Đối tượng tham gia và thụ hưởng chế dộ bảo hiểm xã hội hưu trí bắt buộc

Một phần của tài liệu Luân văn tốt nghiệp: Phân tích tình hình thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội hưu trí bắt buộc ở Việt Nam (Trang 62 - 71)

2.2.1. Đối tượng tham gia và thụ hưởng chế dộ bảo hiểm xã hội hưu trí bắt buộc buộc

Như tác giả đã phân tích ở Chương 1, Theo Điều 27 Công ước 102 của ILO thì đối tượng tham gia chế độ hưu trí trong một quốc gia tối thiểu phải bằng 50% tổng số người làm công ăn lương hoặc 20% dân số hoạt động kinh tế. Đối chiếu với các chỉ tiêu thống kê về lao động của Việt Nam thì tiêu chuẩn tối thiểu về số đối tượng tham gia phải bằng 50% lao động làm việc trong khu vực kết cấu hoặc 20% lực lượng lao động.

Bảng 2.3. Số đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc ở Việt Nam (2006 - 2011)

Tiêu chí

Năm

Số lao động Tăng tuyệt đối Tăng tương đối Số đơn vị sử dụng lao động Tăng tuyệt đối Tăng tương đối

Đơn vị tính (triệu người) (triệu người) (%) (đơn vị) (đơn vị) (%)

2006 6,88 127.991 2007 8,34 1,46 21,25 139.029 11.038 8,62 2008 8,54 0,2 2,35 168.060 29.031 20,88 2009 9,10 0,56 6,58 182.783 14.723 8,76 2010 9,66 0,56 6,09 199.843 17.060 9,33 2011 10,10 0,42 4,35 218.408 18.565 9,39

Nguồn: Bảo hiểm xã hội Việt Nam

Bảng số liệu 2.3 chỉ ra rằng đối tượng tham gia BHXH bắt buộc tăng dần qua từng năm, từ 6,88 triệu người năm 2006 lên 10,1 triệu người năm 2011, tương ứng 46,52% và số đơn vị sử dụng lao động cũng tăng dần, từ 127.991 đơn vị lên

218.408 đơn vị, tương ứng 70,64%. Mốc thời điểm khi Luật Bảo hiểm xã hội có hiệu lực năm 2007 thì số đối tượng tham gia tăng lên đáng kể, từ 6.88 triệu người năm 2006 lên 8,34 triệu người năm 2007, tăng 21,25%.

Đạt được kết quả này là do các đối tượng tham gia đã được quy định rõ ràng trong Luật, đồng thời khi trình độ dân trí đã nâng lên một bước, người dân đã ý thức được vai trò, nhưng lợi ích do bảo hiểm xã hội mang lại khi đau ốm, khi không còn sức lao động. Cũng trong thời gian này diễn ra suy thoái kinh tế năm 2008 mà số đối tượng tham gia mặc dù về giá trị tuyệt đối vẫn tăng nhưng tốc độ tăng thì giảm đi rất đáng kể, từ 21,25 % năm 2007 giảm xuống còn 2,35 % năm 2008. Từ năm 2009 trở đi thì nền kinh tế cũng đã đi dần vào ổn định do đó tốc độ tăng về đối tượng tham gia cũng dần tăng lên.

Tuy nhiên, một số nghiên cứu sơ bộ của Viện Khoa học Lao động và Xã hội đã chỉ ra số đối tượng tham gia chế độ hưu trí nêu trên so với số đối tượng thực sự phải tham gia vẫn đang còn thấp, chỉ đạt khoảng 70%. Sở dĩ có hiện tượng này là do công tác quản lý đối tượng tham gia chưa tốt. Cơ chế chia sẻ thông tin giữa ngành BHXH và các ngành Lao động - Thương binh và Xã hội, Kế hoạch - Đầu tư chưa kịp thời. Ngoài ra phải kể đến đặc thù nền kinh tế đang phát triển ở Việt Nam lao động làm việc theo hợp đồng ngắn hạn, hợp đồng miệng, hợp đồng khoán việc và làm việc theo mùa vụ rất nhiều.

Hiện nay, lực lượng lao động ở nước ta khoảng 50 triệu người, như vậy có khoảng 20% lực lượng lao động tham gia chế độ hưu trí, đúng bằng với tiêu chuẩn tối thiểu về đối tượng tham gia chế độ hưu trí mà ILO đưa ra trong Công ước 102. So với các nước phát triển thì tỉ lệ người trong lực lượng lao động tham gia của Việt Nam còn thấp.

Mục tiêu của Việt Nam là phấn đấu đến năm 2020 có 50% lực lượng lao động tham gia bảo hiểm xã hội, tức là khoảng gần 30 triệu người, tuy nhiêu để đạt được mục tiêu này là một thách thức lớn đối với các nhà hoạch định chính sách cũng như cơ quan thực hiện là Bảo hiểm xã hội Việt Nam.

Để có cái nhìn chi tiết hơn về tình hình tham gia chế độ hưu trí ở nước ta, tác giả tổng hợp số liệu theo các khối tham gia như bảng sau:

Bảng 2.4. Cơ cấu lao động tham gia bảo hiểm xã hội theo khối (2006 - 2011)

Khối 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Số người Tỷ trọng Số người Tỷ trọng Số người Tỷ trọng Số người Tỷ trọng Số người Tỷ trọng Số người Tỷ trọng 1.HCSN, Đảng, Đoàn thể, LLVT 2.387.962 34,6 3.023.125 37,4 3.128.209 36,6 3.177.986 34,9 3.210.000 34,6 3.448.822 34,1 2. Xã, phường, 201.229 2,9 206.000 2,5 212.800 2,5 221.015 2,4 223.000 2,3 222.564 2,2 3.DNNN 1.280.293 18,6 1.286.307 15,9 1.315.102 15,4 1.330.374 14,6 1.335.000 13,8 1.252.023 12,39 4. FDI 1.245.543 18,1 1.620.000 20,1 1.753.800 20,5 1.963.550 21,6 2.270.000 22,5 2.305.938 22,82 5. DN NQD 1.625.449 23,6 1.780.218 22 1.951.153 22,8 2.198.624 24,2 2.395.000 24,8 2.681.178 26,53 6. HT Xã 40.162 0,5 47.736 0,5 56.935 0,7 74.113 0,8 81.600 0.9 49.980 0,49 7. Đối tượng khác 101.152 1,4 112.343 0,6 121.468 1,4 135.377 1,5 140.800 1,4 143.992 1,43 8.Tổng 6.881.790 8.179.729 8.538.467 9.101.044 9.655.400 10.104.497

Nguồn: Bảo hiểm xã hội Việt Nam

Từ kết quả tại Bảng 2.4, tác giả luận văn thấy rằng khối HCSN, Đảng, Đoàn, LLVT (sau đây gọi tắt là khối HCSN) và khối DN NQD là hai thành phần có số lao động tham gia BHXH chiếm đa số, cụ thể khối HCSN chiếm tỷ trọng trung bình khoảng 37%, khối DN NQD chiếm tỷ trọng trọng trung bình 23%.

Theo thời gian, số đối tượng tham gia BHXH của đa số các khối có sự gia tăng, cụ thể:

- Khối HCSN có số đối tượng tham gia tăng từ 2.387.962 người năm 2006 lên 3.448.822 người năm 2011 (tương ứng tăng 44,4 %);

- Khối xã, phường, thị trấn có số đối tượng tham gia tăng từ 210.229 người năm 2006 lên 222.564 người năm 2011 (tương ứng tăng 5,9%);

- Khối DN FDI có số đối tượng tham gia tăng từ 1.245.543 người năm 2006 lên 2.305.938 người năm 2011 (tương ứng tăng 85,14 %), đây là thành phần có tốc độ tăng đối tượng tham gia nhiều nhất;

- Khối DN NQD có số đối tượng tham gia tăng từ 1.625.449 người năm 2006 lên 2.681.178 người năm 2011 (tương ứng tăng 64,95 %).

- Riêng chối DNNN có số đối tượng tham gia giảm từ 1.280.293 người năm 2006 lên 1.252.023 người năm 2011 (tương ứng giảm 2,2% );

Tuy nhiên, cần chú ý một điểm trong bảng 2.4 là số lao động tham gia qua các năm tăng dần nhưng tỷ trọng trong tổng số đối tượng tham gia qua các năm vẫn không thay đổi nhiều, bên cạnh đó có một số thành phần tỷ trọng số đối tượng tham gia có xu hướng giảm dần qua các năm, điển hình như khối DNNN có tỷ trọng từ 18,6% năm 2006 xuống 12,39% năm 2011, điều này có nhiều nguyên nhân, do cơ chế cổ phần hóa doanh nghiệp và đặc biệt là ngày 01/7/2010, Luật doanh nghiệp nhà nước hết hiệu lực, các DNNN chuyển sang hoạt động theo luật doanh nghiệp, cổ phần hóa thành công ty TNHH 1TV hoặc 2 TV, điều này làm giảm số lượng lao động trong khu vực nhà nước xuống. Đây cũng là những nguyên nhân dẫn đến Khối DNNN là khối duy nhất có đối tượng tham gia giảm.

Trong quá trình sưu tầm tài liệu thực hiện Luận văn, tác giả có ý tưởng phân tích đối tượng tham gia BHXH chia theo giới tính và nhóm tuổi để có thể đánh giá sâu hơn thực trạng 10 triệu lao động đang đóng góp vào hệ thống hưu trí. Tuy nhiên, vì nhiều lý do số liệu này chưa được tổng hợp, báo cáo đến các cơ quan quản lý nhà nước. Điều này làm hạn chế khả năng nhận định, phân tích, dự báo bởi chính sách hưu trí là một chính sách dài hạn.

Trên đây là những đánh giá về đối tượng tham gia chế độ BHXH hưu trí bắt buộc. Tiếp theo, tác giả sẽ phân tích về đối tượng hưởng chế độ hưu trí trong các năm từ 2006 đến năm 2011:

Năm Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Hưu trí hàng tháng 102.239 84.860 99.079 102.286 105.285 112.256 BHXH 1 lần 236.191 128.441 288.309 425.898 457.450 478.462 Trợ cấp 1 lần khi nghỉ hưu 64.559 50.547 68.639 70.646 72.238 79.840 Tổng cộng 402.989 263.848 456.027 598.830 634.973 670.558

Nguồn: Bảo hiểm xã hội Việt Nam

Cùng với sự tăng lên của số lượng đối tượng tham gia BHXH thì số đối tượng hưởng chế độ hưu trí cũng tăng lên, đặc biệt là trong xu thế già hóa dân số như hiện nay. Qua bảng số liệu 2.5, tác giả Luận văn nhận thấy từ khi thực hiện Luật Bảo hiểm xã hội, đối tượng hưởng lương hưu tăng đều trong giai đoạn 2007 - 2011, từ 84.860 người năm 2006 tăng lên 112.256 người năm 2011 (tương ứng tăng 32,51%). Điều này thể hiện ngày càng có nhiều người cao tuổi nhận được lương hưu hàng tháng từ Quỹ bảo hiểm xã hội. Tuy nhiên, đây cũng là một áp lực đối với Quỹ.

Mặt khác, trong số những người nghỉ việc hưởng lương hưu hàng tháng qua các năm, có khoảng 70% nhận được trợ cấp một lần khi nghỉ hưu (có thời gian tham gia BHXH nhiều hơn 30 năm đối với nam và 25 năm đối với nữ), đồng nghĩa với việc 70% số người nghỉ hưu nhận được mức lương hưu tối đa 75% thu nhập bình quân tháng đóng BHXH.

Phân tích trên hàm ý, nếu nâng điều kiện nhận được tỉ lệ thay thế tối đa (75%) lên cao hơn, ví dụ 35 năm đóng BHXH đối với nam và 30 năm đóng BHXH đối với nữ thì vẫn có một tỉ lệ cao người nghỉ hưu nhận được mức lương hưu tối đa.

Theo khuyến nghị của ILO thì tỉ lệ thay thế thu nhập tối thiểu là 45%. Điều này đã được quy định trong Luật Bảo hiểm xã hội. Tuy nhiên, đa số các nước trên thế giới đều quy định tỉ lệ thay thế thu nhập tối đa khoảng 60 - 65% là phù hợp. Lý giải cho tỉ lệ này, một số chuyên gia cho rằng người nghỉ hưu sẽ sử dụng một số tiền ít hơn nhiều so với khi họ đang làm việc. Ví dụ như chi phí đi lại, chi phí liên lạc, các loại hóa đơn hay chi phí chăm sóc y tế. Tác giả Luận văn cho rằng đây là một gợi ý để giảm tỷ lệ thay thế tối đa trong Luật Bảo hiểm xã hội hoặc nâng điều kiện nhận được tỉ lệ thay thế tối đa.

Ở một khía cạnh khác, theo Bảng 2.5 thì trong 6 năm qua, hàng năm có tới khoảng 400 nghìn người nghỉ việc hưởng chế độ BHXH một lần, tức là rời khỏi hệ thống BHXH hưu trí bắt buộc. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng tới nỗ lực mở rộng đối tượng tham gia và kỳ vọng nhận được lương hưu của nhiều người lao động trong tương lai cũng như nếu nhận được mức lương hưu sẽ giảm đáng kể. Cần thiết phải có những nhận định và giải pháp thích hợp để ngăn chặn xu hướng này, điều này sẽ được làm rõ ở những phần sau.

Tiếp theo, tác giả phân tích tổng hợp số đối tượng đang hưởng lương hưu hàng tháng. Theo quy định, thì người nghỉ hưu từ ngày 01/01/1995 trở về trước sẽ do ngân sách nhà nước chi trả thông qua hệ thống BHXH, người nghỉ hưu từ 01/01/1995 trở về sau sẽ do Quỹ hưu trí và tử tuất chi trả.

Từ bảng số liệu 2.6, tác giả thấy rằng số người hưởng lương hưu từ NSNN chiếm tỷ trọng lớn hơn số người hưởng lương hưu từ quỹ BHXH nhưng theo xu thế thì qua dần các năm số người hưởng lương hưu từ NSNN giảm dần còn số người hưởng lương hưu từ quỹ BHXH tăng dần, về mặt con số hiện trạng này thể hiện như sau: đối tượng hưởng lương hưu do NSNN chi trả giảm từ 998.793 người năm 2006 xuống 884.371 người năm 2011 (tương ứng giảm 11,5 %), tỷ trọng giảm từ 70,3 % xuống 46,5 %; số đối tượng hưởng lương hưu do quỹ BHXH chi trả tăng từ 421.860 người năm 2006 lên 1.018.045 người năm 2011 (tương ứng tăng 141,3 %).

Đây là một xu hướng tất yếu do số người nghỉ hưu trước 01/01/1995 sẽ qua đời theo thời gian, và tổng số người này sẽ giảm. Tuy nhiên tốc độ tăng số người hưởng lương hưu từ Quỹ Bảo hiểm xã hội ngày càng lớn, gây áp lực cho Quỹ hưu trí và tử tuất hiện hành.

Bảng 2.6. Số người hưởng trợ cấp chế độ hưu trí từ NSNN và từ quỹ BHXH ở Việt Nam (2006 - 2011)

Tiêu chí Số người hưởng trợ cấp chế độ hưu trí(người)

Từ NSNN Tỷ trọng(%) Từ Quỹ BHXH Tỷ trọng(%) 2006 998.793 70,3 421.860 29,7 2007 976.119 64,6 534.871 35,4 2008 954.863 60,8 615.310 39,2 2009 936.147 54,1 793.166 45,9 2010 927.368 52,4 843.254 47,6 2011 884.371 46,5 1.018.045 53,5

Nguồn: Bảo hiểm xã hội Việt Nam

2.2.2. Tình hình thu quỹ bảo hiểm xã hội hưu trí bắt buộc

Như tác giả đã trình bầy ở các nội dung chương 1 và đầu chương 2, do đặc thù gắn kết của chế độ hưu trí và chế độ bảo hiểm xã hội nói chung, nên trong nội dung này tác giả sẽ tiến hành phân tích quỹ bảo hiểm xã hội nói chung, trong đó tập trung, tiêu điểm những vấn đề ở quỹ BHXH hưu trí bắt buộc được lồng vào. Ở nội dung này tác giả cũng tiến hành phân tích quỹ BHXH hưu trí bắt buộc gắn với nguồn thu.

Theo sự phát triển của chính sách BHXH, thì kể từ năm 1995 đến nay thì quỹ BHXH tách ra độc lập với NSNN, phí BHXH được thu trực tiếp từ NLĐ và

NSDLĐ vào quỹ để hình thành quỹ thống nhất, để quỹ có thể tự cân đối thu chi và tiến hành các hoạt động đầu tư tăng trưởng quỹ một cách có hiệu quả.

Bảng 2.7 Tình hình thu quỹ bảo hiểm xã hội và Quỹ hưu trí và tử tuất ở Việt Nam (2006 - 2011)

Năm

Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010

Thu Quỹ BHXH (tỷ đồng) 18.615 23.985 30.810 38.237 49.374

Tăng tuyệt đối (tỷ đồng) 5.370 6.825 7.427 11.137

Tăng tương đối (%) 28,8 28,5 24,1 29,1

Thu Quỹ hưu trí và tử tuất

(tỷ đồng) 14.719 19.059 24.802 29.609 40.208

Tỷ trọng trong tổng số thu

quỹ BHXH (%) 79,1 79,5 80,5 77,4 81,4

Nguồn: Bảo hiểm xã hội Việt Nam

Từ bảng số liệu 2.7, tác giả thấy rằng số thu BHXH tăng dần qua từng năm, từ 18.615 tỷ đồng năm 2006 tăng lên 49.374 tỷ đồng năm 2010. Từ khi Luật Bảo hiểm xã hội có hiệu lực năm 2007 thì số thu tăng lên một cách đáng kể (trung bình 28%). Có được kết quả này là do số đối tượng tham gia tăng lên, thêm vào đó là do chính sách điều chỉnh tiền lương tối thiểu của nhà nước từ 350 nghìn đồng/người/tháng năm 2006 lên 830 nghìn đồng/người/tháng năm 2010. Đặc biệt, năm 2010 tổng số thu BHXH tăng lên khá nhiều, tăng 29,1% (tương ứng 11.137 tỷ đồng) so với năm 2009, do tỷ lệ đóng BHXH tăng lên 2% năm 2010. Tính đến 31/8/2011 thì số thu BHXH đã tăng lên 55.203 tỷ đồng.

Về kết cấu, quỹ BHXH gồm 3: quỹ hưu trí, tử tuất; quỹ ốm đau, thai sản; quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Trong đó, quỹ hưu trí tử tuất chiếm tỷ trọng cao nhất cả về thu và chi.

Bảng 2.7 chỉ ra rằng, tỷ trọng quỹ hưu trí bắt buộc trong tổng quỹ BHXH ngày càng gia tăng, cụ thể: số thu năm 2006 là 14.719 tỷ đồng chiếm 79,1% trong tổng số thu quỹ BHXH, số thu năm 2007 là 19.059 tỷ đồng chiếm 79,5% trong tổng số thu quỹ BHXH, năm 2008 là 24.802 tỷ đồng chiếm 80,5% trong tổng số thu quỹ BHXH. Năm 2008 nên mặc dù số thu quỹ hưu trí có tăng lên 29.609 tỷ đồng nhưng tỷ trọng trong tổng số thu bị giảm xuống còn 77,4% trong năm 2009. Năm 2010 số thu quỹ BHXH hưu trí tăng lên đáng kể là 40.208 tỷ đồng (tăng 10.599 tỷ đồng so với năm2009) chiếm 81,4% trong tổng số thu quỹ BHXH. Điều này cho thấy sự nhận thức của người lao động về lợi ích của BHXH đã ngày càng lan rộng.

Bên cạnh tín hiện đáng mừng về việc gia tăng tỷ trọng và số tuyệt đối của quỹ hưu trí, thì tình trạng nợ đọng BHXH với tỷ lệ lớn ảnh hưởng đến số thu BHXH.

Bảng 2.8. Tình hình nợ đọng của các đơn vị sử dụng lao động (2006 - 2011)

Năm Tiêu chí 2006 2007 2008 2009 2010 Số phải thu (tr đồng) 18.615.627 23.262.880 35.738.971 37.638.305 58.732.768 Số nợ đọng (tr đồng) 1.463.890 1.670.359 2.286.225 2.093.740 2.548.140 Tỷ lệ(%) 7,86 7,14 6,54 5,56 4,33

Nguồn: Bảo hiểm xã hội Việt Nam

Bảng 2.8 phản ánh số tiền nợ đọng giai đoạn 2006 - 2010 đã tăng lên, từ

Một phần của tài liệu Luân văn tốt nghiệp: Phân tích tình hình thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội hưu trí bắt buộc ở Việt Nam (Trang 62 - 71)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(98 trang)
w