Thực hiện bảo hiểm hưu trí đối với người lao động ở nông thôn

Một phần của tài liệu Luân văn tốt nghiệp: Phân tích tình hình thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội hưu trí bắt buộc ở Việt Nam (Trang 50 - 51)

Từ kinh nghiệm của Trung Quốc chúng ta thấy chính sách bảo hiểm hưu trí là hạt nhân của chính sách ASXH. Cùng với chế độ bảo hiểm hưu trí cho cán bộ, công chức; Trung Quốc đã thực hiện bảo hiểm hưu trí cho lao động trong doanh nghiệp với một hệ thống riêng được thiết kế với 3 tầng: tầng cơ bản (một phần đóng góp vào quỹ lương hưu chung, một phần đóng vào tài khoản cá nhân), tầng bổ sung và tầng dự trữ cá nhân; đồng thời thực hiện chế độ hưu trí đối với lao động nông thôn.

Sự phát triển của hệ thống hưu trí nông thôn Trung Quốc được chia ra làm 4 giai đoạn chính: (a) Giai đoạn khởi đầu và mở rộng 1986-1998; (b) Giai đoạn thu hẹp và ngưng trệ 1999-2002; (c) Giai đoạn khôi phục 2003- 2009; và (d) Giai đoạn triển khai thí điểm hưu trí nông thôn mới từ 2009 trở đi.

Ước tính đến cuối 2010, 50% tổng số huyện trên toàn quốc thực hiện BHHT mới cho nông dân. Dự tính đến năm 2014 sẽ áp dụng trên toàn quốc BHHT mới cho nông dân, có thể bao phủ tới 80% dân số cả nước.

Hiện nay mức hưởng BHHT trung bình là 1.320 NDT/năm, trong đó mức trợ cấp tối thiểu của Nhà nước là 55 NDT/tháng, địa phương bổ sung tùy theo điều kiện kinh tế của địa phương (ví dụ Bắc Kinh là 280 NDT/tháng)3.

Tuy nhiên, hạn chế lớn của chương trình này đó là chưa giải quyết được vấn đề liên thông của quỹ khi NLĐ đang tham gia hệ thống hưu trí nông thôn, sau đó di chuyển sang làm việc và tham gia hệ thống lương hưu của doanh nghiệp thành thị hoặc ngược lại. Trong khi đó vấn đề này đang diễn ra thường xuyên, đặc biệt là xu thế đô thị hoá đang diễn ra ngày càng nhanh tại Trung quốc.

Chính sách BHXH ở Việt Nam có những điểm tương đồng có thể học tập kinh nghiệm của Trung Quốc bằng cách thiết kế một cơ chế linh hoạt giữa BHXH hưu trí bắt buộc và BHXH hưu trí tự nguyện. Có cơ chế hỗ trợ, khuyến khích người nông dân tham gia vào hệ thống, từng bước mở rộng đối tượng của chế độ hưu trí.

Trước kia, từ năm 1999 đến năm 2009, Việt Nam đã thí điểm mô hình BHXH nông dân ở Nghệ An đạt được thành tựu đáng kể về khía cạnh đối tượng tham gia. Tuy mô hình đã khép lại nhưng những kinh nghiệm thực tế đó là một bài học sâu sắc để có thể tìm ra những bước đi phù hợp hơn trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu Luân văn tốt nghiệp: Phân tích tình hình thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội hưu trí bắt buộc ở Việt Nam (Trang 50 - 51)