theo chế độ cho một số đối tượng nhất định.

- Các khoản thu hợp pháp khác như ủng hộ, đóng góp của cá nhân và tổ chức trong và ngoài nước v.v. nhưng quan trọng nhất là thu từ hoạt động đầu tư tăng trưởng quỹ trong khuôn khổ luật pháp cho phép.

Theo quy định của pháp luật hiện hành về BHXH thì hàng tháng NLĐ đóng bằng 5% mức tiền lương, tiền công vào quỹ hưu trí, tử tuất; từ năm 2010 trở đi, cứ 2 năm một lần đóng thêm 1% cho đến khi đạt mức đóng 8% (khoản 1 Điều 91 Luật Bảo hiểm xã hội). NSDLĐ hàng tháng đóng trên quỹ tiền lương, tiền công đóng BHXH của NLĐ với mức đóng như sau: (a) 3% vào quỹ ốm đau và thai sản; (b) 1% vào quỹ TNLĐ- BNN và (c) 11% vào Quỹ HTTT; từ năm 2010 trở đi, cứ 2 năm một lần đóng thêm 1% cho đến khi đạt mức đóng 14% (khoản 1 Điều 92 Luật Bảo hiểm xã hội).

Ngoài ra, Luật Bảo hiểm xã hội cũng quy định mức tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH không vượt quá 20 tháng lương tối thiểu chung nhằm đảm bảo mức tương quan hợp lý về mức đóng và mức hưởng giữa những người tham gia BHXH.

Một phần của tài liệu Luân văn tốt nghiệp: Phân tích tình hình thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội hưu trí bắt buộc ở Việt Nam (Trang 36 - 41)