Quá trình hình thành và phát triển

Một phần của tài liệu hoạch định chiến lược kinh doanh tại công tu tnhh vận tải và thương mại đại bảo nga (Trang 25 - 72)

b. Môi trường ngành:

2.1. Quá trình hình thành và phát triển

Tên công ty: CÔNG TY TNHH VẬN TẢI VÀ THƯƠNG MẠI ĐẠI BẢO NGA

Vốn điều lệ: 8.000.000.000 VNĐ ( Bằng chữ: tám tỷ đồng)

Trụ sở chính: Số 66/17 Trần Văn Quang – Phường 10 – Quận Tân Bình – TP. Hồ Chí Minh.

Công ty được thành lập từ năm 2005 với chức năng chủ yếu là chở khách du lịch, hàng hóa tại Quận Tân Bình và tại Quận 1, Quận 3. Những ngày đầu mới thành lập công ty chỉ có 10 chiếc xe, Công ty đã vận chuyển lượng hành khách, hàng hóa trong nội và ngoại thành thành phố Hồ Chí Minh và từ thành phố Hồ Chí Minh đi các tỉnh lân cận. Đồng thời, công ty không ngừng phát triển tìm kiếm thêm lượng khách hàng mới. Cùng với sự phát triển đó, đến tháng 5 năm 2006 Công ty đã mua thêm một số xe chở khách lớn 47 chổ ngồi/xe, xe chở hàng trọng tải lớn để đáp ứng nhu cầu về số lượng hành khách, hàng hóa ngày càng tăng, và đi các vùng xa hơn nâng cao năng lực chuyên chở tại các vùng xa như chở khách đi Nha Trang và hàng hóa đi các tỉnh Miền Tây. Tháng 9 Năm 2006 Công ty chính thức ký hợp đồng chuyên chở khách với công ty du lịch Tân Việt Á có trụ sở tại 86 Bàu Cát 1, phường 14 Quận Tân Bình và ký hợp đồng chuyên chở nguyên vật liệu, sản phẩm đến các kho với công ty cổ phần thủy sản SEASPIMEX có trụ sở tại 213 Hòa Bình, phường Hòa Thạnh, Quận Tân Phú. 2.2. Chức năng kinh doanh

Kinh doanh vận tải hàng hóa, hành khách bằng ô tô nội địa. Dịch vụ bốc xếp hàng hóa.

Kinh doanh lữ hành nội địa. Môi giới thương mại.

Xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp và giao thông, cầu đường, san lấp mặt bằng.

Mua bán, cho thuê xe ô tô.

2.3. Cơ cấu tổ chức và quy trình thực hiện công việc kinh doanh của công ty

2.3.1. Cơ cấu tổ chức và chức năng các phòng ban

Hình 2.1. Sơ đồ tổ chức của công ty (Nguồn: phòng hành chánh tổ chức)

Cơ cấu tổ chức: Giám đốc là người đại diện pháp nhân của Công ty trong mọi giao dịch, là người quản lý điều hành mọi hoạt động kinh doanh của Công ty. Giám đốc chịu trách nhiệm quản lý điều hành Công ty.

Hỗ trợ Giám đốc là phó Giám đốc phụ trách quản lý phần giao nhận hàng hóa và kinh doanh tiếp thị. Nhiệm vụ chung của các phòng ban là tham mưu cho Giám

Phòng Hành Chánh Tổ Chức Xưởng Bảo Dưỡng Sửa Chữa Giám Đốc Phó Giám Đốc Phòng Kỹ Thuật Phòng Điều Độ Và Giao Nhận Phòng Kế Toán Tài Vụ

đốc những điều cần thiết, triển khai các quyết định của Giám đốc, phối hợp với nhau tạo nhịp nhàng trong quản lý. Các phòng ban dưới sự điều hành và quản lý của Giám đốc và Phó giám đốc.

Quan hệ giữa các phòng ban là ngang cấp, chịu trách nhiệm trước Giám đốc, thực hiện hợp tác trong công tác, chịu sự kiểm soát và kiểm tra nghiệp vụ ngang lẫn nhau theo chức năng.

Phòng hành chánh tổ chức có nhiệm vụ:

Tổ chức bộ máy quản lý cán bộ, quản lý sắp xếp lao động tiền lương, quản lý hành chánh và bảo vệ an toàn Công ty.

Thường xuyên củng cố tổ chức bộ máy, sắp xếp cán bộ phù hợp với yêu cầu phát triển kinh doanh của từng năm.

Xây dựng kế hoạch tiền lương, kế hoạch đào tạo, bảo hộ lao động, chi phí hành chính và y tế, phổ biến và tổ chức thực hiện các kế hoạch đó trong công ty. Sắp xếp, bố trí, tuyển dụng lao động và theo dõi chặt chẽ tình hình hoạt động và sử dụng lao động ở các phòng ban trong công ty.

Giao tế nhân sự nội bộ.

Quản lý thông tin sản xuất thương mại.

Lưu trữ hồ sơ (công văn..) và quản lý các hợp đồng ký kết, thực hiện. Báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh.

Quản lý công tác bảo vệ nội bộ, bảo vệ an toàn công ty. Huấn luyện các lực lượng bảo vệ, tự vệ, và PCCC.

Phòng kế toán tài vụ, có nhiệm vụ:

Quản lý tài chính, tổ chức hạch toán kế toán và thực hiện chức năng kiểm toán tại Công ty. Ghi chép phản ánh được các số liệu hiện có về tình hình vận động toàn

bộ tài sản của toàn công ty. Giám sát việc sử dụng và bảo quản tài sản của các

đơn vị, đặc biệt là phương tiện vận tải, máy móc thiết bị và nhà xưởng…

Phản ánh chính xác số vốn hiện có và các nguồn hình thành vốn. Xác định hiệu quả việc sử dụng đồng vốn vào kinh doanh. Xây dựng kế hoạch sử dụng vốn, thu chi tài chính, kế hoạch giá thành, khấu hao tài sản cố định, kế hoạch nộp ngân sách Nhà nước và tổ chức thực hiện các kế hoạch đó.

Tổ chức hạch toán kế toán các hoạt động sản xuất kinh doanh. Thực hiện quyết toán, báo cáo phân tích hoạt động kinh tế.

Tổ chức kiểm tra tài chính, kiểm kê đột xuất và định kỳ toàn bộ vốn tiền mặt, tài sản.

Tham gia xây dựng các văn bản có liên quan đến công tác tài chính và công tác hạch toán.

Phòng điều độ và giao nhận hàng hóa gồm 2 tổ có nhiệm vụ:

Trên cơ sở chiến lược của công ty, xậy dựng các kế hoạch dài hạn, trung hạn và ngắn hạn…

Xậy dựng hệ thống định mức kinh tế phù hợp với từng thời điểm cụ thể của các lĩnh vực sản xuất vận tải, sản xuất công nghiệp và các ngành nghề dịch vụ được giao trình Giám đốc phê duyệt và ban hành.

Trưởng phòng là người quản lý và điều hành 2 tổ thông qua 2 tổ trưởng.

Tổ 1: gồm 3 nhân viên nghiệp vụ thực hiện công tác theo dõi tình hình thực hiện

giao nhận theo kế hoạch được ủy thác, đốc thúc tài xế thực hiện, xử lý tai nạn, báo cáo tình hình hư hỏng hàng hóa, đánh giá việc thực hiện kế hoạch từng chuyến giao nhận định kỳ cho Giám đốc.

Tổ 2: Nắm và quản lý tình hình lái xe, phương tiện hàng ngày hàng tháng. Đôn

đốc công nhân lái xe thực hiện nghiêm chỉnh kế hoạch vận tải. Giám sát tình hình lái xe thực hiện công tác bảo trì bảo dưỡng xe định kỳ, giám sát thực hiện

định mức xăng xe, nhớt, thực hiện kiểm đếm hàng rời và các dịch vụ cho xếp dỡ hàng hóa.

Phòng kỹ thuật:

Soạn thảo các quy chế quản lý xe, lên phương án xử lý khi có tình huống kỹ thuật xảy ra, đôn đốc thực hiện các quy trình quy phạm đã ban hành.

Quản lý kỹ thuật các xưởng sữa chữa, kiểm tu hướng dẫn công nghệ và nghiệm thu sản phẩm, lập kế hoạch bảo dưỡng sửa chữa thiết bị. Đảm bảo giấy tờ hợp pháp khi xe hoạt động, trực tiếp giải quyết các vướng mắc về đăng kiểm, lưu hành.

Xưởng bảo dưỡng sửa chữa:

Thực hiện bảo dưỡng xe theo kế hoạch định kỳ, sửa chữa, bảo dưỡng các thiết bị máy móc, phương tiện vận tải. Hoạt động này chủ yếu phục vụ nhu cầu công ty, cho số lượng xe đang vận hành, nhu cầu sửa chữa là thường xuyên. Định kỳ đóng mới vỏ xe, duy tu bảo dưỡng tạo ra một lượng lớn công việc cho bộ phận này. Chính hoạt động của bộ phận này đã góp phần làm giảm một lượng lớn chi phí cho công ty nếu thực hiện bên ngoài. Công ty đang xem xét cho xưởng nhận công việc bên ngoài về làm thêm để tăng thu nhập cho anh em công nhân.

Hình 2.2. quy trình vận chuyển hàng hóa. (Nguồn: phòng điều độ và giao nhận) Chở khách đi chở khách về chở khách đi Chở khách đi

Hình 2.3. quy trình chở khách du lịch (Nguồn: phòng điều độ và giao nhận)

Hàng năm công ty sẽ trực tiếp ký giao nhận toàn bộ các chủng loại sản phẩm của công ty thủy sản SEASPIMEX, bằng một đơn giá khoán xác định cho tất cả các chủng loại sản phẩm trên phạm vi toàn khu vực phía Nam. Đơn giá này được tính cho tất cả chuyến đường từ các nhà máy thuộc SEASPIMEX, đi đến các cửa hàng, kho… Nhà máy sản xuất kho Chi nhánh Chở hàng về Chuyển hàng đi Chuyển hàng đi Chuyển hàng Chuyển hàng

Công ty du lịch Địa điểm tham quan

Địa điểm tham quan Địa điểm tham quan

Trong vận chuyển khách du lịch cho công ty Tân Việt Á, cũng là đơn giá khoán xác định cho các tuyến vận chuyển cố định trong nội thành và từ thành phố Hồ Chí Minh đi các tỉnh.

CHƯƠNG III

PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH CÔNG TY TNHH VẬN TẢI VÀ THƯƠNG MẠI ĐẠI BẢO NGA

3.1. Thị trường dịch vụ vận tải hiện nay tại thành phố Hồ Chí Minh

Giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam, thành phố Hồ Chí Minh chiếm 20,2% tổng sản phẩm quốc nội và 27,9% giá trị sản xuất công nghiệp của cả nước. Nhờ điều kiện tự niên thuận lợi, thành phố Hồ Chí Minh trở thành đầu mối giao thông quan trọng của Việt nam và Đông Nam Á, bao gồm cả đường bộ, đường sắt, đường thủy và đường không. Vào 9 năm 2010, thành phố đón trên 2,6 triệu lượt khách du lịch quốc tế, tức 70% lượng khách vào Việt Nam, đạt doanh thu 4.000 tỷ VNĐ.

Thành phố đang triển khai xây dựng và phát triển hệ thống Logistics trong vùng Đông Nam Bộ và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, có sự kết nối với hệ thống cấp quốc gia và liên vùng. Trong đó bao gồm hệ thống hạ tầng kỹ thuật hoàn chỉnh (giao thông, kho bãi) và mạng lưới thông tin quản lý (tài chính, ngân hàng, hải quan, thuế,…) kết nối đến từng khu, cụm công nghiệp toàn vùng. Việc kết hợp này sẻ tạo ra lượng hàng hóa trên 200 triệu tấn/năm.

Những năm gần đây, ngành vận tải của thành phố phát triển với tốc độ khá cao. Hiện nay vận tải đường bộ chiếm 44% lượng hàng hóa, đạt 73.743 tấn, nhưng chiếm tới 85,6% lượng hành khách vận chuyển, đạt 239 triệu lượt người. Những con số thống kê trên cho thấy, vận tải đường bộ đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc vận chuyển hàng hóa cũng như hành khách trên địa bàn thành phố.

Thành phố Hồ Chí Minh đang đầu tư cho hệ thống giao thông công cộng. Hiện nay thành phố có 3.250 xe buýt và 8.000 xe taxi, mỗi năm chỉ đáp ứng khoảng 6,2% nhu cầu đi lại.

Giao thông đường bộ, thành phố có 6 bến xe khách liên tỉnh được phân bố ở các cửa ngõ ra vào: Miền Đông, Văn Thánh, Miền Tây, Chợ Lớn, Tân Bình - Tây Ninh, Ký Thủ Ôn. Mạng lưới khả năng tiếp nhận trên 1.200 xe/ngày, vận chuyển gần 41.000 khách/ngày đi các tỉnh Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long.

3.2. Phân tích môi trường bên trong

3.2.1. Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty thời gian qua

3.2.1.1. Lượng hàng hóa vận chuyển qua các năm

ĐVT: Tấn

CHỈ TIÊU NĂM 2008 NĂM 2009 NĂM 2010

Tăng Trưởng 2009/200 8 Tăng Trưởng 2010/200 9 1. Sản lượng vận chuyển 3.562 5.978 9.788 167% 163% - Xe Công ty 1.133 3.663 7.346 323% 200% * Tỷ trọng 32% 61% 75% - Thuê ngoài 2.429 2.315 2.442 3% -71% * Tỷ trọng 68% 39% 25% 2. Khối lượng 3.577 6.636 9.359 185% 141%

luân chuyển

- Xe Công ty 1.427 3.978 7.526 278% 189%

* Tỷ trọng 40% 60% 80%

- Thuê ngoài 2.150 2.658 1.833 123% -32%

* Tỷ trọng 60% 40% 20%

Hình 3.1. lượng hàng hóa vận chuyển qua các năm (Nguồn: phòng kế toán tài vụ)

Nhận xét

Năm 2008

Công ty chỉ sở hữu một lượng xe cũ sắp hết niên hạn sử dụng có tổng tải trọng của cả nguồn xe hiện hữu là 462 (tấn), sản lượng hàng hóa do đội xe công ty trực tiếp thực hiện giao nhận là 1.133 (tấn)/năm 2008 và chiếm tỷ trọng 16% trên tổng sản lượng cả năm, bên cạnh đó lượng hàng luân chuyển do công ty thực hiện là 3.577tấn.km chiếm tỷ trọng 50% trên tổng toàn bộ lượng hàng hóa, điều này chứng tỏ hiệu quả thực hiện của lực lượng xe công ty tại giai đoạn này còn quá thấp. Với lượng xe ít và tổng tải trọng còn quá thấp như vậy, khu vực Bến Tre, Nha Trang bấy giờ bị bỏ ngỏ cho đơn vị bên ngoài thực hiện giao nhận hoàn toàn, làm giảm khả năng kiểm soát của công ty và tăng chi phí thuê ngoài.

Năm 2009

Công ty bắt đầu trang bị thêm một số xe chuyên dụng chở hàng đã nâng mức tổng tải trọng của cả nguồn xe lúc bấy giờ lên tới 5.978(tấn). Công ty đã mở rộng thêm hệ thống chân rết tại khu vực Miền Tây để quản lý, tăng khả năng giám sát việc điều hàng tại các khu vực này đã nâng sản lượng vận chuyển do đội xe công ty thực hiện lên 3.663 (tấn) tăng 323% so với năm 2008 và chiếm tỷ trọng 61% trên tổng sản lượng cả năm còn lại là thuê ngoài. Lượng hàng hóa luân chuyển cả

năm 2009 là 6.636 tấn.km tăng 185% so với năm 2008 trong đó lượng hàng hóa luân chuyển của xe công ty là 3.978tấn.km tức chiếm 60% tỷ trọng của cả năm và tăng 278% so với năm 2008 trong khi các đơn vị thuê ngoài chỉ tăng 23% so với năm 2008.

Năm 2010

Năm 2010 công ty mạnh dạn đầu tư hệ thống xe chuyên dụng chở hàng đông lạnh đã nâng mức tổng tải trọng nguồn xe của công ty lên 978 (tấn) đưa sản lượng vận chuyển của công ty lên 9.788 tấn chiếm tỷ trọng 51% tổng sản lượng toàn năm 2010 và tăng 163% so với năm 2009.

3.2.1.2. Lượng khách vận chuyển thời gian qua

ĐVT: Người

Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Tăng Trưởng 2009/2008

Tăng Trưởng 2010/2009 6.274 14.342 56.694 228% 395%

Hình 3.2. lượng khách vận chuyển thời gian qua (Nguồn: Phòng điều độ và giao nhận)

Nhận xét

Năm 2008

Lượng hành khách vận chuyển chỉ đạt 6.274 người, do năm này số lượng xe chuyên chở khách ít và xe có sức chở thấp (4 xe, trong đó có 2 xe 24 chỗ

ngồi/xe), xe công ty chủ yếu chạy tuyến ngắn, chủ yếu là trong thành phố và khu vực giáp ranh nên sức chuyên chở của công ty không cao.

Lượng hành khách vận chuyển tăng gấp đôi so với năm 2008, đạt 14.342 người, tăng 228% so với năm 2008. Lượng hành khách tăng như vậy là do công ty đã đầu tư mua sắm thêm một số xe khách mới, vận chuyển 100% lượng khách du lịch cho công ty Tân Việt Á và ký hợp đồng chuyên chở khách đi du lịch với một số công ty, trường học đóng trên địa bàn Tân Bình.

Năm 2010

Trong năm này lượng hành khách mà công ty vận chuyển được tăng gấp ba lần so với năm 2009, đạt 56.694 người, tăng 395% so với năm 2009. Cũng như năm 2009, năm 2010 công ty đã mua thêm 4 xe HUYNDAI mới có sức chở 50 người đáp ứng nhu cầu vận chuyển ngày càng cao của công ty Tân Việt Á. Trong năm này, lượng hành khách tăng như vậy là do công ty đã tăng chuyến phục vụ một số trường trung học trên địa bàn Quận Tân Bình cho học sinh đi tham quan Đà Lạt, Vũng Tàu, Nha Trang.

3.2.1.3. Doanh thu của công ty thời gian qua

ĐVT: Đồng

Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Tăng Trưởng 2009/2008 Tăng Trưởng 2010/2009 1. Doanh thu (VAT) 6.314.877.275 11.875.516.476 24.736.511.574 188% 208% 2. Tổng chi 2.696.669.798 5.326.595.624 9.367.537.477 197% 175%

phí - Xe Công ty 953.766.339 2.657.679.886 6.747.446.667 278% 253% * Tỷ trọng 35% 49% 72% - Thuê ngoài 1.742.903.459 2.668.915.738 2.620.090.810 153% -1,82% * Tỷ trọng 65% 51% 28% 3. Lãi/lỗ 3.618.207.477 6.548.920.852 15.368.974.097 180% 234% Hình 3.3. doanh thu của công ty thời gian qua (Nguồn: Phòng kế toán tài vụ)

Nhận xét kết quả hoạt động kinh doanh thời gian qua: Thu nhập bình quân lao động của công ty:

Công thức tính tiền lương:

Đơn giá tiền lương = Quỹ lương / tổng số giờ công lao động Tiền lương = Tổng số giờ công lao động x Đơn giá tiền lương.

ĐVT: Đồng Tiền lương bình quân/người/tháng

Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

2.730.000 3.400.000 4.200.000

Hình 3.4. thu nhập bình quân của người lao động (Nguồn: phòng kế toán – tài vụ)

Nhận xét

Năm 2008

Do mới đi vào hoàn thiện công tác quản lý tổ chức hoạt động theo hướng chuyên

Một phần của tài liệu hoạch định chiến lược kinh doanh tại công tu tnhh vận tải và thương mại đại bảo nga (Trang 25 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)