Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn

Một phần của tài liệu hoạch định chiến lược kinh doanh tại công tu tnhh vận tải và thương mại đại bảo nga (Trang 49 - 50)

b. Môi trường ngành:

3.3.2.2. Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn

Vào những năm 1990, trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh chỉ có vài doanh nghiệp của nhà nước và của các hợp tác xã như công ty vận tải Sài Gòn, Hợp tác xã vận tải Thắng Lợi,… kinh doanh lĩnh vực vận tải. Sự phát triển của nền kinh tế tạo ra lượng hàng hóa to lớn cho xã hội (hơn 560 triệu tấn trên cả nước), cùng với việc hội nhập đã mang đến cho Việt Nam lượng khách du lịch không nhỏ (trung bình 3 triệu lượt khách quốc tế và 15 triệu khách nội địa/năm). Năng lực vận chuyển của những công ty kinh doanh vận tải chưa đáp ứng được nhu cầu của xã hội, điều đó tất yếu sẽ có những công ty mới ra đời.

Khi Việt Nam chính thức gia nhập vào WTO cũng là yếu tố ảnh hưởng lâu dài tới hoạt động kinh doanh của công ty. Việc thông thoáng hơn trong các chính sách đối với nhà đầu tư nước ngoài khi hội nhập sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào thị trường giao nhận Việt Nam và trở

thành đối thủ cạnh tranh trực tiếp trong tương lai với các doanh nghiệp trong nước. Một số tập đoàn vận tải lớn như ALE của Anh (doanh thu hàng năm hơn 2 tỉ USD – nguồn vietbao.com.vn), ABC của Mĩ (doanh thu hàng năm gần 2,5 tỉ USD – nguồn vietbao.com) đã có kế hoạch chi tiết về việc thâm nhập thị trường Việt Nam, hiện tại họ đang xin cấp phép đầu tư.

Các doanh nghiệp nước ngoài với tiềm lực tài chính rất mạnh, với công nghệ tiên tiến và trình độ quản lý cao, khi tham gia vào thị trường Việt Nam chắc chắn sẽ là một đối thủ cạnh tranh lớn đối với các kinh doanh vận tải Việt Nam nói chung và công ty Đại Bảo Nga nói riêng.

Một phần của tài liệu hoạch định chiến lược kinh doanh tại công tu tnhh vận tải và thương mại đại bảo nga (Trang 49 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)