Thực hiện tốt công tác quy hoạch trong phát triển các ngành khu vực miền núi Thanh Hoá

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành trongcông nghiệp hoá, hiện đại hoá khu vực miền núi Thanh Hoá hiện na (Trang 62 - 66)

dịch cơ cấu kinh tế ngành khu vực miền núi Thanh Hoá

2.2.1. Thực hiện tốt công tác quy hoạch trong phát triển các ngànhkhu vực miền núi Thanh Hoá khu vực miền núi Thanh Hoá

Quy hoạch phát triển các ngành là một công cụ quản lý của cơ quan nhà nước nhằm bảo đảm cho các ngành phát triển theo mong muốn, bảo đảm hiệu quả cao nhất cho bản thân của mỗi ngành, cũng như nền kinh tế. Quy hoạch là một lĩnh vực chuyên môn, có tính mục đích nhằm năng cao hiệu quả của nền kinh tế. Quy hoạch phát triển các ngành đảm bảo cho các ngành phát triển đúng hướng, thực hiện thắng lợi những mục tiêu đã định.

Từ những thực trạng về cơ cấu kinh tế ngành đối với khu vực miền núi Thanh Hoá, công tác quy hoạch cần phải được tiến hành trên cả ba lĩnh vực: nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ.

* Về quy hoạch không gian phát triển nông nghiệp

Quy hoạch phát triển nông nghiệp phải dựa trên đặc thù, điều kiện, khả năng cụ thể từng vùng, từng khu vực, các chuyên ngành, phát huy các thế

mạnh và mang tính lâu dài, phát triển các ngành trên cơ sở lợi thế. Trong quy hoạch phải cụ thể hoá được ngành sản xuất chủ lực và sản xuất phụ, cơ sở hạ tầng, những yếu tố phụ trợ, chính sách phát triển, giảm thiểu các tác động có hại phát sinh trong quá trình tổ chức sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, tận dụng tối đa mọi nguồn lực, và hướng tới sự phát triển đồng bộ, bền vững về chất lượng, hiệu quả kinh tế cao. Xây dựng quy hoạch phát triển nông nghiệp phải nằm trong tổng thế và mặt bằng chung của tỉnh, phải phù hợp trình độ, khả năng người lao động và vận dụng được kinh nghiệm của các địa phương vào thực tế khu vực miền núi Thanh Hoá. Cụ thể cần thực hiện tốt các nội dung sau:

Trên cơ sở khảo sát, điều tra, nghiên cứu, phân tích, quy hoạch phát triển nông nghiệp phải dựa trên những thông số về đất đai, khí hậu, nước, nguồn lao động, sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, tập quán, kỹ năng và kinh nghiệm của người lao động, vốn đầu tư và khả năng sinh lợi từ các loại nông sản hàng hoá.

Hình thành các vùng nông nghiệp tập trung. Chuyển mạnh cơ cấu sản xuất theo hướng thâm canh tăng vụ tạo ra nhiều sản phẩm hàng hoá; giữ vững công suất của các công trình thuỷ lợi hiện có, xây dựng các công trình mới để tạo điều kiện thâm canh tăng vụ, khai thác triệt để diện tích canh tác hiện có. Đồng thời, mở rộng diện tích nhằm từng bước thực hiện mục tiêu an toàn lương thực và góp phần tham gia xuất khẩu; chú trọng phòng chống thiên tai; phát triển các cây công nghiệp ngắn ngày như mía, lạc , thuốc lá và cây công nghiệp dài ngày: cà phê, chè, cao su tạo nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến ; phát triển nông nghiệp kết hợp với lâm nghiệp, vườn đồi tạo môi trường phát triển bền vững, chú trọng trồng cây ăn quả phục vụ đời sống, tạo cảnh quan, môi trường cho du lịch.

Phát triển mạnh và đưa chăn nuôi thành ngành sản xuất hàng hoá, phấn đấu tỷ trọng chăn nuôi trong giá trị sản lượng nông nghiệp đến năm 2015 đạt trên 45%, đẩy mạnh chăn nuôi bò thịt, bò sữa, đàn lợn và gia cầm.

Về lâm nghiệp: Bảo vệ 897.000 ha rừng tự nhiên hiện có, quản lý và chăm sóc 71.700 ha rừng đã trồng, sử dụng khoảng trên 1 triệu ha đất trống, đồi núi trọc vào trồng rừng để đưa đất sử dụng trong lâm nghiệp trên khoảng 2,1 triệu ha, trong đó: Hệ thống rừng sản xuất khoảng 1,3 triệu ha; hệ thống rừng phòng hộ khoảng 0,71 triệu ha; hệ thống rừng đặc dụng khoảng 0,23 triệu ha. Nâng tỷ lệ che phủ của rừng lên 75- 80% vào năm 2015.

Về thuỷ, hải sản: Chú trọng nuôi trồng thuỷ sản, tạo điều kiện cho ngành thuỷ, hải sản giữ vai trò quan trọng của vùng; phấn đấu mức tăng trưởng bình quân đạt 8,4% /năm suốt cả giai đoạn từ nay đến năm 2015; từng bước nâng cao giá trị sản phẩm chế biến góp phần xuất khẩu.

* Quy hoạch không gian phát triển công nghiệp

Phát triển công nghiệp khu vực miền núi Thanh Hoá cần chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, dựa trên lợi thế so sánh về nguồn nhân lực, vị trí địa lý, giao thông vận tải và phải gắn kết chặt chẽ sản xuất với thị trường, gắn với các khu vực kinh tế khác trong tỉnh và trong nước.

Từng bước tiếp cận và phát triển các ngành công nghiệp chất lượng cao, công nghệ cao gắn với chiến lược phát triển kinh tế tri thức, phát triển bền vững. Di dời các cơ sở sản xuất không phù hợp với quy hoạch và gây ô nhiễm môi trường tại các khu dân cư.

Có kế hoạch phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao để phục vụ cho nhu cầu phát triển các ngành công nghiệp theo hướng hiện đại và trong một số ngành, lĩnh vực kinh tế tri thức, góp phần thiết thực xây dựng khu vực miền núi Thanh Hoá ngày càng giàu mạnh.

Trước mắt, cần hướng đến việc xây dựng các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động nhằm toàn dụng lao động địa phương, tạo công ăn việc làm. Về lâu dài hướng đến phát triển công nghiệp sạch, ít gây ô nhiễm, các khu công nghệ cao, các khu công nghiệp tập trung; di dời các cơ sở sản xuất công nghiệp gây ô nhiễm môi trường hoặc không phù hợp với quy hoạch vào các khu công nghiệp, cụm công nghiệp tập trung.

Quy hoạch phát triển hệ thống các nhà máy thuỷ điện của vùng bao gồm các dự án thuỷ điện cấp quốc gia như thuỷ điện Cửa Đặt, các dự án thuỷ điện vừa và nhỏ như Hồi Xuân, Thành Sơn, Bá Thước I và II nhằm vừa khai thác tốt tiềm năng về tài nguyên nước vừa bảo đảm an toàn môi trường sinh thái cho vùng, và vùng Trung du, đồng bằng Thanh Hoá.

Nâng cao hiệu quả của các nhà máy chế biến hiện có: Nhà máy đường Lam Sơn, nhà máy đường Thạch Thành, nhà máy giấy Lam Sơn, nhà máy chế biến mủ cao su tại Cẩm Thuỷ và Như Xuân… Tích cực thu hút vốn đầu tư xây dựng các nhà máy mới phù hợp với tiềm năng và thế mạnh của vùng. Nhanh chóng hình thành các vùng nguyên liệu phục vụ công nghiệp.

Hình thành các cụm công nghiệp trong khu vực theo đúng tiến trình bao gồm: Cụm công nghiệp Bãi Trành, Khu công nghiệp Thạch Quảng, tích cực thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước. Tạo mọi điều kiện thuận lợi thu hút các doanh nghiệp tham gia hoạt động trong địa bàn các khu, cụm công nghiệp.

* Quy hoạch không gian phát triển thương mại dịch vụ

Trong những năm vừa qua, Thanh Hoá đã quy hoạch, triển khai xây dựng các đô thị dọc đường Hồ Chí Minh đi qua 6 huyện miền núi của tỉnh có chiều dài 130 km, gồm 10 đô thị, trong đó có 2 đô thị loại III (Lam Sơn và Ngọc Lặc).

Trong thời gian tới, để đạt được mục tiêu đến năm 2020, các huyện miền núi phía Tây Thanh Hoá hình thành 33 đô thị, cần thực hiện tốt các nội dung sau:

Hình thành các đô thị và điểm dân cư tập trung dọc tuyến đường nối các huyện miền Tây Thanh Hoá. Xây dựng các đô thị này với tính chất, chức năng là trung tâm kinh tế dịch vụ của cụm xã, trung tâm hành chính các xã, là động lực phát triển kinh tế xã hội, là đầu mối giao thông, vận tải, tập kết và trung chuyển hàng hoá, hành khách của miền Tây tỉnh Thanh Hoá. Riêng các đô thị được tính toán theo tiêu chuẩn đô thị loại V với quy mô dân số khoảng 3000 người và quy mô đất xây dựng khoảng 120 ha đến 150 ha.

Nâng cao chất lượng cơ cấu dịch vụ bằng cách tập trung phát triển các khu kinh tế cửa khẩu hiện có và sắp có như khu kinh tế cửa khẩu Na Mèo (Mường Lát), Bắt Mọt (Thường Xuân). Đẩy mạnh việc ra đời và phát triển của các khu đô thị Ngọc Lặc, Bãi Trành… Phát huy hết tiềm năng về du lịch theo trục du lịch văn hoá Pù Luông, Rừng Cúc Phương (Thạch Thành), Suối cá thần Cẩm Lương (Cẩm Thuỷ), vườn quốc gia Bến En (Như Thanh), Thuỷ điện Cửa Đặt (Thường Xuân). Xây dựng đề án du lịch văn hoá - lịch sử gắn liền với thời kỳ vua Lê Lợi dấy nghĩa Lam Sơn như hội thề Lũng Nhai (Thường Xuân), hòn Mài Mực (Thường Xuân), đền thờ Lê Lai (Ngọc Lặc)…

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành trongcông nghiệp hoá, hiện đại hoá khu vực miền núi Thanh Hoá hiện na (Trang 62 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w