Thành tựu đạt được trong những năm vừa qua đã phản ánh chân thực sự cố gắng, nỗ lực của tập thể ngành bảo hiểm xã hội và các chính sách của đảng, nhà nước. Tuy nhiên, bên cạnh đó tình hình thực hiện bảo hiểm xã hội hưu trí cũng phản ánh nhiều bật, cập tồn tại trong hệ thống chính sách, vận hành hoạt động của bảo hiểm xã hội nói chung và bảo hiểm xã hội hưu trí nói riêng.
- Hạn chế về chính sách bảo hiểm hưu trí
Theo quy định của Bộ luật Lao động và Luật bảo hiểm xã hội hiện hành thì tuổi nghỉ hưu đối với nam là 60 tuổi, nữ là 55 tuổi còn đối với một số trường hợp khác thì mức quy định là thấp hơn từ 5 đến 10 tuổi trong khi đó tuổi thọ trung bình của nước ta hiện nay là trên 73 tuổi, so với độ tuổi này thì tuổi nghỉ hưu là thấp. Điều này khiến lương hưu được hưởng sẽ không cao do thời gian đóng chưa dài, hơn nữa việc này sẽ tạo sức ép lên vấn đề chi trả của quỹ BHXH.
Ngoài ra việc quy định tuổi nghỉ hưu nữ giới thấp hơn với nam giới là chưa phù hợp với thực tiển. Thực tế cho thấy nhiều phụ nữ ở độ tuổi 55 trong ngành lao động không nặng nhọc vẫn còn rất sung sức. Nhiều lao động nữ sau khi nghỉ hưu vẫn tiếp tục làm việc để kiếm thêm thu nhập. Điều này cho thấy, nhu cầu lao động để cải thiện thu nhập của lao động nữ vẫn cao. Do đó quy định tuổi nghỉ hưu như hiện nay đã và đang làm lãng phí nguồn lực lao động đã qua đào tạo và có năng lực.
Một thực tế dễ nhận thấy là với chính sách như hiện nay, cán bộ trong lực lượng vũ trang công an hưởng lương cao hơn 1,8 lần so với khối hành chính, sự nghiệp, và về hưu sớm hơn, số đối tượng này có tuổi thọ cao, mức lương hưởng lớn trong khi đó mức đóng bảo hiểm xã hội do nhà nước đài thọ khá thấp dẫn đến nguy cơ “vỡ quỹ hưu trí”.
Luật Bảo hiểm xã hội sau này đã quy định lao động nữ chỉ cần 25 năm đóng BHXH cũng có thể được hưởng tỷ lệ tối đa là 75% vì cứ thêm 1 năm kể từ năm thứ 16 trở đi được tính thêm 3%. Quy định này đã tạo điều kiện cho nhiều lao động nữ có thể hưởng tỷ lệ hưởng tối đa khi nghỉ hưu nhưng nó lại tạo ra sự bất bình đẳng mới giữa hai nhóm lao động nam và nữ có cùng số năm đóng BHXH, tuy nhiên về mặt thời gian đóng vẫn còn bất cập giữa khu vực trong nước và khu vực dân doanh, FDI. Khi nhiều hiệp hội doanh nghiệp vẫn chỉ ra rằng nhà nước có xu hướng thiên vị hơn đối với đối tượng người lao động làm việc trong khối doanh nghiệp nhà nước trước đây, như vậy là chưa phù hợp với nguyên tắc quan trọng của chế độ bảo hiểm xã hội là nguyên tắc đóng, hưởng.
Bên cạnh đó, tình hình thu nhập của người nghỉ hưu trên thực tế còn thấp. Mức lương hưu hàng tháng bình quân chung 2010 là 2,19 triệu đồng/người/tháng, bằng 2,7 lần mức lương tối thiểu chung. Người có mức lương hưu thấp hơn mức thu nhập chung của xã hội chiếm gần 5%.
Cách tính mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH làm cơ sở tính lương hưu còn có sự phân biệt giữa khu vực Nhà nước và khu vực ngoài Nhà nước. Điều đó không phù hợp với nguyên tắc bình đẳng giữa các thành phần kinh tế trong nền kinh tế thị trường. Hơn nữa, thang bảng lương của Nhà nước khi thay đổi thường có sự chênh lệch nhiều nên không đảm bảo công bằng giữa những người nghỉ hưu trong các thời kỳ khác nhau. Do đó tạo ra tâm lý NLĐ cho rằng mình chưa được bình đẳng và chưa công bằng trong quyền hưởng các chế độ BHXH.
- Hạn chế về chính sách bảo hiểm xã hội một lần
Theo quy định tại Điều 55 Luật Bảo hiểm xã hội, tại điều các điều kiện hưởng BHXH một lần gồm:
+ Đủ tuổi hưởng lương hưu theo quy định mà chưa đủ hai mươi năm đóng bảo hiểm xã hội;
+ Suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên mà chưa đủ hai mươi năm đóng bảo hiểm xã hội;
+ Sau một năm nghỉ việc nếu không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội và có yêu cầu nhận bảo hiểm xã hội một lần mà chưa đủ hai mươi năm đóng bảo hiểm xã hội;
+ Ra nước ngoài để định cư.
Ta có thể thấy đối với những đối tượng thuộc điều kiện thứ 2 và thứ 3, nếu không thuộc diện hưởng lương hưu hàng tháng thì sẽ tạo gánh nặng cho Nhà nước và xã hội. Bên cạnh đó thì có một số đối tượng đủ điều kiện hưởng chế độ hưu trí nhưng do điều kiện hoàn cảnh gia đình hoặc mắc những bệnh hiểm nghèo cần một khoản tiền lớn để chữa trị nên có nguyện vọng xin hưởng trợ cấp BHXH một lần thì lại không được giải quyết.
- Một số hạn chế khác
Hạn chế về công tác tổ chức thực hiện chế độ bảo hiểm hưu trí. Việc xác định đơn vị có sử dụng lao động phải tham gia BHXH giữa các tỉnh là không thống nhất, có tỉnh dựa vào số liệu của do Sở kế hoạch - đầu tư cung cấp rồi tiến hành rà soát; tỉnh thì dựa vào số liệu do ngành thuế cung cấp; có tỉnh lại trên cơ sở số liệu thống kê chung; một số tỉnh thì tổ chức phối hợp rà soát, điều tra… nhưng nhìn chung và hầu hết vẫn thụ động, chủ yếu dựa vào việc các đơn vị đến đăng ký là chính.
Thực tế còn tồn tại nhiều vướng mắc xung quanh việc này, qua giám sát và báo cáo cho thấy nhiều doanh nghiệp không có trụ sở tại địa chỉ đã đăng kí, đơn vị có địa chỉ thì việc thiết lập quan hệ làm việc giữa cơ quan BHXH với NSDLĐ cũng gặp khó khăn do chưa có cơ chế ràng buộc giữa việc cấp giấy phép thành lập doanh nghiệp, cấp giáy phép kinh doanh với việc tham gia BHXH cho NLĐ.
- Về cơ bản, các đơn vị BHXH ở địa phương chỉ nắm và xác định được khá chính xác số đối tượng tham gia BHXH thuộc các cơ quan, đơn vị khối hành chính sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước… Còn đối với các doanh nghiệp khu vực ngoài nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì chưa xác định được đầy đủ và thực chất không quản lý được số đối tượng này.
- Việc khai thác, mở rộng đối tượng tham gia BHXH còn hạn chế, nhất là đối tượng ở khu vực doanh nghiệp ngoài quốc doanh.
* Nguyên nhân
Những hạn chế mà tác giả đã chi ra bên trên do nhiều nguyên nhân, tuy nhiên có thể tóm gọn lại một số nguyên nhân cơ bản sau:
- Nguyên nhân từ công tác tuyên truyền, giáo dục, phối hợp giữa các cơ quan chức năng nắm số lao động phải tham gia BHXH chưa tốt, chủ doanh nghiệp cố tình không chấp hành đúng luật, né tránh trách nhiệm phải đóng BHXH.
- Nguyên nhân do trình độ hiểu biết pháp luật thấp, nhận thức chưa đầy đủ về nghĩa vụ và quyền lợi phải tham gia BHXH của NLĐ, trong khi đó nhu cầu việc làm lại rất bức xúc nên hầu hết NLĐ chỉ nghĩ trước mắt về tiền lương, tiền thưởng mà không quan tâm đến các quyền lợi khác về BHXH, BHYT... Đồng thời việc quan tâm bảo đảm quyền lợi chính đáng, hợp pháp cho NLĐ ở hầu hết các doanh nghiệp tại các địa phương chưa cao; vai trò của tổ chức công đoàn tại những doanh nghiệp có tổ chức công đoàn chưa được phát huy, đó là chưa kể đến số lượng rất lớn các doanh nghiệp chưa có tổ chức công đoàn.
- Nguyên nhân hạn chế từ mặt chính chưa thật sự hấp dẫn khuyến khích NLĐ tham gia BHXH (một số quy định trong việc giải quyết chế độ, chính sách còn có sự bất cập, thủ tục giấy tờ còn phiền hà...).
- Nguyên nhân tình trạng nợ đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội: do cơ quan BHXH tỉnh không quản lý được toàn bộ số lao động phải tham gia BHXH bắt buộc trên địa bàn nên không thể dự báo được nguồn thu dẫn đến tình trạng thất thu, nợ đọng còn phổ biến. Công tác quản lý việc thu bảo hiểm xã hội tại tỉnh thành phố chủ yếu dựa trên cơ sở chỉ tiêu thu của bảo hiểm xã hội Việt Nam, chưa thực sự xuất phát từ việc quản lý đối tượng theo luật định. Điều này đến từ những vấn đề như NSDLĐ cố tình giấu quỹ lương, chỉ đóng BHXH bằng mức lương tối thiểu do nhà nước quy định; giấu lao động không đăng ký tham gia BHXH hết số lao động
đang sử dụng; “lách luật” dưới rất nhiều hình thức, thủ đoạn thậm chí còn có tình trạng doanh nghiệp cố tình chiếm dụng số tiền đóng BHXH của NLĐ.
- Bên cạnh đó, công tác thanh tra, phối hợp để kiểm tra liên ngành tại các đơn vị sử dụng lao động còn hạn chế, nhiều doanh nghiệp (có cả doanh nghiệp Nhà nước) vi phạm pháp luật về lao động, khai giảm quỹ lương để trốn nộp BHXH nhưng không bị xử lý. Đồng thời các doanh nghiệp nhà nước tiếp tục cổ phần hoá, sắp xếp, chuyển đổi do đó số lao động làm việc ở các doanh nghiệp này giảm. Mặt khác, lực lượng lao động ở các doanh nghiệp có sử dụng nhiều lao động thuộc lĩnh vực chế biến thuỷ sản, may mặc, giày da... thường không ổn định, do đó các đơn vị chậm đăng ký tham gia BHXH cho số lao động mới vào làm việc. Hơn nữa chế tài xử phạt tình trạng chậm đóng nợ đọng vẫn còn thấp, chưa đủ sức răn đe, hơn nữa lãi suất phạt chậm đóng, nợ đọng cũng được quy định thấp, thậm chí còn thấp hơn lãi suất ngân hàng.
Ngoài ra những hạn chế về mặt con người, đội ngũ cán bộ làm công tác thu còn nhiều hạn chế về năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; đa số các bộ làm công tác BHXH tại các đơn vị chủ yếu là kiêm nhiệm không năm chắc chính sách dẫn đến chi sai. Ngoài ra, chính sách ưu đãi với cán bộ công tác BHXH vẫn còn hạn chế, chưa thu hút được những người tài hoạt động trong lĩnh vực này.
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT VỀ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ BẢO HIỂM XÃ HỘI HƯU TRÍ BẮT BUỘC Ở VIỆT NAM