b. Môi trường ngành:
3.1. Thị trường dịch vụ vận tải hiện nay tại Thành Phố Hồ Chí Minh
Giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam, thành phố Hồ Chí Minh chiếm 20,2% tổng sản phẩm quốc nội và 27,9% giá trị sản xuất công nghiệp của cả nước. Nhờ điều kiện tự niên thuận lợi, thành phố Hồ Chí Minh trở thành đầu mối giao thông quan trọng của Việt nam và Đông Nam Á, bao gồm cả đường bộ, đường sắt, đường thủy và đường không. Vào 9 năm 2010, thành phố đón trên 2,6 triệu lượt khách du lịch quốc tế, tức 70% lượng khách vào Việt Nam, đạt doanh thu 4.000 tỷ VNĐ.
Thành phố đang triển khai xây dựng và phát triển hệ thống Logistics trong vùng Đông Nam Bộ và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, có sự kết nối với hệ thống cấp quốc gia và liên vùng. Trong đó bao gồm hệ thống hạ tầng kỹ thuật hoàn chỉnh (giao thông, kho bãi) và mạng lưới thông tin quản lý (tài chính, ngân hàng, hải quan, thuế,…) kết nối đến từng khu, cụm công nghiệp toàn vùng. Việc kết hợp này sẻ tạo ra lượng hàng hóa trên 200 triệu tấn/năm.
Những năm gần đây, ngành vận tải của thành phố phát triển với tốc độ khá cao. Hiện nay vận tải đường bộ chiếm 44% lượng hàng hóa, đạt 73.743 tấn, nhưng chiếm tới 85,6% lượng hành khách vận chuyển, đạt 239 triệu lượt người. Những con số thống kê trên cho thấy, vận tải đường bộ đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc vận chuyển hàng hóa cũng như hành khách trên địa bàn thành phố.
Thành phố Hồ Chí Minh đang đầu tư cho hệ thống giao thông công cộng. Hiện nay thành phố có 3.250 xe buýt và 8.000 xe taxi, mỗi năm chỉ đáp ứng khoảng 6,2% nhu cầu đi lại.
Giao thông đường bộ, thành phố có 6 bến xe khách liên tỉnh được phân bố ở các cửa ngõ ra vào: Miền Đông, Văn Thánh, Miền Tây, Chợ Lớn, Tân Bình - Tây Ninh, Ký Thủ Ôn. Mạng lưới khả năng tiếp nhận trên 1.200 xe/ngày, vận chuyển gần 41.000 khách/ngày đi các tỉnh Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long.
3.2. Phân tích môi trường bên trong